05 loại hợp đồng về nhà ở không cần công chứng, chứng thực

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
Chuyên viên pháp lý Thùy Liên
18/01/2021 14:34 PM

Các loại hợp đồng về nhà ở thường phải thực hiện công chứng, chứng thực mới có giá trị pháp lý. Tuy nhiên, trong một số trường hợp sau đây, hợp đồng về nhà ở không cần phải công chứng, chứng thực, cụ thể:

Công chứng chứng thực

Hợp đồng về nhà ở không cần công chứng, chứng thực (Ảnh minh họa)

(1) Tổ chức tặng cho nhà tình nghĩa, nhà tình thương;

(2) Mua bán, cho thuê mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước;

(3) Mua bán, cho thuê mua nhà ở xã hội, nhà ở phục vụ tái định cư;

(4) Góp vốn bằng nhà ở mà có một bên là tổ chức;

(5) Cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở.

Đối với 05 loại hợp đồng nêu trên thì pháp luật không bắt buộc phải công chứng, chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp các bên có nhu cầu, theo đó:

- Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là do các bên thỏa thuận;

- Trường hợp các bên không có thỏa thuận thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là thời điểm ký kết hợp đồng.

Đối với các trường hợp còn lại như hợp đồng về mua bán, tặng cho, đổi, góp vốn, thế chấp nhà ở, chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại thì phải thực hiện công chứng, chứng thực bình thường và thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là thời điểm công chứng, chứng thực hợp đồng.

Căn cứ pháp lý: Theo Khoản 1, Khoản 2 Điều 122 Luật Nhà ở 2014.

Thùy Liên

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@thuvienphapluat.vn.

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 10,756

Bài viết về

lĩnh vực Đất đai

Chính sách khác

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P.6, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn