Vùng đô thị Thành phố Hồ Chí Minh gồm những địa phương nào?

Tham vấn bởi Luật sư Phạm Thanh Hữu
Chuyên viên pháp lý Dương Châu Thanh
30/04/2024 21:35 PM

Xin hỏi theo quy hoạch tổng thể quốc gia thì vùng đô thị Thành phố Hồ Chí Minh gồm những địa phương nào? - Quang Tuấn (TPHCM)

Vùng đô thị Thành phố Hồ Chí Minh

Vùng đô thị Thành phố Hồ Chí Minh (Hình từ internet)

Vùng đô thị Thành phố Hồ Chí Minh gm nhng đa phương nào?

Tại Nghị quyết 81/2023/QH15 về Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Quốc hội ban hành, trong đó có đề cập đến vùng đô thị Thành phố Hồ Chí Minh.

Cụ thể, đối với vùng đô thị Thành phố Hồ Chí Minh: xây dựng hệ thống đô thị gồm Thành phố Hồ Chí Minh và các đô thị thuộc các tỉnh vùng Đông Nam Bộ (Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu) và một số địa phương vùng đồng bằng sông Cửu Long nhằm chia sẻ chức năng về dịch vụ, công nghiệp, giáo dục, đào tạo, y tế, khoa học, công nghệ, hạn chế sự tập trung quá mức vào đô thị trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh.

Xây dựng các trục từ Thành phố Hồ Chí Minh kết nối với các đô thị lớn của vùng, các đường vành đai 3, vành đai 4 và các tuyến đường sắt đô thị, đường sắt kết nối sân bay, cảng biển cửa ngõ quốc tế, thúc đẩy liên kết và lan tỏa phát triển kinh tế - xã hội cho cả khu vực phía Nam. Hình thành các vành đai công nghiệp - đô thị - dịch vụ dọc theo các đường vành đai 3, vành đai 4. Phát triển thành phố sân bay cửa ngõ quốc tế Long Thành.

Thành phố Hồ Chí Minh là đô thị hạt nhân, trung tâm phát triển của toàn vùng; chuyển nhanh sang dịch vụ chất lượng cao, trở thành trung tâm tài chính quốc tế có tính cạnh tranh trong khu vực; đi đầu về công nghiệp công nghệ cao, khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, giáo dục, đào tạo, y tế chuyên sâu và là đầu mối giao thương với quốc tế. Chú trọng khai thác không gian ngầm gắn với khai thác hiệu quả quỹ đất đô thị. Nghiên cứu khai thác tiềm năng và lợi thế để phát triển khu vực Thủ Đức, Cần Giờ trở thành động lực tăng trưởng mới cho Thành phố Hồ Chí Minh.

Như vậy, vùng đô thị Thành phố Hồ Chí Minh bao gồm Thành phố Hồ Chí Minh và các đô thị thuộc các tỉnh vùng Đông Nam Bộ (Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu) và một số địa phương vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Định hướng tổng thể phát triển hệ thống đô th Việt Nam

Đẩy nhanh tốc độ đô thị hoá phù hợp với quy hoạch, hình thành hệ thống đô thị, tạo động lực quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững. Nâng cao chất lượng phát triển đô thị về kinh tế, xã hội, kết cấu hạ tầng, nhà ở và chất lượng sống của người dân. Nâng cao khả năng cạnh tranh kinh tế và hội nhập của hệ thống đô thị.

Phát triển hệ thống đô thị bền vững theo mạng lưới, phân bổ hợp lý, bảo đảm đồng bộ, thống nhất, cân đối giữa các vùng; phát triển các đô thị có chức năng tổng hợp theo hướng đô thị xanh, thông minh, thích ứng với biến đổi khí hậu, phòng, chống thiên tai, dịch bệnh. Bảo đảm tính kết nối giữa đô thị - nông thôn. Quy hoạch, phát triển đô thị gắn với định hướng phát triển hệ thống giao thông công cộng (TOD); chú trọng khai thác không gian ngầm tại các đô thị lớn. Lựa chọn đô thị có lợi thế đặc biệt để xây dựng thành trung tâm kinh tế, tài chính, thương mại, dịch vụ... có khả năng cạnh tranh khu vực, quốc tế. Hình thành và phát triển một số đô thị, chuỗi đô thị thông minh kết nối với khu vực và thế giới. Phát triển hệ thống đô thị ven biển và hải đảo theo hướng bền vững, bảo vệ hệ sinh thái tự nhiên; chú trọng phát triển đô thị trên cơ sở bảo tồn, phát huy các yếu tố di sản, văn hóa - lịch sử.

Xây dựng, phát triển thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và các thành phố khác trực thuộc trung ương trở thành các đô thị năng động, sáng tạo, dẫn dắt và tạo hiệu ứng lan tỏa, liên kết vùng đô thị; đủ sức cạnh tranh, hội nhập khu vực và quốc tế, có vai trò quan trọng trong mạng lưới đô thị của khu vực Đông Nam Á, châu Á.

Ưu tiên phát triển các đô thị gắn với các hành lang kinh tế để trở thành các đô thị trung tâm phù hợp với chức năng của từng vùng, thúc đẩy lan tỏa phát triển. Phát triển các đô thị vệ tinh của một số đô thị lớn, nhất là thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh.

Phát triển đô thị vừa và nhỏ trong mối quan hệ chặt chẽ, chia sẻ chức năng với các đô thị lớn, giảm dần khoảng cách phát triển giữa các đô thị. Chú trọng phát triển các đô thị nhỏ, vùng ven đô để hỗ trợ phát triển nông thôn thông qua các mối liên kết đô thị, nông thôn. Phát triển các mô hình đô thị đặc thù như đô thị du lịch, đô thị đại học, đô thị sáng tạo, đô thị kinh tế cửa khẩu, đô thị đảo.

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@thuvienphapluat.vn.

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 474

Bài viết về

lĩnh vực Xây dựng - Đô thị

Chính sách khác

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P.6, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn