Bệnh tay chân miệng vào mùa, phòng bệnh hơn chữa bệnh!

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
04/05/2024 18:00 PM

Tôi được biết bệnh tay chân miệng đang vào mùa, những nguyên tắc phòng bệnh của bệnh này được quy định thế nào? - Chị Tình (Lâm Đồng).

Bệnh tay chân miệng vào mùa, bảo hiểm y tế có trả cho bệnh tay chân miệng không?

Bệnh tay chân miệng vào mùa, bảo hiểm y tế có trả cho bệnh tay chân miệng không? (Hình từ internet)

1. Bệnh tay chân miệng vào mùa?

Bệnh tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm lây từ người sang người có thể phát triển thành dịch tay chân miệng do virus đường ruột gây ra.

Căn cứ Quyết định 292/QĐ-BYT 2024 có giải thích chuẩn đoán các triệu chứng lâm sàng bệnh tay chân miệng.

- Giai đoạn ủ bệnh: 3-7 ngày.

- Giai đoạn khởi phát: từ 1 - 2 ngày với các triệu chứng như sốt nhẹ, mệt mỏi, đau họng, biếng ăn, tiêu chảy vài lần trong ngày.

- Giai đoạn toàn phát: có thể kéo dài 3 -10 ngày với các triệu chứng điển hình của bệnh:

+ Loét miệng: vết loét đỏ hay phỏng nước đường kính 2 - 3mm ở niêm mạc miệng, lợi, lưỡi, gây đau miệng, bỏ ăn, bỏ bú, tăng tiết nước bọt.

+ Sang (tổn) thương đa dạng hồng ban hoặc bóng nước ở lòng bàn tay, khuỷu tay, lòng bàn chân, gối, mông, cùi trỏ; tồn tại trong thời gian ngắn (dưới 7 ngày) sau đó có thể để lại vết thâm, rất hiếm khi loét hay bội nhiễm.

+ Sốt nhẹ.

+ Ăn, bú kém.

+ Biến chứng thần kinh, tim mạch, hô hấp thường xuất hiện sớm từ ngày 2 đến ngày 5, có thể đến ngày 7 của bệnh.

+ Giật mình chới với là dấu hiệu quan trọng báo hiệu biến chứng thần kinh. Trẻ sốt cao hoặc nôn nhiều dễ có nguy cơ biến chứng.

- Giai đoạn lui bệnh: thường từ 3 - 5 ngày sau giai đoạn toàn phát, trẻ hồi phục hoàn toàn nếu không có biến chứng.

2. Quy định chẩn đoán cận lâm sàng bệnh tay chân miệng

Căn cứ Quyết định 292/QĐ-BYT 2024 quy định chẩn đoán cận lâm sàng bệnh tay chân miệng như sau:

- Các xét nghiệm cơ bản

+ Công thức máu: Bạch cầu thường trong giới hạn bình thường. Bạch cầu tăng > 16 G/L; đường huyết tăng > 160 mg% (8,9 mmol/L) hay tiểu cầu tăng > 400 G/L thường liên quan đến biến chứng.

+ Protein C phản ứng (CRP) (nếu có điều kiện) trong giới hạn bình thường (< 10 mg/L).

+ Đường huyết, điện giải đồ, X-quang phổi đối với các trường hợp có biến chứng từ độ 2b.

- Các xét nghiệm theo dõi, phát hiện biến chứng

+ Khí máu khi có suy hô hấp.

+ Troponin I, siêu âm tim khi có nhịp tim nhanh ≥ 150 lần/phút, nghi ngờ viêm cơ tim hoặc sốc.

- Dịch não tủy

+ Chỉ định chọc dò tủy sống khi nghi ngờ có các dấu hiệu tổn thương thần kinh.

+ Xét nghiệm Protein bình thường hoặc tăng, số lượng tế bào trong giới hạn bình thường hoặc tăng, có thể là bạch cầu đơn nhân hay bạch cầu đa nhân ưu thế.

- Xét nghiệm phát hiện vi rút (nếu có điều kiện) từ độ 2b trở lên hoặc cần chẩn đoán phân biệt:

+ Lấy bệnh phần hầu họng, phỏng nước, trực tràng, dịch não tủy để thực hiện xét nghiệm RT-PCR hoặc phân lập vi rút chẩn đoán xác định nguyên nhân.

+ Test nhanh kháng thể IgM EV71: từ ngày thứ 4 trở đi đối với trường hợp bệnh TCM từ độ 3 trở lên kèm bệnh cảnh lâm sàng không điển hình và không có điều kiện làm PCR.

- Chụp cộng hưởng từ não: thực hiện khi có điều kiện cho các trường hợp nghi ngờ có biến chứng tổn thương thần kinh.

3. Quy định phòng bệnh tay chân miệng

Căn cứ Quyết định 292/QĐ-BYT 2024 quy định phòng bệnh tay chân miệng như sau:

- Nguyên tắc phòng bệnh

+ Trên thế giới hiện nay đã có vắc xin phòng bệnh.

+ Áp dụng các biện pháp phòng ngừa chuẩn và phòng ngừa đối với bệnh lây qua đường tiêu hoá, đặc biệt chú ý tiếp xúc trực tiếp với nguồn lây.

- Phòng bệnh tại các cơ sở y tế

+ Cách ly theo nhóm bệnh.

+ Nhân viên y tế: mang khẩu trang, rửa, sát khuẩn tay trước và sau khi chăm sóc.

+ Khử khuẩn bề mặt, giường bệnh, buồng bệnh bằng Cloramin B 2%. Lưu ý khử khuẩn các ghế ngồi của bệnh nhân và thân nhân tại khu khám bệnh.

+ Xử lý chất thải, quần áo, khăn trải giường của bệnh nhân và dụng cụ chăm sóc sử dụng lại theo quy trình phòng bệnh lây qua đường tiêu hoá.

- Phòng bệnh ở cộng đồng

+ Vệ sinh cá nhân, rửa tay bằng xà phòng (đặc biệt sau khi thay quần áo, tã, sau khi tiếp xúc với phân, nước bọt).

+ Rửa sạch đồ chơi, vật dụng, sàn nhà.

+ Lau sàn nhà bằng dung dịch khử khuẩn Cloramin B 2% hoặc các dung dịch khử khuẩn khác.

+ Hạn chế tiếp xúc trẻ bệnh tại nhà.

+ Không đến nhà trẻ, trường học, nơi các trẻ chơi tập trung trong 7 - 10 ngày đầu của bệnh.

Nguyễn Minh Khôi

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@thuvienphapluat.vn.

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 446

Bài viết về

lĩnh vực Y tế

Chính sách khác

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P.6, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn