Biên chế của Vụ Giải quyết khiếu nại tố cáo thuộc Tổng cục Thi hành án dân sự do ai quyết định phân bổ?

Cho tôi hỏi biên chế của Vụ Giải quyết khiếu nại tố cáo thuộc Tổng cục Thi hành án dân sự do ai quyết định phân bổ? Vụ Giải quyết khiếu nại tố cáo có trách nhiệm gì về quan hệ công tác giữa Vụ và các đơn vị có liên quan? Câu hỏi của chị Vy từ Hà Nội.

Biên chế của Vụ Giải quyết khiếu nại tố cáo thuộc Tổng cục Thi hành án dân sự do ai quyết định phân bổ?

Căn cứ khoản 2 Điều 3 Quyết định 14/QĐ-TCTHADS năm 2015 quy định cơ cấu tổ chức, biên chế của Vụ Giải quyết khiếu nại tố cáo như sau:

Cơ cấu tổ chức, biên chế
1. Lãnh đạo Vụ:
Lãnh đạo Vụ gồm có Vụ trưởng và không quá 03 (ba) Phó Vụ trưởng.
Vụ trưởng chịu trách nhiệm trước Tổng Cục trưởng và trước pháp luật về việc thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn được giao của Vụ.
Các Phó Vụ trưởng giúp Vụ trưởng quản lý, điều hành hoạt động của Vụ; trực tiếp quản lý một số lĩnh vực, nhiệm vụ công tác theo sự phân công của Vụ trưởng; chịu trách nhiệm trước Vụ trưởng và trước pháp luật về những lĩnh vực công tác được phân công.
2. Biên chế của Vụ Giải quyết khiếu nại tố cáo thuộc biên chế hành chính của Tổng cục Thi hành án dân sự, do Tổng Cục trưởng quyết định phân bổ trên cơ sở đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ và Vụ trưởng Vụ Giải quyết khiếu nại, tố cáo.

Như vậy, theo quy định, biên chế của Vụ Giải quyết khiếu nại tố cáo thuộc Tổng cục Thi hành án dân sự thuộc biên chế hành chính của Tổng cục Thi hành án dân sự, do Tổng Cục trưởng quyết định phân bổ trên cơ sở đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ và Vụ trưởng Vụ Giải quyết khiếu nại, tố cáo.

Biên chế của Vụ Giải quyết khiếu nại tố cáo thuộc Tổng cục Thi hành án dân sự do ai quyết định phân bổ?

Biên chế của Vụ Giải quyết khiếu nại tố cáo thuộc Tổng cục Thi hành án dân sự do ai quyết định phân bổ? (Hình từ Internet)

Vụ Giải quyết khiếu nại tố cáo có nhiệm vụ tham mưu giúp Tổng Cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự trả lời kháng nghị, kiến nghị của cơ quan nào?

Căn cứ khoản 8 Điều 2 Quyết định 14/QĐ-TCTHADS năm 2015 quy định nhiệm vụ và quyền hạn của Vụ Giải quyết khiếu nại tố cáo như sau:

Nhiệm vụ và quyền hạn
Vụ Giải quyết khiếu nại tố cáo (sau đây gọi chung là Vụ) có nhiệm vụ, quyền hạn sau:
...
6. Chủ trì tổ chức, phối hợp với Thủ trưởng các đơn vị có liên quan trong việc tiếp công dân đến trình bày khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị đảm bảo đúng quy định của pháp luật. Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc, chỉ đạo việc tiếp công dân, xử lý đơn, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hệ thống thi hành án dân sự; thực hiện quyết định giải quyết khiếu nại, kết luận nội dung tố cáo, biện pháp xử lý tố cáo của Bộ trưởng Bộ Tư pháp và Tổng Cục trưởng; tham mưu để Tổng Cục trưởng chỉ đạo Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự cấp tỉnh tổ chức thi hành đối với những vụ việc đủ điều kiện thi hành nhưng chậm thi hành hoặc không thi hành được phát hiện qua quá trình tiếp công dân, xử lý đơn, giải quyết khiếu nại, tố cáo.
7. Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền đình chỉ việc thi hành hoặc huỷ bỏ những quyết định trái pháp luật được phát hiện qua công tác kiểm tra, tiếp công dân, xử lý đơn, giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật; kiến nghị xử lý đối với Thủ trưởng, Chấp hành viên, công chức cơ quan thi hành án dân sự có vi phạm được phát hiện trong quá trình giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân.
8. Tham mưu giúp Tổng Cục trưởng trả lời kháng nghị, kiến nghị của Viện Kiểm sát nhân dân, Cơ quan điều tra; giám sát của Hội đồng nhân dân, Đại biểu Quốc hội và các cơ quan có thẩm quyền liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn của Vụ.
9. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Quy chế làm việc của cơ quan Tổng cục Thi hành án dân sự; Quy chế quản lý tài sản; Quy chế chi tiêu nội bộ của Tổng cục Thi hành án dân sự, các quy định của Bộ Tư pháp và theo quy định của pháp luật.
...

Như vậy, theo quy định, Vụ Giải quyết khiếu nại tố cáo có nhiệm vụ tham mưu giúp Tổng Cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự trả lời kháng nghị, kiến nghị của Viện Kiểm sát nhân dân và Cơ quan điều tra.

Vụ Giải quyết khiếu nại tố cáo có trách nhiệm gì trong quan hệ công tác giữa Vụ và các đơn vị có liên quan?

Căn cứ khoản 4 Điều 4 Quyết định 14/QĐ-TCTHADS năm 2015 quy định về trách nhiệm và mối quan hệ công tác như sau:

Trách nhiệm và mối quan hệ công tác
Trách nhiệm và mối quan hệ công tác giữa Vụ với Lãnh đạo Tổng cục, các đơn vị thuộc Tổng cục, Cục Thi hành án dân sự tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức, cá nhân có liên quan khác được thực hiện theo Quy chế làm việc của Tổng cục, Quy chế làm việc của Bộ Tư pháp và các quy định cụ thể sau:
...
4. Về quan hệ công tác giữa Vụ và các đơn vị có liên quan:
a) Phối hợp với Trung tâm Thống kê, Quản lý Dữ liệu và Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc xây dựng, quản lý, sử dụng và ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ thông tin về lĩnh vực được giao; thực hiện ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ thông tin trong lĩnh vực công tác thuộc nhiệm vụ của Vụ.
b) Làm đầu mối giúp Tổng Cục trưởng phối hợp với Thanh tra Bộ Tư pháp, Cục Công tác phía Nam giúp Bộ trưởng Bộ Tư pháp giải quyết khiếu nại, tố cáo và những vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ trưởng Bộ Tư pháp.
c) Phối hợp với các cơ quan, đơn vị hữu quan thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến chức năng nhiệm vụ của Tổng cục Thi hành án dân sự và các đơn vị trực thuộc.

Như vậy, trong quan hệ công tác thì Vụ Giải quyết khiếu nại tố cáo có các trách nhiệm sau:

(1) Phối hợp với Trung tâm Thống kê, Quản lý Dữ liệu và Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc xây dựng, quản lý, sử dụng và ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ thông tin về lĩnh vực được giao;

Thực hiện ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ thông tin trong lĩnh vực công tác thuộc nhiệm vụ của Vụ.

(2) Làm đầu mối giúp Tổng Cục trưởng phối hợp với Thanh tra Bộ Tư pháp, Cục Công tác phía Nam giúp Bộ trưởng Bộ Tư pháp giải quyết khiếu nại, tố cáo và những vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ trưởng Bộ Tư pháp.

(3) Phối hợp với các cơ quan, đơn vị hữu quan thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến chức năng nhiệm vụ của Tổng cục Thi hành án dân sự và các đơn vị trực thuộc.

Giải quyết khiếu nại
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Thủ tục giải quyết khiếu nại trong hoạt động tư pháp thực hiện như thế nào? Đơn vị nào có nhiệm vụ chủ trì giải quyết khiếu nại?
Pháp luật
Phiên họp giải quyết khiếu nại quyết định Tòa án được diễn ra như thế nào? Có thể khiếu nại những quyết định nào của Tòa án?
Pháp luật
Việc giải quyết khiếu nại người có thẩm quyền của Tòa án trong việc áp dụng biện pháp xử lý hành chính sẽ do cơ quan nào thụ lý?
Pháp luật
Giấy báo tin về việc khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của VKSND hiện nay sử dụng theo mẫu nào?
Pháp luật
Mẫu Quyết định phân công xác minh nội dung khiếu nại trong hoạt động tư pháp của ngành Kiểm sát nhân dân mới nhất thế nào?
Pháp luật
Mẫu Quyết định giải quyết khiếu nại trong hoạt động tư pháp của ngành Kiểm sát nhân dân mới nhất thế nào?
Pháp luật
Mẫu Quyết định đình chỉ giải quyết khiếu nại trong hoạt động tư pháp của ngành Kiểm sát nhân dân như thế nào?
Pháp luật
Bộ trưởng Bộ kế hoạch và đầu tư có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai đối với quyết định hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hay không?
Pháp luật
Khi thụ lý giải quyết khiếu nại vụ việc hành chính có bắt buộc thành lập Hội đồng tư vấn không?
Pháp luật
Tổ chức đảng có thẩm quyền không giải quyết khiếu nại kỷ luật đảng của đảng viên có đúng với quy định pháp luật không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Giải quyết khiếu nại
611 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Giải quyết khiếu nại
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào
Type: