Chế độ chính sách khi sĩ quan từ trần được quy định ra sao? Điều kiện quy đổi, mức quy đổi để tính chế độ trợ cấp một lần đối với sĩ quan từ trần?

Chế độ chính sách khi sĩ quan từ trần được quy định ra sao? Điều kiện quy đổi, mức quy đổi để tính chế độ trợ cấp một lần đối với sĩ quan? Bạn của tôi làm sĩ quan không may từ trần vào tháng 7 năm 2017. Tôi được biết nếu sĩ quan từ trần được hưởng một số chế độ bên quân đội. Vậy cho tôi hỏi chế độ chính sách đó được quy định như thế nào? - Câu hỏi của anh Duyệt đến từ Long An.

Chế độ chính sách khi sĩ quan từ trần được quy định ra sao?

Căn cứ Điều 10 Thông tư liên tịch 36/2009/TTLT-BQP-BNV-BLĐTBXH-BTC quy định về chế độ, chính sách được hưởng như sau:

Chế độ, chính sách được hưởng
...
2. Sĩ quan, QNCN tại ngũ từ trần
a) Thân nhân của sĩ quan, QNCN được hưởng chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội;
b) Thân nhân của sĩ quan, QNCN được hưởng chế độ trợ cấp một lần, cứ mỗi năm công tác được trợ cấp bằng 1 tháng tiền lương hiện hưởng của sĩ quan, QNCN trước khi từ trần;
c) Thân nhân của sĩ quan, QNCN được hưởng chế độ trợ cấp một lần cho thời gian trực tiếp chiến đấu, phục vụ chiến đấu hoặc công tác ở địa bàn, ngành nghề có tính chất đặc thù (nếu có) quy định tại khoản 2 Điều 9 Nghị định số 21/2009/NĐ-CP và hướng dẫn tại Điều 12 Mục 6 Chương này.
3. Thân nhân của sĩ quan, QNCN được hưởng chế độ trợ cấp một lần từ nguồn ngân sách nhà nước hướng dẫn tại điểm b, điểm c khoản 1; điểm b, điểm c khoản 2 Điều này, bao gồm: vợ hoặc chồng; bố đẻ, mẹ đẻ; con đẻ, con nuôi hoặc người nuôi dưỡng hợp pháp.
4. Không áp dụng chế độ trợ cấp một lần từ nguồn ngân sách nhà nước hướng dẫn tại điểm b, điểm c khoản 2 Điều này đối với các trường hợp sĩ quan, QNCN từ trần do tự sát, tự tử hoặc từ trần do vi phạm kỷ luật của quân đội, pháp luật của nhà nước bị xử phạt hình thức tước quân hàm sĩ quan hoặc tước danh hiệu quân nhân.

Theo đó, thân nhân của sĩ quan từ trần sẽ được hưởng các chế độ, chính sách được quy định tại khoản 2 Điều 10 nêu trên. Thân nhân ở đây bao gồm vợ hoặc chồng; bố đẻ, mẹ đẻ; con đẻ, con nuôi hoặc người nuôi dưỡng hợp pháp.

Như vậy, nếu bạn của bạn không thuộc các trường hợp được quy định tại khoản 4 Điều 10 nêu trên thì thân nhân của người đó sẽ được hưởng các chế độ, chính sách được quy định tại khoản 2 Điều 10 nêu trên.

Trong trường hợp bạn của bạn từ trần và thuộc các trường hợp được quy định tại khoản 4 Điều 10 nêu trên thì thân nhân của của người đó chỉ được hưởng chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.

Sĩ quan từ trần

Sĩ quan từ trần (Hình từ Internet)

Điều kiện quy đổi, mức quy đổi để tính chế độ trợ cấp một lần đối với sĩ quan từ trần?

Căn cứ Điều 12 Thông tư liên tịch 36/2009/TTLT-BQP-BNV-BLĐTBXH-BTC quy định về điều kiện, mức quy đổi, cách tính quy đổi và chế độ được hưởng

Điều kiện, mức quy đổi, cách tính quy đổi và chế độ được hưởng
1. Điều kiện quy đổi, mức quy đổi để tính chế độ trợ cấp một lần đối với sĩ quan, QNCN khi nghỉ hưu, chuyển ngành, phục viên, nghỉ theo chế độ bệnh binh; sĩ quan, QNCN tại ngũ hy sinh, từ trần hoặc chuyển sang CCQP quy định tại khoản 1 Điều 9 Nghị định số 21/2009/NĐ-CP được thực hiện như sau:
a) Sĩ quan, QNCN (kể cả thời gian là hạ sĩ quan, binh sĩ) được quy đổi theo hệ số 1 năm bằng 1 năm 6 tháng để tính hưởng trợ cấp khi:
- Tham gia chiến đấu, phục vụ chiến đấu trong kháng chiến chống Pháp từ ngày 22/12/1944 đến ngày 20/7/1954; ở chiến trường miền Nam, Lào từ ngày 20/7/1954 đến ngày 30/4/1975, ở chiến trường Campuchia từ ngày 20/7/1954 đến ngày 31/8/1989; trong chiến tranh phá hoại ở miền Bắc từ ngày 05/8/1964 đến ngày 27/01/1973 (trừ trường hợp đi học tập, chữa bệnh và công tác ở nước ngoài);
- Tham gia chiến đấu, phục vụ chiến đấu ở biên giới Tây Nam từ tháng 5/1975 đến tháng 12/1978; ở biên giới phía Bắc từ tháng 02/1979 đến tháng 12/1988. Địa bàn biên giới trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc được tính quy đổi là huyện biên giới;
- Làm nhiệm vụ quốc tế và nhiệm vụ đặc biệt ở Lào, Campuchia qua các thời kỳ (trừ trường hợp được cử đi học, đi theo chế độ ngoại giao hoặc đi làm kinh tế).
...

Như vậy, căn cứ vào thời gian chiến đấu, phục vụ chiến đấu và công việc đặc thù quân sự của bạn bạn mà sẽ có điều kiện quy đổi và các mức quy đổi khác nhau để tính hưởng trợ cấp như quy định tại Điều 12 nêu trên.

Hồ sơ và thẩm quyền giải quyết chế độ cho sĩ quan từ trần được quy định như thế nào?

Căn cứ Điều 15 Thông tư liên tịch 36/2009/TTLT-BQP-BNV-BLĐTBXH-BTC quy định về hồ sơ và thẩm quyền giải quyết chế độ như sau:

Hồ sơ và thẩm quyền giải quyết chế độ
1. Hồ sơ giải quyết các chế độ cho sĩ quan, QNCN thôi phục vụ tại ngũ; sĩ quan, QNCN tại ngũ hy sinh, từ trần; sĩ quan, QNCN chuyển sang CCQP thực hiện theo quy định hiện hành của Bộ Quốc phòng.
Trường hợp sĩ quan, QNCN được hưởng các chế độ, chính sách quy định tại Nghị định số 21/2009/NĐ-CP và hướng dẫn tại Thông tư này thì ngoài hồ sơ theo quy định nêu trên còn có Phiếu thanh toán chế độ trợ cấp từ nguồn ngân sách nhà nước (mẫu Phiếu thanh toán chế độ trợ cấp kèm theo). Cơ quan quản lý nhân sự (Cán bộ, Quân lực) các đơn vị đầu mối trực thuộc Bộ Quốc phòng lập Phiếu thanh toán chế độ; cơ quan Chính sách chịu trách nhiệm chủ trì thẩm định, trình Thủ trưởng đơn vị phê duyệt. Phiếu thanh toán chế độ được lập thành 4 bản cho mỗi đối tượng (cơ quan Chính sách: 1 bản, cơ quan Tài chính: 1 bản, cơ quan quản lý nhân sự (Cán bộ, Quân lực): 1 bản, bản thân đối tượng: 1 bản).
2. Thẩm quyền ra quyết định, phân cấp quản lý sĩ quan, QNCN thực hiện theo quy định của Đảng uỷ Quân sự Trung ương và của Bộ Quốc phòng.

Theo đó, hồ sơ giải quyết các chế độ cho sĩ quan từ trần được thực hiện theo quy định hiện hành của Bộ Quốc phòng, ngoài ra còn có các hồ sơ được quy định tại khoản 1 Điều 45 nêu trên.

Thẩm quyền ra quyết định, phân cấp quản lý sĩ quan, QNCN thực hiện theo quy định của Đảng uỷ Quân sự Trung ương và của Bộ Quốc phòng.

Trợ cấp một lần
Sĩ quan quân đội
Căn cứ pháp lý
Kênh YouTube THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
MỚI NHẤT
Pháp luật
Sĩ quan quân đội giữ chức Phó Viện trưởng Viện Chiến lược quốc phòng có cấp bậc quân hàm cao nhất là gì?
Pháp luật
Sĩ quan quân đội giữ chức Cục trưởng Cục Quân lực, Bộ Tổng Tham mưu QĐND Việt Nam có cấp bậc quân hàm cao nhất là gì?
Pháp luật
Sĩ quan quân đội giữ chức Phó Tư lệnh Bộ đội Biên phòng có cấp bậc quân hàm cao nhất là gì? Ai có quyền bổ nhiệm Phó Tư lệnh Bộ đội Biên phòng?
Pháp luật
Thiếu tướng quân đội giữ chức Phó Tư lệnh Bộ đội Biên phòng sẽ có mức lương là bao nhiêu? Trách nhiệm của Phó tư lệnh là gì?
Pháp luật
Sĩ quan quân đội giữ chức Phó Chánh Thanh tra Bộ Quốc phòng có cấp bậc quân hàm cao nhất là gì?
Pháp luật
Thiếu tướng quân đội giữ chức Phó Cục trưởng Cục Quân huấn có tuổi phục vụ tại ngũ cao nhất là bao nhiêu?
Pháp luật
Phó Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội do ai bổ nhiệm? Cấp bậc quân hàm cao nhất là Phó Tư lệnh là gì?
Pháp luật
Thiếu tướng quân đội giữ chức Giám đốc Trung tâm Phát thanh Truyền hình Quân đội có mức lương bao nhiêu?
Pháp luật
Sĩ quan quân đội giữ chức Giám đốc Trung tâm Phát thanh Truyền hình Quân đội có cấp bậc quân hàm cao nhất là gì?
Pháp luật
Cục trưởng Cục Cứu hộ Cứu nạn, Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam có cấp bậc quân hàm cao nhất là gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Trợ cấp một lần
4,292 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Trợ cấp một lần Sĩ quan quân đội
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào