Có các loại chế tài nào trong hoạt động thương mại? Các bên trong hoạt động thương mại có được tự thỏa thuận chế tài không?

Cho tôi hỏi hiện nay có các loại chế tài nào trong hoạt động thương mại? Theo quy định thì các bên trong hoạt động thương mại có được tự thỏa thuận chế tài hay không? Tôi cảm ơn. Câu hỏi của chị Hải Bình (Tây Ninh).

Hoạt động thương mại là gì?

Căn cứ theo Điều 3 Luật Thương mại 2005 có quy định về một số thuật ngữ trong thương mại như sau:

Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác.
2. Hàng hóa bao gồm:
a) Tất cả các loại động sản, kể cả động sản hình thành trong tương lai;
b) Những vật gắn liền với đất đai.
3. Thói quen trong hoạt động thương mại là quy tắc xử sự có nội dung rõ ràng được hình thành và lặp lại nhiều lần trong một thời gian dài giữa các bên, được các bên mặc nhiên thừa nhận để xác định quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng thương mại.
4. Tập quán thương mại là thói quen được thừa nhận rộng rãi trong hoạt động thương mại trên một vùng, miền hoặc một lĩnh vực thương mại, có nội dung rõ ràng được các bên thừa nhận để xác định quyền và nghĩa vụ của các bên trong hoạt động thương mại.
5. Thông điệp dữ liệu là thông tin được tạo ra, gửi đi, nhận và lưu giữ bằng phương tiện điện tử.
6. Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam là đơn vị phụ thuộc của thương nhân nước ngoài, được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam để tìm hiểu thị trường và thực hiện một số hoạt động xúc tiến thương mại mà pháp luật Việt Nam cho phép.
...

Theo đó hoạt động thương mại được hiểu là các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác.

Có các loại chế tài nào trong hoạt động thương mại?

Có các loại chế tài nào trong hoạt động thương mại? (Hình từ Internet)

Có các loại chế tài nào trong hoạt động thương mại? Các bên trong hoạt động thương mại có được tự thỏa thuận chế tài không?

Các chế tài trong hoạt động thương mại được quy định tại Điều 129 Luật Thương mại 2005 như sau:

Các loại chế tài trong thương mại
1. Buộc thực hiện đúng hợp đồng.
2. Phạt vi phạm.
3. Buộc bồi thường thiệt hại.
4. Tạm ngừng thực hiện hợp đồng.
5. Đình chỉ thực hiện hợp đồng.
6. Huỷ bỏ hợp đồng.
7. Các biện pháp khác do các bên thoả thuận không trái với nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và tập quán thương mại quốc tế.

Theo đó thì có 07 loại chế tài trong hoạt động thương mại như trên, trong đó thì các bên trong hoạt động thương mại có thể thỏa thuận thêm các loại chế tài khác, tuy nhiên phải đảm bảo không trái với nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và tập quán thương mại quốc tế.

Bên cạnh đó tại Điều 293 Luật Thương mại 2005 có quy định thêm trừ trường hợp có thoả thuận khác, bên bị vi phạm không được áp dụng chế tài tạm ngừng thực hiện hợp đồng, đình chỉ thực hiện hợp đồng hoặc huỷ bỏ hợp đồng đối với vi phạm không cơ bản.

Các chế tài trong hoạt động thương mại được hiểu như thế nào?

Các chế tài trong thương mại được hiểu như sau:

(1) Việc buộc thực hiện đúng hợp đồng được quy định tại Điều 297 Luật Thương mại 2005 có quy định:

Buộc thực hiện đúng hợp đồng
1. Buộc thực hiện đúng hợp đồng là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm thực hiện đúng hợp đồng hoặc dùng các biện pháp khác để hợp đồng được thực hiện và bên vi phạm phải chịu chi phí phát sinh.
2. Trường hợp bên vi phạm giao thiếu hàng hoặc cung ứng dịch vụ không đúng hợp đồng thì phải giao đủ hàng hoặc cung ứng dịch vụ theo đúng thoả thuận trong hợp đồng. Trường hợp bên vi phạm giao hàng hoá, cung ứng dịch vụ kém chất lượng thì phải loại trừ khuyết tật của hàng hoá, thiếu sót của dịch vụ hoặc giao hàng khác thay thế, cung ứng dịch vụ theo đúng hợp đồng. Bên vi phạm không được dùng tiền hoặc hàng khác chủng loại, loại dịch vụ khác để thay thế nếu không được sự chấp thuận của bên bị vi phạm.
3. Trong trường hợp bên vi phạm không thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều này thì bên bị vi phạm có quyền mua hàng, nhận cung ứng dịch vụ của người khác để thay thế theo đúng loại hàng hoá, dịch vụ ghi trong hợp đồng và bên vi phạm phải trả khoản tiền chênh lệch và các chi phí liên quan nếu có; có quyền tự sửa chữa khuyết tật của hàng hoá, thiếu sót của dịch vụ và bên vi phạm phải trả các chi phí thực tế hợp lý.
4. Bên bị vi phạm phải nhận hàng, nhận dịch vụ và thanh toán tiền hàng, thù lao dịch vụ, nếu bên vi phạm đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ theo quy định tại khoản 2 Điều này.
5. Trường hợp bên vi phạm là bên mua thì bên bán có quyền yêu cầu bên mua trả tiền, nhận hàng hoặc thực hiện các nghĩa vụ khác của bên mua được quy định trong hợp đồng và trong Luật này.

(2) Phạt vi phạm được quy định tại Điều 300 Luật Thương mại 2005 như sau:

Phạt vi phạm
Phạt vi phạm là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm trả một khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng nếu trong hợp đồng có thoả thuận, trừ các trường hợp miễn trách nhiệm quy định tại Điều 294 của Luật này.

(3) Buộc bồi thường thiệt hại được quy định tại Điều 302 Luật Thương mại 2005 như sau:

Bồi thường thiệt hại
1. Bồi thường thiệt hại là việc bên vi phạm bồi thường những tổn thất do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra cho bên bị vi phạm.
2. Giá trị bồi thường thiệt hại bao gồm giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp mà bên bị vi phạm phải chịu do bên vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm.

(4) Tạm ngừng thực hiện hợp đồng được quy định tại Điều 308 Luật Thương mại 2005 như sau:

Tạm ngừng thực hiện hợp đồng
Trừ các trường hợp miễn trách nhiệm quy định tại Điều 294 của Luật này, tạm ngừng thực hiện hợp đồng là việc một bên tạm thời không thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng thuộc một trong các trường hợp sau đây:
1. Xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thoả thuận là điều kiện để tạm ngừng thực hiện hợp đồng;
2. Một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng.

(5) Đình chỉ thực hiện hợp đồng được quy định tại Điều 310 Luật Thương mại 2005, cụ thể:

Đình chỉ thực hiện hợp đồng
Trừ các trường hợp miễn trách nhiệm quy định tại Điều 294 của Luật này, đình chỉ thực hiện hợp đồng là việc một bên chấm dứt thực hiện nghĩa vụ hợp đồng thuộc một trong các trường hợp sau đây:
1. Xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thoả thuận là điều kiện để đình chỉ hợp đồng;
2. Một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng.

(6) Huỷ bỏ hợp đồng được quy định tại Điều 312 Luật Thương mại 2005 như sau:

Huỷ bỏ hợp đồng
1. Huỷ bỏ hợp đồng bao gồm hủy bỏ toàn bộ hợp đồng và hủy bỏ một phần hợp đồng.
2. Hủy bỏ toàn bộ hợp đồng là việc bãi bỏ hoàn toàn việc thực hiện tất cả các nghĩa vụ hợp đồng đối với toàn bộ hợp đồng.
3. Hủy bỏ một phần hợp đồng là việc bãi bỏ thực hiện một phần nghĩa vụ hợp đồng, các phần còn lại trong hợp đồng vẫn còn hiệu lực.
4. Trừ các trường hợp miễn trách nhiệm quy định tại Điều 294 của Luật này, chế tài hủy bỏ hợp đồng được áp dụng trong các trường hợp sau đây:
a) Xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thoả thuận là điều kiện để hủy bỏ hợp đồng;
b) Một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng.
Hoạt động thương mại
Căn cứ pháp lý
Kênh YouTube THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
MỚI NHẤT
Pháp luật
Hiệp định thương mại Dịch vụ ASEAN là gì? Hiệp định thương mại Dịch vụ ASEAN có hiệu lực với Việt Nam vào thời gian nào?
Pháp luật
So sánh phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại hợp đồng dưới góc độ của Luật Thương mại có những điểm gì giống và khác nhau?
Pháp luật
Tổng hợp mẫu báo giá excel đẹp, chuyên nghiệp mới nhất năm 2024? Tải mẫu báo giá excel ở đâu?
Pháp luật
Mẫu Báo giá sản phẩm, hàng hóa mới nhất 2023? Bảng báo giá sản phẩm, hàng hóa có những nội dung gì?
Pháp luật
Các hoạt động trung gian thương mại là gì? Có các hoạt động trung gian thương mại nào theo quy định?
Pháp luật
Đồng tiền thanh toán trong hoạt động mua bán tại chợ biên giới Việt Nam và Trung Quốc là đồng nào?
Pháp luật
Tập quán thương mại là gì? Nguyên tắc áp dụng tập quán trong hoạt động thương mại quy định như thế nào?
Pháp luật
Thói quen trong hoạt động thương mại là gì? Nguyên tắc áp dụng thói quen trong hoạt động thương mại?
Pháp luật
Chính sách cho thương nhân hoạt động thương mại tại vùng khó khăn được vay vốn lên đến 1 tỷ đồng đã có hiệu lực từ ngày 08/08?
Pháp luật
Trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước đối với hoạt động của cá nhân hoạt động thương mại được pháp luật hiện hành quy định như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Hoạt động thương mại
2,061 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Hoạt động thương mại
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào