Có hay không việc áp dụng pháp luật nước ngoài tại Việt Nam? Pháp luật nước ngoài áp dụng giao dịch dân sự tại Việt nam được không?

Xin chào TVPL, vui lòng cho mình hỏi vấn đề này. Cụ thể là hiện tại bên mình và đối tác là hai công ty có vốn đầu tư nước ngoài (từ Singapore) được thành lập tại Việt Nam. Khi ký hợp đồng, quy định các trách nhiệm và nghĩa vụ của hợp đồng chịu sự quản lý của luật pháp của Singapore và nếu có tranh chấp sẽ do Trọng Tài Singapore (SIAC) đứng ra phán quyết. Cho hỏi như vậy có hợp lệ hay không?

Có hay không việc áp dụng pháp luật nước ngoài tại Việt Nam?

Tại Điều 13 Luật Thương mại 2005 quy định về nguyên tắc áp dụng tập quán trong hoạt động thương mại như sau:

"Điều 13. Nguyên tắc áp dụng tập quán trong hoạt động thương mại
Trường hợp pháp luật không có quy định, các bên không có thoả thuận và không có thói quen đã được thiết lập giữa các bên thì áp dụng tập quán thương mại nhưng không được trái với những nguyên tắc quy định trong Luật này và trong Bộ luật dân sự."

Theo Điều 5 Luật Thương mại 2005 quy định về việc áp dụng điều ước quốc tế, pháp luật nước ngoài và tập quán thương mại quốc tế như sau:

"Điều 5. Áp dụng điều ước quốc tế, pháp luật nước ngoài và tập quán thương mại quốc tế
1. Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định áp dụng pháp luật nước ngoài, tập quán thương mại quốc tế hoặc có quy định khác với quy định của Luật này thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.
2. Các bên trong giao dịch thương mại có yếu tố nước ngoài được thoả thuận áp dụng pháp luật nước ngoài, tập quán thương mại quốc tế nếu pháp luật nước ngoài, tập quán thương mại quốc tế đó không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam."

Theo đó, với trường hợp của anh về nguyên tắc đó là sự thỏa thuận giữa hai bên, không trái quy định pháp luật. Giao dịch giữa hai công ty được thỏa thuận áp dụng pháp luật nước ngoài.

điều ước quốc tế

Pháp luật nước ngoài áp dụng giao dịch dân sự tại Việt Nam được không? (Hình từ Internet)

Pháp luật nước ngoài áp dụng giao dịch dân sự tại Việt Nam được không?

Căn cứ tại Điều 663 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về phạm vi áp dụng như sau:

"Điều 663. Phạm vi áp dụng
1. Phần này quy định về pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài.
Trường hợp luật khác có quy định về pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài không trái với quy định từ Điều 664 đến Điều 671 của Bộ luật này thì luật đó được áp dụng, nếu trái thì quy định có liên quan của Phần thứ năm của Bộ luật này được áp dụng.
2. Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài là quan hệ dân sự thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Có ít nhất một trong các bên tham gia là cá nhân, pháp nhân nước ngoài;
b) Các bên tham gia đều là công dân Việt Nam, pháp nhân Việt Nam nhưng việc xác lập, thay đổi, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ đó xảy ra tại nước ngoài;
c) Các bên tham gia đều là công dân Việt Nam, pháp nhân Việt Nam nhưng đối tượng của quan hệ dân sự đó ở nước ngoài."

Cùng với đó tại Điều 10 Luật Thương mại 2005 quy định về nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật của thương nhân trong hoạt động thương mại như sau:

"Điều 10. Nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật của thương nhân trong hoạt động thương mại
Thương nhân thuộc mọi thành phần kinh tế bình đẳng trước pháp luật trong hoạt động thương mại."

Song song với đó tại Điều 11 Luật Thương mại 2005 quy định về nguyên tắc tự do, tự nguyện thoả thuận trong hoạt động thương mại

"Điều 11. Nguyên tắc tự do, tự nguyện thoả thuận trong hoạt động thương mại
1. Các bên có quyền tự do thoả thuận không trái với các quy định của pháp luật, thuần phong mỹ tục và đạo đức xã hội để xác lập các quyền và nghĩa vụ của các bên trong hoạt động thương mại. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ các quyền đó.
2. Trong hoạt động thương mại, các bên hoàn toàn tự nguyện, không bên nào được thực hiện hành vi áp đặt, cưỡng ép, đe doạ, ngăn cản bên nào."

Như vậy, mọi hoạt động thương mại đều là sự tự do thỏa thuận, không trái với chuẩn mực xã hội, không trái pháp luật. giao dịch dân sự phải thuộc đối tượng tại Điều 663 nếu trên thì mới thỏa thuận áp dụng pháp luật nước ngoài.

Phán quyết do Trọng Tài Singapore (SIAC) phán quyết khi có tranh chấp có được xem xét công nhận và cho thi hành tại Việt Nam hay không?

Tại Điều 424 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về trường hợp phán quyết của trọng tài nước ngoài được công nhận và cho thi hành tại Việt Nam như sau:

"Điều 424. Phán quyết của Trọng tài nước ngoài được công nhận và cho thi hành tại Việt Nam
1. Phán quyết của Trọng tài nước ngoài sau đây được xem xét công nhận và cho thi hành tại Việt Nam:
a) Phán quyết của Trọng tài nước ngoài mà nước đó và Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cùng là thành viên của điều ước quốc tế về công nhận và cho thi hành phán quyết của Trọng tài nước ngoài;
b) Phán quyết của Trọng tài nước ngoài không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này trên cơ sở nguyên tắc có đi có lại.
2. Phán quyết của Trọng tài nước ngoài quy định tại khoản 1 Điều này được xem xét công nhận và cho thi hành tại Việt Nam là phán quyết cuối cùng của Hội đồng trọng tài giải quyết toàn bộ nội dung vụ tranh chấp, chấm dứt tố tụng trọng tài và có hiệu lực thi hành.
3. Trọng tài nước ngoài, phán quyết của Trọng tài nước ngoài quy định tại khoản 1 Điều này được xác định theo quy định của Luật trọng tài thương mại của Việt Nam."

Do Việt Nam và Singapore đều là thành viên của điều ước quốc tế về công nhận và cho thi hành phán quyết của Trọng tài nước ngoài.

Nên khi các bên thỏa thuận chọn Trọng Tài Singapore (SIAC) là nơi giải quyết thì các phán quyết của Trọng Tài Singapore sẽ được xem xét công nhận và cho thi hành tại Việt Nam.

Pháp luật nước ngoài
Điều ước quốc tế
Căn cứ pháp lý
Kênh YouTube THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
MỚI NHẤT
Pháp luật
Hồ sơ đề xuất gia nhập điều ước quốc tế trong Công an nhân dân gồm những tài liệu nào? Trình tự đề xuất được quy định thế nào?
Pháp luật
Thông báo tạm đình chỉ việc thi hành điều ước quốc tế sẽ được thực hiện những biện pháp dự kiến của mình kể từ khi nào?
Pháp luật
Một điều ước quốc tế không có những quy định về việc rút khỏi điều ước đó nhưng vẫn có thể là đối tượng của việc rút khỏi khi nào?
Pháp luật
Những điều ước quốc tế nào phải được phê duyệt? Ai có thẩm quyền phê duyệt những điều ước quốc tế này?
Pháp luật
Bên nêu lên lý do nhằm chấm dứt điều ước quốc tế sẽ phải thông báo ý định của mình cho các bên khác gồm những nội dung gì?
Pháp luật
Một điều ước quốc tế nhiều bên có bị chấm dứt chỉ vì lý do duy nhất là số lượng các bên trở nên thấp hơn số lượng cần thiết để điều ước có hiệu lực không?
Pháp luật
Một quốc gia thông báo lý do nhằm chấm dứt điều ước quốc tế nhưng có sự phản đối của một bên khác thì xử lý như thế nào?
Pháp luật
Công tác điều ước quốc tế trong Công an nhân dân gồm những hoạt động nào? Việc quản lý công tác điều ước quốc tế được quy định thế nào?
Pháp luật
Cơ quan nào chủ trì tổ chức lễ ký điều ước quốc tế trong chuyến thăm của đoàn cấp cao nước ngoài tại Việt Nam?
Pháp luật
Sự thay đổi cơ bản hoàn cảnh của điều ước quốc tế được nêu lên làm lý do để rút khỏi điều ước trong trường hợp nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Pháp luật nước ngoài
Hoàng Thanh Thanh Huyền Lưu bài viết
12,120 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Pháp luật nước ngoài Điều ước quốc tế
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào