Có phạm tội cho vay nặng lãi khi đòi lại tiền từ người mà mình đã đứng tên vay và trả nợ giùm hay không?

Có phạm tội cho vạy nặng lãi khi anh đứng ra vay giùm người bạn với một bên cho vay hẹn sau 2 tháng trả. Sau 2 tháng người đó không trả được gốc lẫn lãi và có động thái trốn tránh luôn số tiền lãi sau này anh là người phải trả thay đến nay đã 3 năm, nội dung chuyển lãi anh đều có sao kê rõ ràng. Câu hỏi anh đứng tên vay giùm, giờ anh đi đòi lại cả tiền gốc lẫn tiền lãi anh đã trả giùm tới giờ như vậy đưa ra pháp luật anh có cấu thành là tội cho vay nặng lãi hay không? Đây là câu hỏi của anh A.H đến từ Nghệ An.

Có phạm tội cho vay nặng lãi khi đòi lại tiền từ người mà mình đã đứng tên vay và trả nợ giùm hay không?

Có phạm tội cho vay nặng lãi khi đòi lại tiền từ người mà mình đã đứng tên vay giùm và trả nợ giùm hay không, căn cứ quy định tại Điều 201 Bộ luật Hình sự 2015, điểm i khoản 2 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định như sau:

Tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự
1. Người nào trong giao dịch dân sự mà cho vay với lãi suất gấp 05 lần trở lên của mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật dân sự, thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
...

Theo đó, cấu thành tội cho vay lãi nặng được xác định với mặt khách quan là hành vi của người phạm tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự là hành vi cho người khác vay tiền với lãi suất cao gấp 05 lần trở lên mức lãi suất cao nhất quy định tại khoản 1 Điều 468 Bộ luật Dân sự 2015 cụ thể:

Lãi suất
1. Lãi suất vay do các bên thỏa thuận.
Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.
Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.
...

Để có thể dễ hình dung cách tính lãi suất cho vay nặng lãi thì anh có thể xem một ví dụ sau đây:

Ví dụ

Anh A vay chị B 500 triệu. Hai bên thỏa thuận, sau 1 năm anh A phải trả cả gốc lẫn lãi cho chị B là 1,1 tỷ đồng.

Có thể thấy, chị B cho vay 500 triệu với lãi suất là 600 triệu/năm. Vậy lãi suất theo năm được tính là 600.000.000/500.000.000 * 100% = 120%/năm.

Có thể thấy, lãi suất trên đã vượt quá 20%/năm, cụ thể là mức lãi suất đã gấp 06 lần của mức lãi suất cao nhất quy định do đó chị B có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự.

Đối với trường hợp anh trao đổi, anh đứng ra vay giùm một người khác: Về nguyên tắc, nếu trường hợp anh đứng tên trên giấy tờ vay nợ thì về mặt pháp lý sẽ xác định anh là người vay và có nghĩa vụ trả nợ theo thỏa thuận hợp đồng vay.

Ngoài ra, việc anh đứng ra vay giùm nếu có đủ chứng cứ chứng minh về việc nhờ anh đứng tên vay giùm thì anh có quyền yêu cầu người đó trả lại khoản tiền đã vay giúp.

Tuy nhiên nếu trường hợp này không có giấy tờ gì xác nhận thỏa thuận giữa hai bên thì việc xác minh và làm căn cứ yêu cầu trả lại khoản tiền đã vay giúp sẽ rất khó.

Như vậy, trong trường hợp này anh không phải là bên cho vay, không có hành vi cho vay, đơn thuần anh chỉ muốn đòi lại số tiền mà mình đã đứng ra trả nợ giúp. Do đó, trường hợp này không được xem là phạm tội cho vay lãi nặng theo quy định tại Bộ luật Hình sự 2015.

cho vay nặng lãi

Cho vay nặng lãi (Hình từ Internet)

Tội cho vay nặng lãi trong giao dịch dân sự được phân loại tội phạm nhóm nào?

Tội cho vay nặng lãi trong giao dịch dân sự được phân loại tội phạm theo Điều 9 Bộ luật Hình sự 2015, được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 như sau:

Phân loại tội phạm
1. Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội được quy định trong Bộ luật này, tội phạm được phân thành 04 loại sau đây:
a) Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội không lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm;
b) Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 03 năm tù đến 07 năm tù;
c) Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội rất lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 07 năm tù đến 15 năm tù;
d) Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 15 năm tù đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.
...

Người phạm tội cho vay nặng lãi trong giao dịch dân sự có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Do đó, tội cho vay nặng lãi trong giao dịch dân sự được phân loại tội phạm ít nghiêm trọng.

Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội cho vay nặng lãi trong giao dịch dân sự là bao lâu?

Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội cho vay nặng lãi trong giao dịch dân sự được quy định tại Điều 27 Bộ luật Hình sự 2015 như sau:

Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự
1. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là thời hạn do Bộ luật này quy định mà khi hết thời hạn đó thì người phạm tội không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
2. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được quy định như sau:
a) 05 năm đối với tội phạm ít nghiêm trọng;
b) 10 năm đối với tội phạm nghiêm trọng;
c) 15 năm đối với tội phạm rất nghiêm trọng;
d) 20 năm đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
...

Theo đó, tội cho vay nặng lãi trong giao dịch dân sự được phân loại tội phạm ít nghiêm trọng nên sẽ có thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là 05 năm.

Cho vay nặng lãi
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Tài sản nào thu được từ hoạt động cho vay lãi nặng sẽ sung quỹ nhà nước? Người phạm tội cho vay lãi nặng có thể bị phạt tù 3 năm đúng không?
Pháp luật
Có phạm tội cho vay nặng lãi khi đòi lại tiền từ người mà mình đã đứng tên vay và trả nợ giùm hay không?
Pháp luật
Cho vay tiền với lãi suất mấy nghìn đồng trên 01 triệu/1 ngày thì được coi là cho vay nặng lãi?
Pháp luật
Vay tiền nóng xã hội đen là gì? Khi vay tiền các bên được thoả thuận mức lãi suất tối đa là bao nhiêu?
Pháp luật
Cho vay nặng lãi là gì? Cho vay tiền với lãi suất 3%/tháng có được xem là cho vay nặng lãi không?
Pháp luật
Cho vay với lãi suất bao nhiêu thì xem là cho vay nặng lãi? Người cho vay nặng lãi bị truy cứu trách nhiệm hình sự trong trường hợp nào?
Pháp luật
Người cho vay nặng lãi nếu bị kiện ra pháp luật thì có bị tịch thu tài sản sung vào quỹ nhà nước hay không?
Pháp luật
Người cho vay nặng lãi thuê xã hội đen để đòi nợ thì khung hình phạt lúc này sẽ được tính như thế nào?
Pháp luật
Công ty cầm đồ cho vay bị điều tra sai phạm về việc cho vay nặng lãi thì người vay có được xóa nợ vay không?
Pháp luật
Cho vay nặng lãi với thế chấp bằng ảnh hoặc clip khỏa thân thì cá nhân sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tội cưỡng đoạt tài sản hay không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Cho vay nặng lãi
869 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Cho vay nặng lãi
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào
Type: