Cơ sở đóng tàu loại 1 gì? Cơ sở đóng tàu loại 1 phải có bộ phận kỹ thuật và bộ phận kiểm tra chất lượng riêng biệt như thế nào?

Tôi có câu hỏi là cơ sở đóng tàu loại 1 gì? Cơ sở đóng tàu loại 1 phải có bộ phận kỹ thuật và bộ phận kiểm tra chất lượng riêng biệt như thế nào? Mong nhận được câu trả lời sớm. Câu hỏi của anh Đ.L đến từ Long An.

Cơ sở đóng tàu loại 1 gì?

Cơ sở đóng tàu loại 1 được giải thích tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 111/2016/NĐ-CP thì cơ sở đóng tàu loại 1 là cơ sở có đủ Điều kiện đóng mới, hoán cải tất cả các loại tàu biển.

Cơ sở đóng tàu

Cơ sở đóng tàu loại 1 gì? Cơ sở đóng tàu loại 1 phải có bộ phận kỹ thuật và bộ phận kiểm tra chất lượng riêng biệt như thế nào? (Hình từ Internet)

Cơ sở đóng tàu loại 1 phải có bộ phận kỹ thuật và bộ phận kiểm tra chất lượng riêng biệt như thế nào?

Cơ sở đóng tàu loại 1 phải có bộ phận kỹ thuật và bộ phận kiểm tra chất lượng riêng biệt theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 5 Nghị định 111/2016/NĐ-CP như sau:

Điều kiện về cán bộ kỹ thuật, kiểm tra chất lượng và thợ đóng tàu
1. Cơ sở đóng tàu phải có bộ phận kỹ thuật và bộ phận kiểm tra chất lượng riêng biệt đáp ứng yêu cầu đóng mới, hoán cải tàu biển, với số lượng cán bộ tối thiểu của mỗi bộ phận, cụ thể như sau:
a) Đối với cơ sở đóng tàu loại 1: 04 người tốt nghiệp đại học chuyên ngành đóng tàu thủy, 04 người tốt nghiệp đại học chuyên ngành máy tàu thủy và 02 người tốt nghiệp đại học chuyên ngành điện tàu thủy;
b) Đối với cơ sở đóng tàu loại 2: 02 người tốt nghiệp đại học chuyên ngành đóng tàu thủy, 02 người tốt nghiệp đại học chuyên ngành máy tàu thủy và 01 người tốt nghiệp đại học chuyên ngành điện tàu thủy.
2. Cán bộ kỹ thuật và kiểm tra chất lượng phải có tối thiểu 24 tháng kinh nghiệm trong lĩnh vực đóng mới, hoán cải hoặc sửa chữa tàu biển.
3. Cơ sở đóng tàu với thân tàu bằng vật liệu kim loại phải đảm bảo có tối thiểu 05 thợ hàn kim loại, 02 thợ cơ khí, 03 thợ điện và 03 thợ sơn phù hợp theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia của cơ sở đóng mới, sửa chữa tàu biển. Thợ hàn kim loại phải có chứng chỉ chứng nhận trình độ chuyên môn phù hợp theo quy định của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phân cấp và đóng tàu biển hoặc tương đương.
4. Cơ sở đóng tàu với thân tàu bằng vật liệu phi kim loại phải đảm bảo có tối thiểu 03 thợ chế tạo vỏ tàu thủy, 01 thợ cơ khí, 01 thợ điện và 02 thợ sơn phù hợp theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia của cơ sở đóng mới, sửa chữa tàu biển.

Như vậy, theo quy định trên thì cơ sở đóng tàu loại 1 phải có bộ phận kỹ thuật và bộ phận kiểm tra chất lượng riêng biệt đáp ứng yêu cầu đóng mới, hoán cải tàu biển, với số lượng cán bộ tối thiểu của mỗi bộ phận, cụ thể như sau:

- 04 người tốt nghiệp đại học chuyên ngành đóng tàu thủy;

- 04 người tốt nghiệp đại học chuyên ngành máy tàu thủy và 02 người tốt nghiệp đại học chuyên ngành điện tàu thủy.

Cơ sở đóng tàu loại 1 phải đáp ứng hệ thống quản lý chất lượng như thế nào?

Cơ sở đóng tàu loại 1 phải đáp ứng hệ thống quản lý chất lượng được quy định tại khoản 1 Điều 9 Nghị định 111/2016/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 6 Nghị định 147/2018/NĐ-CP như sau:

Hệ thống quản lý chất lượng
1. Cơ sở đóng tàu loại 1 phải thiết lập hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 hoặc tương đương, hệ thống quản lý an toàn và môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001 hoặc tương đương trong thời gian 12 tháng kể từ ngày đủ điều kiện hoạt động và duy trì áp dụng trong suốt quá trình hoạt động.
2. Cơ sở đóng tàu loại 2 phải thiết lập hệ thống quản lý chất lượng bao gồm các quy trình công việc đóng mới và hoán cải tàu biển theo tiêu chuẩn ISO 9001 hoặc tương đương trong thời gian 12 tháng kể từ ngày đủ điều kiện hoạt động và duy trì trong suốt quá trình hoạt động.

Như vậy, theo quy định trên thì Cơ sở đóng tàu loại 1 phải thiết lập hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 hoặc tương đương, hệ thống quản lý an toàn và môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001 hoặc tương đương trong thời gian 12 tháng kể từ ngày đủ điều kiện hoạt động và duy trì áp dụng trong suốt quá trình hoạt động.

Hồ sơ đề nghị công nhận cơ sở đủ Điều kiện đóng mới, hoán cải tàu biển của cơ sở đóng tàu loại 1 gồm các tài liệu nào?

Hồ sơ đề nghị công nhận cơ sở đủ Điều kiện đóng mới, hoán cải tàu biển của cơ sở đóng tàu loại 1 gồm các tài liệu được quy định tại khoản 2 Điều 16 Nghị định 111/2016/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 6 Nghị định 147/2018/NĐ-CP như sau:

- Đơn đề nghị theo Mẫu số 01 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;

- Mô tả cơ sở vật chất cần thiết liên quan đến sản xuất (sơ đồ cơ sở, văn phòng làm việc, nhà xưởng, nhà kho, các trang thiết bị sản xuất, các thiết bị đo và kiểm tra);

- Tài liệu, hồ sơ về bảo vệ môi trường, an toàn lao động, phòng, chống cháy, nổ được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật;

- Danh sách cán bộ kỹ thuật và kiểm tra chất lượng kèm bản sao chụp các chứng chỉ, bằng cấp có liên quan.

Cơ sở đóng tàu
Tàu biển TẢI TRỌN BỘ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN TÀU BIỂN
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Chủ tàu biển không thực hiện đăng ký thay đổi địa chỉ chủ tàu có thể bị xử phạt thế nào theo quy định?
Pháp luật
Tàu biển đã qua sử dụng có thuộc vào danh mục hàng hoá cấm xuất khẩu hay xuất khẩu có điều kiện không? Nếu không thì thủ tục xuất khẩu như thế nào?
Pháp luật
Có được áp dụng thuế suất thuế GTGT 0% đối với tàu biển quốc tế được bán cho cá nhân nước ngoài?
Pháp luật
Thủ tục đăng ký thay đổi về thông số kỹ thuật, công dụng của tàu thực hiện như thế nào mới nhất?
Pháp luật
Tuổi của tàu biển được tính như thế nào? Giới hạn tuổi của tàu biển được đăng ký tại Việt Nam ra sao?
Pháp luật
Hồ sơ quyết định mua tàu biển sử dụng vốn nhà nước gồm những gì? Quy trình mua tàu biển thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Cơ sở đóng tàu loại 2 là gì? Cơ sở đóng tàu loại 2 có hệ thống quản lý chất lượng được quy định như thế nào?
Pháp luật
Cơ sở đóng tàu loại 1 gì? Cơ sở đóng tàu loại 1 phải có bộ phận kỹ thuật và bộ phận kiểm tra chất lượng riêng biệt như thế nào?
Pháp luật
Việc bán tàu biển sử dụng vốn nhà nước được thực hiện dưới hình thức nào? Quy trình bán tàu biển sử dụng vốn nhà nước được thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Tàu biển Việt Nam có bặt buộc đặt tên hay không? Nếu tàu biển Việt Nam có thì phải đặt theo nguyên tắc nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Cơ sở đóng tàu
613 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Cơ sở đóng tàu Tàu biển
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào
Type: