Công thức tính giá trị còn lại của bất động sản đầu tư? Xác định lãi và lỗ từ bán bất động sản đầu tư dựa trên giá trị còn lại của BĐSĐT ra sao?

Công thức tính giá trị còn lại của bất động sản đầu tư? Xác định lãi và lỗ từ bán bất động sản đầu tư dựa trên giá trị còn lại của BĐSĐT ra sao? Cách lập báo cáo tài chính về bất động sản đầu tư? Những điểm cần lưu ý? Câu hỏi của anh Q (Nam Định).

Công thức xác định giá trị còn lại của bất động sản đầu tư?

Căn cứ Mục 5 Chuẩn mực kế toán số 05 Ban hành kèm theo Quyết định 234/2003/QĐ-BTC như sau:

05. Các thuật ngữ trong chuẩn mực này được hiểu như sau:
Bất động sản đầu tư: Là bất động sản, gồm: quyền sử dụng đất, nhà, hoặc một phần của nhà hoặc cả nhà và đất, cơ sở hạ tầng do người chủ sở hữu hoặc người đi thuê tài sản theo hợp đồng thuê tài chính nắm giữ nhằm mục đích thu lợi từ việc cho thuê hoặc chờ tăng giá mà không phải để:
a. Sử dụng trong sản xuất, cung cấp hàng hóa, dịch vụ hoặc sử dụng cho các mục đích quản lý; hoặc
b. Bán trong kỳ hoạt động kinh doanh thông thường.
Bất động sản chủ sở hữu sử dụng: Là bất động sản do người chủ sở hữu hoặc người đi thuê tài sản theo hợp đồng thuê tài chính nắm giữ nhằm mục đích sử dụng trong sản xuất, cung cấp hàng hóa, dịch vụ hoặc sử dụng cho các mục đích quản lý.
Nguyên giá: Là toàn bộ các chi phí bằng tiền hoặc tương đương tiền mà doanh nghiệp phải bỏ ra hoặc giá trị hợp lý của các khoản đưa ra để trao đổi nhằm có được bất động sản đầu tư tính đến thời điểm mua hoặc xây dựng hoàn thành bất động sản đầu tư đó.
Giá trị còn lại: Là nguyên giá của bất động sản đầu tư sau khi trừ (-) số khấu hao luỹ kế của bất động sản đầu tư đó.

Theo quy định này thì giá trị còn lại của bất động sản đầu tư được xác định theo công thức sau:

Giá trị còn lại = Nguyên giá của bất động sản đầu tư - Khấu hao luỹ kế của bất động sản đầu tư

Tải về CHUẨN MỰC SỐ 05 BẤT ĐỘNG SẢN ĐẦU TƯ

Tải về CHUẨN MỰC SỐ 07 KẾ TOÁN CÁC KHOẢN ĐẦU TƯ VÀO CÔNG TY LIÊN KẾT

Tải về CHUẨN MỰC SỐ 08 THÔNG TIN TÀI CHÍNH VỀ NHỮNG KHOẢN VỐN GÓP LIÊN DOANH

Tải về CHUẨN MỰC SỐ 21 TRÌNH BÀY BÁO CÁO TÀI CHÍNH

Tải về CHUẨN MỰC SỐ 25 BÁO CÁO TÀI CHÍNH HỢP NHẤT VÀ KẾ TOÁN KHOẢN ĐẦU TƯ VÀO CÔNG TY CON

Tải về CHUẨN MỰC SỐ 26 THÔNG TIN VỀ CÁC BÊN LIÊN QUAN

Công thức tính giá trị còn lại của bất động sản đầu tư? Xác định lãi và lỗ từ bán bất động sản đầu tư dựa trên giá trị còn lại của BĐSĐT ra sao?

Công thức tính giá trị còn lại của bất động sản đầu tư? Xác định lãi và lỗ từ bán bất động sản đầu tư dựa trên giá trị còn lại của BĐSĐT ra sao? (hình từ internet)

Lãi và lỗ phát sinh từ việc bán bất động sản đầu tư có được xác định dựa trên giá trị còn lại của bất động sản đầu tư?

Theo Mục 28 Chuẩn mực kế toán số 05 Ban hành kèm theo Quyết định 234/2003/QĐ-BTC quy định như sau:

Thanh lý
26. Một bất động sản đầu tư không còn được trình bày trong Bảng cân đối kế toán sau khi đã bán hoặc sau khi bất động sản đầu tư không còn được nắm giữ lâu dài và xét thấy không thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc thanh lý bất động sản đầu tư đó.
27. Việc thanh lý một bất động sản đầu tư có thể xảy ra sau khi bán hoặc sau khi ký hợp đồng cho thuê tài chính. Để xác định thời điểm bán bất động sản đầu tư và ghi nhận doanh thu từ việc bán bất động sản đầu tư, doanh nghiệp phải tuân theo các quy định của Chuẩn mực kế toán số 14 “Doanh thu và thu nhập khác”. Việc bán bất động sản cho thuê tài chính hoặc giao dịch bán và thuê lại bất động sản đầu tư, doanh nghiệp phải tuân theo các quy định của Chuẩn mực kế toán số 06 “Thuê tài sản”.
28. Các khoản lãi hoặc lỗ phát sinh từ việc bán bất động sản đầu tư được xác định bằng số chênh lệch giữa doanh thu với chi phí bán và giá trị còn lại của bất động sản đầu tư. Số lãi hoặc lỗ này được ghi nhận là thu nhập hay chi phí trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ (Trường hợp bán và thuê lại tài sản là bất động sản được thực hiện theo quy định tại Chuẩn mực kế toán số 06 “Thuê tài sản”).
...

Theo đó, các khoản lãi hoặc lỗ phát sinh từ việc bán bất động sản đầu tư được xác định bằng số chênh lệch giữa doanh thu với chi phí bán và giá trị còn lại của bất động sản đầu tư.

Hướng dẫn lập báo cáo tài chính về bất động sản đầu tư? Những điểm cần lưu ý?

Trình bày báo cáo tài chính về bất động sản đầu tư được hướng dẫn tại Mục 30 Chuẩn mực kế toán số 05 Ban hành kèm theo Quyết định 234/2003/QĐ-BTC như sau:

(i) Nội dung trình bày báo cáo tài chính quy định trong chuẩn mực này được áp dụng cùng với những qui định trong Chuẩn mực kế toán số 06 “Thuê tài sản”. Đối với bên cho thuê phải trình bày nội dung cho thuê hoạt động. Đối với bên đi thuê phải trình bày nội dung thuê tài chính.

(ii) Doanh nghiệp cần trình bày trên báo cáo tài chính những nội dung sau:

- Phương pháp khấu hao sử dụng;

- Thời gian sử dụng hữu ích của bất động sản đầu tư hoặc tỷ lệ khấu hao sử dụng;

- Nguyên giá và khấu hao luỹ kế tại thời điểm đầu kỳ và cuối kỳ;

- Tiêu chuẩn cụ thể mà doanh nghiệp áp dụng trong trường hợp gặp khó khăn khi phân loại bất động sản đầu tư với bất động sản chủ sở hữu sử dụng và với tài sản giữ để bán trong hoạt động kinh doanh thông thường;

- Các chỉ tiêu thu nhập, chi phí liên quan đến cho thuê bất động sản, gồm:

+ Thu nhập từ việc cho thuê;

+ Chi phí trực tiếp cho hoạt động kinh doanh (bao gồm chi phí sửa chữa và bảo dưỡng) phát sinh từ bất động sản đầu tư liên quan đến việc tạo ra thu nhập từ việc cho thuê trong kỳ báo cáo;

+ Chi phí trực tiếp cho hoạt động kinh doanh (bao gồm chi phí sửa chữa và bảo dưỡng) phát sinh từ bất động sản đầu tư không liên quan đến việc tạo ra thu nhập từ việc cho thuê trong kỳ báo cáo.

- Lý do và mức độ ảnh hưởng đến thu nhập từ hoạt động kinh doanh bất động sản đầu tư;

- Nghĩa vụ chủ yếu của hợp đồng mua, xây dựng, cải tạo, nâng cấp hoặc bảo dưỡng, sửa chữa bất động sản đầu tư;

- Trình bày những nội dung sau (không yêu cầu thông tin so sánh):

+ Nguyên giá bất động sản đầu tư tăng thêm, trong đó: Tăng do mua bất động sản và tăng do vốn hoá những chi phí sau ghi nhận ban đầu;

+ Nguyên giá bất động sản đầu tư tăng do sáp nhập doanh nghiệp;

+ Nguyên giá bất động sản đầu tư thanh lý;

+ Nguyên giá bất động sản đầu tư chuyển sang bất động sản chủ sở hữu sử dụng hoặc hàng tồn kho và ngược lại.

- Giá trị hợp lý của bất động sản đầu tư tại thời điểm kết thúc niên độ kế toán, lập báo cáo tài chính. Khi doanh nghiệp không thể xác định được giá trị hợp lý của bất động sản đầu tư thì doanh nghiệp phải thuyết minh:

+ Danh mục bất động sản đầu tư;

+ Lý do không xác định được giá trị hợp lý của bất động sản đầu tư.

Bất động sản đầu tư
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Công thức tính giá trị còn lại của bất động sản đầu tư? Xác định lãi và lỗ từ bán bất động sản đầu tư dựa trên giá trị còn lại của BĐSĐT ra sao?
Pháp luật
Nguyên giá của bất động sản đầu tư là gì? Nguyên giá của bất động sản đầu tư không bao gồm các chi phí nào?
Pháp luật
Ví dụ về bất động sản đầu tư? Một bất động sản đầu tư được ghi nhận là tài sản phải thỏa mãn những điều kiện gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bất động sản đầu tư
Phạm Thị Xuân Hương Lưu bài viết
70 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bất động sản đầu tư
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào
Type: