Công ty không đóng bảo hiểm cho người lao động thì khi người lao động bị tai nạn lao động suy giảm 23% khả năng lao động thì công ty có phải chịu trách nhiệm gì không?

Tôi có thắc mắc về tai nạn lao động mong sớm được giải đáp. Chồng tôi làm việc cho một công ty khai thác đá nhưng công ty không tham gia bảo hiểm, hay nói cách khác là trốn đóng bảo hiểm nhưng chồng tôi lại mới bị tai nạn lao động do đá bất ngờ sụt lún và bị suy giảm 23% khả năng lao động. Cho tôi hỏi trường hợp này phía công ty có phải chịu trách nhiệm gì không? Mong sớm nhận được phản hồi. Xin cảm ơn.

Trường hợp người lao động không được hưởng chế độ từ người sử dụng lao động khi bị tai nạn lao động

Tại Điều 40 Luật An toàn vệ sinh lao động 2015 quy định về trường hợp người lao động không được hưởng chế độ từ người sử dụng lao động khi bị tai nạn lao động cụ thể như sau:

Người lao động không được hưởng chế độ từ người sử dụng lao động quy định tại Điều 38 và Điều 39 của Luật này nếu bị tai nạn thuộc một trong các nguyên nhân sau:

- Do mâu thuẫn của chính nạn nhân với người gây ra tai nạn mà không liên quan đến việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động;

- Do người lao động cố ý tự hủy hoại sức khỏe của bản thân;

- Do sử dụng ma túy, chất gây nghiện khác trái với quy định của pháp luật.

Trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Theo quy định tại Điều 38 Luật An toàn vệ sinh lao động 2015 quy định về trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cụ thể như sau:

Người sử dụng lao động có trách nhiệm đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp như sau:

(1) Kịp thời sơ cứu, cấp cứu cho người lao động bị tai nạn lao động và phải tạm ứng chi phí sơ cứu, cấp cứu và điều trị cho người lao động bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp;

(2) Thanh toán chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định cho người bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp như sau:

- Thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế;

- Trả phí khám giám định mức suy giảm khả năng lao động đối với những trường hợp kết luận suy giảm khả năng lao động dưới 5% do người sử dụng lao động giới thiệu người lao động đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động tại Hội đồng giám định y khoa;

- Thanh toán toàn bộ chi phí y tế đối với người lao động không tham gia bảo hiểm y tế;

(3) Trả đủ tiền lương cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc trong thời gian điều trị, phục hồi chức năng lao động;

(4) Bồi thường cho người lao động bị tai nạn lao động mà không hoàn toàn do lỗi của chính người này gây ra và cho người lao động bị bệnh nghề nghiệp với mức như sau:

- Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương nếu bị suy giảm từ 5% đến 10% khả năng lao động; sau đó cứ tăng 1% được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80%;

- Ít nhất 30 tháng tiền lương cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

(5) Trợ cấp cho người lao động bị tai nạn lao động mà do lỗi của chính họ gây ra một khoản tiền ít nhất bằng 40% mức quy định tại khoản 4 Điều này với mức suy giảm khả năng lao động tương ứng;

(6) Giới thiệu để người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được giám định y khoa xác định mức độ suy giảm khả năng lao động, được điều trị, điều dưỡng, phục hồi chức năng lao động theo quy định pháp luật;

(7) Thực hiện bồi thường, trợ cấp đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày có kết luận của Hội đồng giám định y khoa về mức suy giảm khả năng lao động hoặc kể từ ngày Đoàn điều tra tai nạn lao động công bố biên bản điều tra tai nạn lao động đối với các vụ tai nạn lao động chết người;

(8) Sắp xếp công việc phù hợp với sức khỏe theo kết luận của Hội đồng giám định y khoa đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp sau khi điều trị, phục hồi chức năng nếu còn tiếp tục làm việc;

(9) Lập hồ sơ hưởng chế độ về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp từ Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại Mục 3 Chương này;

(10) Tiền lương để làm cơ sở thực hiện các chế độ bồi thường, trợ cấp, tiền lương trả cho người lao động nghỉ việc do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được quy định tại các khoản 3, 4 và 5 Điều này là tiền lương bao gồm mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác thực hiện theo quy định của pháp luật về lao động.

Tải về mẫu Giấy giới thiệu đề nghị giám định mới nhất 2023: Tại Đây

Tai nạn lao động

Tai nạn lao động

Trách nhiệm của người sử dụng lao động về bồi thường, trợ cấp trong những trường hợp đặc thù khi người lao động bị tai nạn lao động

Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 39 Luật An toàn vệ sinh lao động 2015 quy định về trách nhiệm của người sử dụng lao động về bồi thường, trợ cấp trong những trường hợp đặc thì khi người la động bị tai nạn lao động cụ thể như sau:

(1) Trường hợp người lao động bị tai nạn lao động khi thực hiện nhiệm vụ hoặc tuân theo sự điều hành của người sử dụng lao động ở ngoài phạm vi cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức, hợp tác xã, nếu do lỗi của người khác gây ra hoặc không xác định được người gây ra tai nạn, thì người sử dụng lao động vẫn phải bồi thường cho người lao động theo quy định tại khoản 4 Điều 38 của Luật này.

(2) Trường hợp người lao động bị tai nạn khi đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở theo tuyến đường và thời gian hợp lý, nếu do lỗi của người khác gây ra hoặc không xác định được người gây ra tai nạn thì người sử dụng lao động trợ cấp cho người lao động theo quy định tại khoản 5 Điều 38 của Luật này.

(3) Trường hợp người sử dụng lao động đã mua bảo hiểm tai nạn cho người bị tai nạn lao động tại các đơn vị hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo hiểm, thì người bị tai nạn lao động được hưởng các khoản chi trả bồi thường, trợ cấp theo hợp đồng đã ký với đơn vị kinh doanh dịch vụ bảo hiểm. Nếu số tiền mà đơn vị kinh doanh dịch vụ bảo hiểm trả cho người bị tai nạn lao động thấp hơn mức quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 38 của Luật này, thì người sử dụng lao động phải trả phần còn thiếu để tổng số tiền người bị tai nạn lao động hoặc thân nhân của người bị tai nạn lao động nhận được ít nhất bằng mức bồi thường, trợ cấp được quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 38 của Luật này.

(4) Nếu người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội, thì ngoài việc phải bồi thường, trợ cấp theo quy định tại Điều 38 của Luật này, người sử dụng lao động phải trả khoản tiền tương ứng với chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại Mục 3 Chương này khi người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; việc chi trả có thể thực hiện một lần hoặc hằng tháng theo thỏa thuận của các bên, trường hợp không thống nhất thì thực hiện theo yêu cầu của người lao động.

Như vậy, đối với câu hỏi của bạn thì nếu người sử dụng lao động không tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động thì ngoài việc phải bồi thường, trợ cấp theo quy định tại Điều 38 Luật an toàn, vệ sinh lao động năm 2015 thì người sử dụng lao động phải trả khoản tiền tương ứng với chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà người lao động được hưởng.

Trên đây là một số thông tin về tai nạn lao động mà chúng tôi cung cấp gửi tới bạn. Trân trọng!

Bảo hiểm tai nạn lao động
Tai nạn lao động
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Chế độ Bảo hiểm tai nạn lao động năm 2024 áp dụng vào thời điểm nào khi người lao động bị tai nạn lao động?
Pháp luật
Doanh nghiệp có phải thông báo thông tin về tai nạn lao động tới tất cả người lao động thuộc cơ sở của mình hay không?
Pháp luật
Không thanh toán phần chi phí đồng chi trả đối với người lao động bị tai nạn lao động thì doanh nghiệp bị xử phạt như thế nào?
Pháp luật
Tai nạn lao động xảy ra do hành vi không báo cáo kịp thời với người có trách nhiệm khi phát hiện nguy cơ xảy ra sự cố kỹ thuật bị xử phạt vi phạm hành chính thế nào?
Pháp luật
Người lao động bị tai nạn trên đường đi làm về có được hưởng đồng thời chế độ ốm đau và chế độ tai nạn lao động từ bảo hiểm xã hội không?
Pháp luật
Công nhân chết do sửa máy nghiền đá của nhà máy thì công ty phải bồi thường cho thân nhân của họ bao nhiêu?
Pháp luật
Người lao động chết do tai nạn lao động thì trong hồ sơ hưởng chế độ tử tuất cần những gì? Mức hưởng chế độ tử tuất hàng tháng sau khi cải cách tiền lương là bao nhiêu?
Pháp luật
Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe đối với người lao động bị TNLĐ, bệnh nghề nghiệp được quy định như thế nào?
Pháp luật
Có được tính là tai nạn lao động đối với người bị tai nạn giao thông trên tuyến đường từ nhà đến nơi làm việc không?
Pháp luật
Trụ đèn chiếu sáng trên cầu vượt rơi trúng người đi đường thì ai sẽ chịu trách nhiệm bồi thường?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bảo hiểm tai nạn lao động
1,983 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bảo hiểm tai nạn lao động Tai nạn lao động
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào