Đã hưởng chế độ ưu đãi trong giáo dục theo diện con của liệt sĩ thì có được hưởng ưu đãi nếu tiếp tục học liên thông hay không?

Tôi là con liệt sĩ, học cao đẳng chính quy, ra trường năm 2015 và đã được hưởng chế độ ưu đãi trong giáo dục theo diện dành cho con của liệt sĩ. Năm 2020, tôi học liên thông đại học chính quy. Vậy tôi có được hưởng chế độ ưu đãi giống như trước tiếp không? Nếu được, trình tự hưởng chế độ ưu đãi này được quy định như thế nào?

Đối tượng xác lập hồ sơ hưởng chế độ ưu đãi trong giáo dục gồm những ai?

Căn cứ Điều 1 Thông tư 36/2015/TT-BLDTBXH, những đối tượng xác lập hồ sơ hưởng chế độ ưu đãitheo quy định của pháp luật hiện hành bao gồm:

"1. Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân.
2. Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến.
3. Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, thương binh loại B (sau đây gọi chung là thương binh).
4. Con của Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, con của Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến.
5. Con của người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945.
6. Con của người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945.
7. Con của liệt sĩ.
8. Con của thương binh.
9. Con của bệnh binh.
10. Con của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học."

Học liên thông lên đại học có được hưởng chế độ ưu đãi trong giáo dục hay không?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Thông tư 36/2015/TT-BLĐTBXH ngày 28/9/2015 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, chế độ ưu đãi trong giáo dục áp dụng với đối tượng là học sinh, sinh viên được thực hiện theo quy định sau:

"a) Con của người có công với cách mạng quy định tại Điều 1 của Thông tư này (sau đây gọi chung là học sinh) đang học tại các cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên (đối với các học viên học theo chương trình trung học cơ sở, trung học phổ thông), phổ thông dân tộc nội trú, trường dự bị đại học, trường năng khiếu, trường lớp dành cho người tàn tật, khuyết tật thuộc hệ thống giáo dục quốc dân (gọi chung là các cơ sở giáo dục phổ thông);
b) Người có công với cách mạng và con của họ quy định tại Điều 1 của Thông tư này (sau đây gọi chung là sinh viên) theo học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp có khóa học từ 01 năm trở lên hoặc cơ sở giáo dục đại học thuộc hệ thống giáo dục quốc dân (gọi chung là các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, đại học);"

Như vậy đối tượng thụ hưởng chính sách ưu đãi trong giáo dục không phân biệt học liên thông hay chính quy, chỉ cần thuộc những đối tượng quy định tại Điều 1 Thông tư 36/2015/TT-BLDTBXH và những điều kiện nêu trên.

Đã hưởng chế độ ưu đãi trong giáo dục theo diện con của liệt sĩ thì có được tiếp tục hưởng ưu đãi nếu tiếp tục học liên thông hay không?

Đã hưởng chế độ ưu đãi trong giáo dục theo diện con của liệt sĩ thì có được tiếp tục hưởng ưu đãi nếu tiếp tục học liên thông hay không?

Đã hưởng chế độ ưu đãi trong giáo dục theo diện con của liệt sĩ thì có được tiếp tục hưởng ưu đãi nếu tiếp tục học liên thông hay không?

Tại khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều 2 Thông tư số 36/2015/TT-BLĐTBXH, việc hưởng chế độ ưu đãi trong giáo dục với các đối tượng nêu trên sẽ được thực hiện theo nguyên tắc sau:

“2. Học sinh, sinh viên thuộc nhiều diện được hưởng chế độ ưu đãi trong giáo dục đào tạo thì chỉ hưởng một chế độ ưu đãi mức cao nhất.
3. Sinh viên cùng một lúc học ở nhiều cơ sở giáo dục nghề nghiệp, đại học hoặc nhiều khoa, nhiều ngành trong cùng một cơ sở giáo dục nghề nghiệp, đại học thì chỉ được hưởng một chế độ ưu đãi mức cao nhất tại một cơ sở giáo dục nghề nghiệp, đại học.
4. Không áp dụng chế độ ưu đãi trong giáo dục đào tạo đối với học sinh, sinh viên quy định tại Khoản 1 Điều này thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Đang hưởng lương hoặc sinh hoạt phí khi đi học;
b) Đã hưởng chế độ ưu đãi tại một cơ sở giáo dục nghề nghiệp, đại học;
c) Người có công quy định tại Điều 1 của Thông tư này bị đình chỉ chế độ ưu đãi người có công với cách mạng”.

Do đó, khi bạn thuộc đối tượng được hưởng chế độ ưu đãi trong giáo dục đào tạo khi học liên thông đại học, bạn cần dàm bảo rằng đây không phải là chế độ ưu đãi ở mức cao nhất, do đó, mới có thể hưởng theo quy định của pháp luật.

Trình tự thực hiện chế độ ưu đãi trong giáo dục đào tạo được quy định như thế nào?

Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 7 Thông tư số 36/2015/TT-BLĐTBXH, trình tự, thủ tục thực hiện chế độ ưu đãi được quy định như sau:

(1) Người có công với cách mạng hoặc con của người có công quy định tại Điều 1 Thông tư này gửi Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội nơi giải quyết chế độ ưu đãi giấy xác nhận của cơ sở giáo dục phổ thông hoặc cơ sở giáo dục nghề nghiệp, đại học theo định kỳ chi trả trợ cấp ưu đãi trong giáo dục đào tạo.

Trường hợp học sinh, sinh viên bị kỷ luật buộc thôi học hoặc tự ý bỏ học thì cơ sở giáo dục phổ thông hoặc cơ sở giáo dục nghề nghiệp, đại học nơi học sinh, sinh viên đang học gửi thông báo để Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội dừng thực hiện chế độ ưu đãi.

Khi học sinh, sinh viên được nhập học lại thì cơ sở giáo dục phổ thông hoặc cơ sở giáo dục nghề nghiệp, đại học nơi học sinh, sinh viên theo học gửi thông báo để Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội tiếp tục thực hiện chế độ ưu đãi theo quy định.

Trường hợp học sinh, sinh viên không được thực hiện chế độ ưu đãi trong giáo dục đào tạo quy định tại Điểm c, Khoản 4 Điều 2 của Thông tư này thì Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội thông báo đến cơ sở giáo dục phổ thông hoặc cơ sở giáo dục nghề nghiệp, đại học nơi học sinh, sinh viên đang học;

(2) Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện chi trả chế độ ưu đãi trong giáo dục đào tạo trực tiếp hoặc qua tài khoản cá nhân theo yêu cầu của học sinh, sinh viên quy định tại Điều 1 Thông tư này.

Như vậy, trường hợp đã được hưởng chế độ ưu đãi trong giáo dục được quy định cụ thể trong pháp luật hiện hành và đảm bảo thực hiện theo những quy định nêu trên. Trình tự, thủ tục của chế độ ưu đãi được thực hiện chi tiết theo luật định.

Chế độ ưu đãi
Giáo dục
Học liên thông
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Thân nhân liệt sĩ có được giải quyết chế độ ưu đãi người có công nuôi liệt sĩ không? Người có công nuôi liệt sĩ được hưởng ưu đãi đối với thân nhân của liệt sĩ không?
Pháp luật
Ngày 24/1/2024 là ngày Quốc tế giáo dục đúng không? Ngày Quốc tế giáo dục 24/1 có từ khi nào?
Pháp luật
Người khuyết tật có được giáo dục, học tập nghe, học bằng ngôn ngữ ký hiệu gì riêng hay không? Quyền và nghĩa vụ học tập của công dân như thế nào? Vai trò và trách nhiệm của cán bộ quản lý giáo dục ra sao?
Pháp luật
Viên chức mất trong lúc làm nhiệm vụ thì được hưởng các chế độ gì? Chế độ ưu đãi đối với thân nhân của viên chức mất trong lúc làm nhiệm vụ như thế nào?
Pháp luật
Quốc sách là gì? Tại sao nói phát triển Giáo dục và Đào tạo là quốc sách hàng đầu của Đảng và Nhà nước ta?
Pháp luật
Hồ sơ người có công với cách mạng được thành lập dựa trên nguyên tắc nào, do ai quản lý? Việc cấp trích lục hồ sơ được quy định ra sao?
Pháp luật
04 chính sách mới nổi bật về vấn đề Giáo dục có hiệu lực trong tháng 7 năm 2022 cần lưu ý?
Pháp luật
Việc thành lập phân hiệu có được xem là một trong những hoạt động hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục tại Việt Nam không?
Pháp luật
Trách nhiệm của các tổ chức thực hiện quản lý nhà nước về giáo dục được pháp luật hiện hành quy định ra sao?
Pháp luật
Đối tượng nào được phổ cập giáo dục trung cơ sở? Có mấy mức độ để xét tiêu chuẩn công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Chế độ ưu đãi
903 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Chế độ ưu đãi Giáo dục Học liên thông
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào