Đầu mối chủ trì các hoạt động phòng chống khủng bố mạng là Bộ Thông tin và Truyền thông hay Bộ Công an?

Tôi có thắc mắc cần giải đáp như sau: Đầu mối chủ trì các hoạt động phòng chống khủng bố mạng là Bộ Thông tin và Truyền thông hay Bộ Công an? Phương án ứng phó, khắc phục sự cố an ninh mạng có bao gồm phương án phòng, chống khủng bố mạng hay không? Câu hỏi của anh L (Vĩnh Long).

Khủng bố mạng có phải là việc sử dụng công nghệ thông tin để thực hiện hành vi khủng bố hay không?

Khủng bố mạng được giải thích theo quy định tại khoản 9 Điều 2 Luật An ninh mạng 2018 cụ thể như sau:

Giải thích từ ngữ
...
9. Khủng bố mạng là việc sử dụng không gian mạng, công nghệ thông tin hoặc phương tiện điện tử để thực hiện hành vi khủng bố, tài trợ khủng bố.
...

Theo quy định nêu trên thì khủng bố mạng là việc sử dụng không gian mạng, công nghệ thông tin hoặc phương tiện điện tử để thực hiện hành vi khủng bố, tài trợ khủng bố.

Theo đó, khủng bố mạng cũng có thể hiểu là việc sử dụng công nghệ thông tin để thực hiện hành vi khủng bố.

Khủng bố mạng có phải  là việc sử dụng công nghệ thông tin để thực hiện hành vi khủng bố hay không?

Khủng bố mạng có phải là việc sử dụng công nghệ thông tin để thực hiện hành vi khủng bố hay không? (Hình từ Internet).

Đầu mối chủ trì các hoạt động phòng chống khủng bố mạng là Bộ Thông tin và Truyền thông hay Bộ Công an?

Căn cứ theo khoản 5 Điều 22 Nghị định 53/2022/NĐ-CP có quy định về trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong triển khai các biện pháp bảo vệ an ninh mạng như sau:

Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong triển khai các biện pháp bảo vệ an ninh mạng
1. Lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng có trách nhiệm hướng dẫn cụ thể các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan thực hiện các quy định về trình tự, thủ tục áp dụng một số biện pháp bảo vệ an ninh mạng.
2. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi trách nhiệm, quyền hạn của mình, kịp thời phối hợp, hỗ trợ lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng thực hiện các quy định về trình tự, thủ tục áp dụng một số biện pháp bảo vệ an ninh mạng.
3. Trường hợp doanh nghiệp cung cấp dịch vụ qua biên giới bị cơ quan có thẩm quyền công bố vi phạm pháp luật Việt Nam, tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam có trách nhiệm phối hợp với cơ quan chức năng có thẩm quyền trong ngăn chặn, phòng ngừa, xử lý hành vi vi phạm pháp luật của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ qua biên giới.
4. Mọi hành vi lợi dụng hoặc lạm dụng các biện pháp bảo vệ an ninh mạng để vi phạm pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý theo quy định của pháp luật; trường hợp gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
5. Đối với các hệ thống thông tin không nằm trong Danh mục hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp đồng bộ bảo vệ an ninh mạng, bảo đảm an toàn thông tin mạng theo chức năng, nhiệm vụ được giao:
a) Bộ Thông tin và Truyền thông là đầu mối chủ trì đối với các hoạt động dân sự, trừ trường hợp quy định tại điểm b, c khoản này;
b) Bộ Công an là đầu mối chủ trì đối với các hoạt động bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ an ninh mạng, phòng, chống tội phạm mạng, khủng bố mạng, gián điệp mạng;
c) Bộ Quốc phòng là đầu mối chủ trì đối với các hoạt động bảo vệ tổ quốc trên không gian mạng.

Như vậy, theo quy định nêu trên, cơ quan đầu mối chủ trì đối với các hoạt động phòng, chống khủng bố mạng là Bộ Công an.

Bên cạnh đó, Bộ Thông tin và Truyền thông là đầu mối chủ trì đối với các hoạt động dân sự, trừ trường hợp thuộc chức năng, nhiệm vị của Bộ Công an và Bộ Quốc phòng.

Phương án ứng phó, khắc phục sự cố an ninh mạng có bao gồm phương án phòng, chống khủng bố mạng hay không?

Theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 25 Nghị định 53/2022/NĐ-CP có quy định về phương án ứng phó, khắc phục sự cố an ninh mạng của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị ở trung ương và địa phương cụ thể như sau:

Phương án ứng phó, khắc phục sự cố an ninh mạng của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị ở trung ương và địa phương
1. Phương án ứng phó, khắc phục sự cố an ninh mạng bao gồm:
a) Phương án phòng ngừa, xử lý thông tin có nội dung tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; kích động gây bạo loạn, phá rối an ninh, gây rối trật tự công cộng; làm nhục, vu khống; xâm phạm trật tự quản lý kinh tế bị đăng tải trên hệ thống thông tin;
b) Phương án phòng, chống gián điệp mạng; bảo vệ thông tin thuộc bí mật nhà nước, bí mật công tác, bí mật kinh doanh, bí mật cá nhân, bí mật gia đình và đời sống riêng tư trên hệ thống thông tin;
c) Phương án phòng, chống hành vi sử dụng không gian mạng, công nghệ thông tin, phương tiện điện tử để vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội;
d) Phương án phòng, chống tấn công mạng;
đ) Phương án phòng, chống khủng bố mạng;
e) Phương án phòng ngừa, xử lý tình huống nguy hiểm về an ninh mạng.
...

Như vậy, theo quy định nêu trên, phương án ứng phó, khắc phục sự cố an ninh mạng có bao gồm phương án phòng, chống khủng bố mạng.

Phòng chống khủng bố mạng
An ninh mạng TẢI TRỌN BỘ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN AN NINH MẠNG
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Khi có thay đổi hiện trạng hệ thống thông tin thì có cần kiểm tra an ninh mạng đối với hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia hay không?
Pháp luật
Lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng có phải thành lập Đoàn kiểm tra khi kiểm tra an ninh mạng hay không?
Pháp luật
Lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng sẽ gửi văn bản đề nghị chủ quản hệ thống thông tin tạm ngừng tiến hành kiểm tra an ninh mạng khi nào?
Pháp luật
Chủ quản hệ thống thông tin của tổ chức không thuộc Danh mục HTTT quan trọng về an ninh quốc gia có được thông báo trước việc kiểm tra an ninh mạng?
Pháp luật
Chủ quản hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia có trách nhiệm kiểm tra an ninh mạng trong những trường hợp nào?
Pháp luật
Việc kiểm tra an ninh mạng đối với hệ thống thông tin của cơ quan, tổ chức không thuộc Danh mục hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia thì sẽ được thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng sẽ thông báo kết quả kiểm tra an ninh mạng trong thời gian bao lâu?
Pháp luật
Kiểm tra an ninh mạng đột xuất đối với hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia có phải thông báo trước hay không?
Pháp luật
Kiểm tra an ninh mạng đối với hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia được thực hiện trong những trường hợp nào?
Pháp luật
Đầu mối chủ trì các hoạt động phòng chống khủng bố mạng là Bộ Thông tin và Truyền thông hay Bộ Công an?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Phòng chống khủng bố mạng
Phạm Thị Thục Quyên Lưu bài viết
177 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Phòng chống khủng bố mạng An ninh mạng
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào
Type: