Để khuyến khích trong hoạt động đầu tư xây dựng nhà nước ban hành những chính sách nào? Giám sát, đánh giá dự án đầu tư xây dựng dựa trên yếu tố nào?

Cho tôi hỏi là những chính sách khuyến khích trong hoạt động đầu tư xây dựng bao gồm những chính sách nào? Dựa trên yếu tố nào để thực hiện giám sát và đánh giá dự án đầu tư xây dựng? Mong được giải đáp. Câu hỏi của anh K đến từ Vũng Tàu.

Để khuyến khích trong hoạt động đầu tư xây dựng nhà nước ban hành những chính sách nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 10 Luật Xây dựng 2014 (được sửa đổi, bổ sung bởi điểm a và điểm b khoản 6 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020) thì những chính sách khuyến khích trong hoạt động đầu tư xây dựng bao gồm:

- Khuyến khích hoạt động đầu tư xây dựng nhằm bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa, di sản văn hóa, tín ngưỡng, tôn giáo; xây dựng nhà ở xã hội; hoạt động đầu tư xây dựng theo quy hoạch ở miền núi, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và vùng chịu ảnh hưởng tiêu cực của biến đổi khí hậu.

- Các chủ thể tham gia hoạt động đầu tư xây dựng thuộc các thành phần kinh tế được đối xử bình đẳng trước pháp luật, được khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi trong hoạt động đầu tư xây dựng; ưu tiên nhà thầu có công trình được Nhà nước trao tặng giải thưởng chất lượng công trình xây dựng khi tham gia đấu thầu trong hoạt động xây dựng.

- Từng bước chuyển giao một số dịch vụ công do cơ quan quản lý nhà nước đang thực hiện trong hoạt động đầu tư xây dựng cho tổ chức xã hội - nghề nghiệp có đủ khả năng, điều kiện đảm nhận.

- Nhà nước có chính sách khuyến khích nghiên cứu, áp dụng khoa học và công nghệ tiên tiến, ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động đầu tư xây dựng; hoạt động đầu tư, chứng nhận công trình xây dựng sử dụng tiết kiệm, hiệu quả năng lượng, tài nguyên, bảo đảm yêu cầu bảo vệ môi trường; phát triển đô thị sinh thái, đô thị thông minh, thích ứng với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững.

Để khuyến khích trong hoạt động đầu tư xây dựng nhà nước ban hành những chính sách nào? Giám sát, đánh giá dự án đầu tư xây dựng dựa trên yếu tố nào?

Để khuyến khích trong hoạt động đầu tư xây dựng nhà nước ban hành những chính sách nào? Giám sát, đánh giá dự án đầu tư xây dựng dựa trên yếu tố nào? (Hình từ Internet)

Dựa trên yếu tố nào để thực hiện giám sát và đánh giá dự án đầu tư xây dựng?

Căn cứ theo quy định tại Điều 8 Luật Xây dựng 2014, bị thay thế bởi điểm b khoản 64 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020 về giám sát, đánh giá dự án đầu tư xây dựng như sau:

Giám sát, đánh giá dự án đầu tư xây dựng
1. Dự án đầu tư xây dựng phải được giám sát, đánh giá phù hợp với từng loại nguồn vốn như sau:
a) Đối với dự án sử dụng vốn nhà nước, cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện giám sát, đánh giá theo quy định của pháp luật về đầu tư công và pháp luật về xây dựng theo nội dung và tiêu chí đánh giá đã được phê duyệt;
b) Đối với dự án sử dụng nguồn vốn khác, cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện giám sát, đánh giá về mục tiêu, sự phù hợp với quy hoạch liên quan, việc sử dụng đất, tiến độ đầu tư xây dựng và bảo vệ môi trường.
2. Dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng sử dụng vốn nhà nước, vốn đóng góp của cộng đồng và vốn tài trợ của tổ chức, cá nhân trong nước phải thực hiện giám sát của cộng đồng.
Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tại khu vực xây dựng tổ chức thực hiện giám sát của cộng đồng.
3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Như vậy, việc giám sát và đánh giá dự án đầu tư xây dựng được thực hiện phù hợp với từng loại nguồn vốn đầu tư cụ thể.

Những hành vi cản trở hoạt động xây dựng có phải là hành vi bị nghiêm cấm không?

Căn cứ theo quy định tại khoản 14 Điều 12 Luật Xây dựng 2014 về các hành vi bị nghiêm cấm như sau:

Các hành vi bị nghiêm cấm
...
8. Xây dựng công trình không tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật được lựa chọn áp dụng cho công trình.
9. Sản xuất, sử dụng vật liệu xây dựng gây nguy hại cho sức khỏe cộng đồng, môi trường.
10. Vi phạm quy định về an toàn lao động, tài sản, phòng, chống cháy, nổ, an ninh, trật tự và bảo vệ môi trường trong xây dựng.
11. Sử dụng công trình không đúng với mục đích, công năng sử dụng; xây dựng cơi nới, lấn chiếm diện tích, lấn chiếm không gian đang được quản lý, sử dụng hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác và của khu vực công cộng, khu vực sử dụng chung.
12. Đưa, nhận hối lộ trong hoạt động đầu tư xây dựng; lợi dụng pháp nhân khác để tham gia hoạt động xây dựng; dàn xếp, thông đồng làm sai lệch kết quả lập dự án, khảo sát, thiết kế, giám sát thi công xây dựng công trình.
13. Lạm dụng chức vụ, quyền hạn vi phạm pháp luật về xây dựng; bao che, chậm xử lý hành vi vi phạm pháp luật về xây dựng.
14. Cản trở hoạt động đầu tư xây dựng đúng pháp luật.

Như vậy, những hành vi cản trở hoạt động đầu tư xây dựng đúng pháp luật là những hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động đầu tư xây dựng.

Hoạt động đầu tư xây dựng Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Hoạt động đầu tư xây dựng
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Để khuyến khích trong hoạt động đầu tư xây dựng nhà nước ban hành những chính sách nào? Giám sát, đánh giá dự án đầu tư xây dựng dựa trên yếu tố nào?
Pháp luật
Áp dụng sai tiêu chuẩn trong hoạt động đầu tư xây dựng thì tổ chức có thể bị xử phạt đến 60 triệu đồng đúng không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Hoạt động đầu tư xây dựng
118 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Hoạt động đầu tư xây dựng
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào
Type: