Môi giới cho người khác xuất nhập cảnh có vi phạm pháp luật hay không? Người xuất nhập cảnh trái phép bị pháp luật xử lý ra sao?

Chị chuyên đi môi giới các giấy tờ và đưa người nước ngoài xuất nhập cảnh tại Việt Nam thông qua cửa khẩu ở tỉnh L. Hỏi, hành vi của chị C có trái với quy định của pháp luật không? Nếu phát hiện chị C giúp người khác xuất nhập cảnh trái phép có phải chịu trách nhiệm hình sự không?

Hoạt động của nghề môi giới hiện nay?

Hiện nay pháp luật chưa có quy định cụ thể về hoạt động môi giới, nhưng tại Điều 150 Luật Thương mại 2005 định nghĩa về môi giới thương mại như sau:

Môi giới thương mại là hoạt động thương mại, theo đó một thương nhân làm trung gian (gọi là bên môi giới) cho các bên mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ (gọi là bên được môi giới) trong việc đàm phán, giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá, dịch vụ và được hưởng thù lao theo hợp đồng môi giới.

Nói dễ hiểu, hoạt động của người môi giới sẽ đem lại lợi ích cho bên được môi giới và người môi giới sẽ nhận một khoản thù lao mà hai bên đã thỏa thuận.

Nghề môi giới là nghề không bị pháp luật cấm nhưng tùy thuộc vào một số ngành nghề cần yêu cầu chứng chỉ hành nghề môi giới. Mọi công dân có quyền tự do được làm những gì pháp luật không cấm.

Vì vậy, nghề môi giới hiện này xuất hiện rất nhiều trong đời sống của chúng ta

môi giới

Môi giới cho người khác xuất nhập cảnh có vi phạm pháp luật hay không? (Hình từ Internet)

Môi giới cho người khác xuất nhập cảnh trái phép thì bị xử lý như nào?

Vì mục đích thu lợi bất chính mà có một số ít người thông qua môi giới đưa người xuất nhập cảnh mà không có giấy phép theo quy định pháp luật về xuất, nhập cảnh hoặc làm giả giấy phép xuất nhập cảnh để thu lợi về cho bản thân. Việc môi giới này được pháp luật đưa vào trách nhiệm hình sự nhằm ngăn chặn những hậu quả xấu cho xã hội.

Theo Điều 348 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép như sau:

"Điều 348. Tội tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép
1. Người nào vì vụ lợi mà tổ chức hoặc môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép, thì bị phạt từ từ 01 năm đến 05 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
a) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
b) Phạm tội 02 lần trở lên;
c) Đối với từ 05 người đến 10 người;
d) Có tính chất chuyên nghiệp;
đ) Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
e) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Đối với 11 người trở lên;
b) Thu lợi bất chính 500.000.000 đồng trở lên;
c) Làm chết người.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm."

Như vậy, người môi giới trong trường hợp này tùy theo số lượng phạm tội mà áp dụng hình phạt như trên, trong một số trường hợp mức phạt có thể lên tới 15 năm.

Người xuất nhập cảnh trái phép bị pháp luật xử lý ra sao?

Cũng tương tự tại Điều 347 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội vi phạm quy định về xuất cảnh, nhập cảnh; tội ở lại Việt Nam trái phép như sau:

Điều 347. Tội vi phạm quy định về xuất cảnh, nhập cảnh; tội ở lại Việt Nam trái phép
Người nào xuất cảnh, nhập cảnh trái phép hoặc ở lại Việt Nam trái phép, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Điều này được hướng dẫn bởi Mục 2.2 Công văn 1557/VKSTC-V1 năm 2021 như sau:

2.2. Việc áp dụng tình tiết “đã bị xử phạt hành chính” trong “Tội vi phạm quy định về xuất cảnh, nhập cảnh; tội ở lại Việt Nam trái phép” (Điều 347 BLHS)
Điều 347 BLHS quy định: “Người nào xuất cảnh, nhập cảnh trái phép hoặc ở lại Việt Nam trái phép, đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm...”. Do Điều luật quy định 03 hành vi phạm tội độc lập (xuất cảnh trái phép, nhập cảnh trái phép, ở lại Việt Nam trái phép), nên tình tiết “đã bị xử phạt hành chính về hành vi này” được hiểu là đã bị xử phạt hành chính về hành vi tương ứng.

Như vậy, trong trường hợp người vi phạm đã từng bị xử lý về hành vi xuất nhập cảnh trái phép trước đây mà này tiếp tục bị phát hiện thì sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm

Sử dụng giấy tờ giả để xuất nhập cảnh trái phép thì bị xử lý như thế nào?

Ngoài ra, việc sử dụng giấy tờ giả để xuất nhập cảnh trái phép cũng sẽ chịu xử phạt theo Khoản 126 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định về sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức như sau:

1. Người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ giả thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 02 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội 02 lần trở lên;
c) Làm từ 02 đến 05 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác;
d) Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng;
đ) Thu lợi bất chính từ 10.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;
e) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Làm 06 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác trở lên;
b) Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
c) Thu lợi bất chính 50.000.000 đồng trở lên.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.”.

Như vậy, việc làm giả giấy tờ để xuất nhập cảnh trái phép được pháp luật Hình sự quy định như trên, tùy theo mức độ phạm tội mà chịu hình phạt khác nhau.

Xuất nhập cảnh
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Công dân Việt Nam có được nhập cảnh khi giấy tờ xuất nhập cảnh bị hết hạn hay không? Những lưu ý cần biết khi nhập cảnh tại Việt Nam ra sao?
Pháp luật
Người Việt Nam xuất cảnh để định cư ở nước ngoài nhưng chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế có được xuất cảnh không?
Pháp luật
Khách du lịch là người nước ngoài cho thuê lại hộ chiếu của mình trên lãnh thổ Việt Nam có bị xử phạt không? Có bị trục xuất về nước hay không?
Pháp luật
Người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam để du lịch nhưng thu mua hải sản khi chưa được phép của cơ quan có thẩm quyền thì có bị phạt không?
Pháp luật
Người nước ngoài muốn đi xe máy vào Việt Nam thì cần phải thực hiện những thủ tục gì để được nhập cảnh?
Pháp luật
XNC Đồng Nai là gì? Giờ làm việc của Phòng Quản lý xuất nhập cảnh Đồng Nai và địa chỉ Phòng ở đâu?
Pháp luật
Địa chỉ phòng xuất nhập cảnh Bình Dương ở đâu? Thời gian làm việc phòng xuất nhập cảnh Bình Dương như thế nào?
Pháp luật
Công dân Việt Nam sử dụng hộ chiếu đến nước không miễn visa xuất nhập cảnh qua cổng kiểm soát tự động thì có cần phải đăng ký không?
Pháp luật
Cổng kiểm soát tự động là gì? Sử dụng hộ chiếu không gắn chip điện tử có nhu cầu xuất cảnh qua cổng kiểm soát tự động có cần đăng ký không?
Pháp luật
Người nước ngoài bị buộc xuất cảnh trong trường hợp nào? Thẩm quyền quyết định buộc xuất cảnh?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Xuất nhập cảnh
Hoàng Thanh Thanh Huyền Lưu bài viết
2,470 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Xuất nhập cảnh
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào
Type: