Một pháp nhân thương mại có thể tách thành nhiều pháp nhân khác không? Nếu có thì quyền, nghĩa vụ của pháp nhân được tách quy định ra sao?

Một pháp nhân thương mại có thể tách thành nhiều pháp nhân khác không? Nếu có thì quyền, nghĩa vụ của pháp nhân được tách quy định ra sao? Pháp nhân thương mại có gì khác biệt với pháp nhân phi thương mại? câu hỏi của chị Nhàn (Vũng Tàu).

Một pháp nhân thương mại có thể tách thành nhiều pháp nhân khác không? Quyền và nghĩa vụ của pháp nhân được tách quy định ra sao?

Theo Điều 91 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:

Tách pháp nhân
1. Một pháp nhân có thể tách thành nhiều pháp nhân.
2. Sau khi tách, pháp nhân bị tách và pháp nhân được tách thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự của mình phù hợp với mục đích hoạt động.

Theo đó, pháp nhân nói chung và pháp nhân thương mại nói riêng có thể tách thành nhiều pháp nhân.

Cũng theo quy định này thì sau khi tách, pháp nhân bị tách và pháp nhân được tách thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự của mình phù hợp với mục đích hoạt động.

Một pháp nhân thương mại có thể tách thành nhiều pháp nhân khác không? Nếu có thì quyền, nghĩa vụ của pháp nhân được tách quy định ra sao?

Một pháp nhân thương mại có thể tách thành nhiều pháp nhân khác không? Nếu có thì quyền, nghĩa vụ của pháp nhân được tách quy định ra sao? (hình từ internet)

Để trở thành pháp nhân thương mại tổ chức cần đáp ứng điều kiện gì?

Căn cứ Điều 74 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về điều kiện để một tổ chức được công nhận là pháp nhân như sau:

Pháp nhân
1. Một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Được thành lập theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan;
b) Có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 83 của Bộ luật này;
c) Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình;
d) Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.
2. Mọi cá nhân, pháp nhân đều có quyền thành lập pháp nhân, trừ trường hợp luật có quy định khác.

Dẫn chiếu đến Điều 75 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về pháp nhân thương mại như sau:

Pháp nhân thương mại
1. Pháp nhân thương mại là pháp nhân có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận và lợi nhuận được chia cho các thành viên.
2. Pháp nhân thương mại bao gồm doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác.
3. Việc thành lập, hoạt động và chấm dứt pháp nhân thương mại được thực hiện theo quy định của Bộ luật này, Luật doanh nghiệp và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Chiếu theo quy định này thì để trở thành pháp nhân thương mại tổ chức cần đáp ứng điều kiện sau:

- Được thành lập theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan;

- Có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 83 của Bộ luật này;

- Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình;

- Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.

Ngoài ra tại Điều 83 Bộ luật Dân sự 2015 và Điều 84 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về cơ cấu tổ chức và chi nhánh, văn phòng đại diện của pháp nhân thương mại như sau:

Điều 83. Cơ cấu tổ chức của pháp nhân
1. Pháp nhân phải có cơ quan điều hành. Tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan điều hành của pháp nhân được quy định trong điều lệ của pháp nhân hoặc trong quyết định thành lập pháp nhân.
2. Pháp nhân có cơ quan khác theo quyết định của pháp nhân hoặc theo quy định của pháp luật.
Điều 84. Chi nhánh, văn phòng đại diện của pháp nhân
1. Chi nhánh, văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của pháp nhân, không phải là pháp nhân.
2. Chi nhánh có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của pháp nhân.
3. Văn phòng đại diện có nhiệm vụ đại diện trong phạm vi do pháp nhân giao, bảo vệ lợi ích của pháp nhân.
4. Việc thành lập, chấm dứt chi nhánh, văn phòng đại diện của pháp nhân phải được đăng ký theo quy định của pháp luật và công bố công khai.
5. Người đứng đầu chi nhánh, văn phòng đại diện thực hiện nhiệm vụ theo ủy quyền của pháp nhân trong phạm vi và thời hạn được ủy quyền.
6. Pháp nhân có quyền, nghĩa vụ dân sự phát sinh từ giao dịch dân sự do chi nhánh, văn phòng đại diện xác lập, thực hiện.

Pháp nhân thương mại có gì khác biệt với pháp nhân phi thương mại?

Dẫn chiếu đến Điều 75 Bộ luật Dân sự 2015 và Điều 76 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về pháp nhân thương mại như sau:

Điều 75. Pháp nhân thương mại
1. Pháp nhân thương mại là pháp nhân có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận và lợi nhuận được chia cho các thành viên.
2. Pháp nhân thương mại bao gồm doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác.
3. Việc thành lập, hoạt động và chấm dứt pháp nhân thương mại được thực hiện theo quy định của Bộ luật này, Luật doanh nghiệp và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Điều 76. Pháp nhân phi thương mại
1. Pháp nhân phi thương mại là pháp nhân không có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận; nếu có lợi nhuận thì cũng không được phân chia cho các thành viên.
2. Pháp nhân phi thương mại bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, quỹ xã hội, quỹ từ thiện, doanh nghiệp xã hội và các tổ chức phi thương mại khác.
3. Việc thành lập, hoạt động và chấm dứt pháp nhân phi thương mại được thực hiện theo quy định của Bộ luật này, các luật về tổ chức bộ máy nhà nước và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Theo đó, pháp nhân thương mại và phi thương mại khác nhau về mục đích hoạt động, cụ thể nếu pháp nhân thương mại là pháp nhân có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận và lợi nhuận được chia cho các thành viên thì pháp nhân phi thương mại lại hoạt động không vì mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận và nếu có lợi nhuận thì cũng không được phân chia cho các thành viên.

Pháp nhân thương mại
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Pháp nhân thương mại chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự khi có đủ các điều kiện nào? Tình tiết nào là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự áp dụng đối với pháp nhân thương mại?
Pháp luật
Được triệu tập để thông báo, yêu cầu thi hành án hình sự nhưng người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại không đến thì xử lý ra sao?
Pháp luật
Người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại được gửi giấy triệu tập để yêu cầu thi hành án hình sự trong thời gian nào?
Pháp luật
Pháp nhân thương mại chuyển đổi loại hình doanh nghiệp thì có làm thay đổi nghĩa vụ thi hành án hay không?
Pháp luật
Công ty trốn đóng bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động thì bị xử phạt như thế nào? Pháp nhân thương mại phạm tội có thể bị áp dụng bao nhiêu hình phạt?
Pháp luật
Pháp nhân thương mại nhận quyết định thi hành hình phạt bị đình chỉ hoạt động có thời hạn thì cần phải làm gì?
Pháp luật
Đình chỉ hoạt động có thời hạn pháp nhân thương mại phạm tội được hiểu như thế nào? Thời hạn đình chỉ hoạt động có thời hạn pháp nhân thương mại phạm tội là bao lâu?
Pháp luật
Thi hành hình phạt cấm huy động vốn là gì? Pháp nhân thương mại chấp hành án bị cấm huy động vốn thì cần làm gì?
Pháp luật
Cơ quan quản lý nhà nước đối với pháp nhân thương mại chấp hành án thực hiện các thủ tục thi hành án như thế nào?
Pháp luật
Tòa án đã ra và gửi quyết định thi hành án cho pháp nhân thương mại chấp hành án trong thời hạn bao lâu?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Pháp nhân thương mại
Phạm Thị Xuân Hương Lưu bài viết
742 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Pháp nhân thương mại
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào
Type: