Ngoài nhân viên chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt trực tiếp tại cơ sở bảo trợ xã hội thì định mức nhân viên tại cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc trẻ em được quy định như thế nào?

Nhân viên chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt phải có các tiêu chuẩn gì theo quy định và có ít nhất bao nhiêu người? Ngoài nhân viên chăm sóc trực tiếp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt thì định mức nhân viên tại cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc trẻ em được quy định như thế nào? Trên đây là câu hỏi của bạn Hoài My đến từ Bình Dương.

Nhân viên chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt tại cơ sở bảo trợ xã hội phải có các tiêu chuẩn gì theo quy định?

Căn cứ theo Điều 25 Nghị định 103/2017/NĐ-CP quy định về nhân viên trợ giúp xã hội như sau:

Nhân viên trợ giúp xã hội
1. Nhân viên trợ giúp xã hội phải bảo đảm tiêu chuẩn sau đây:
a) Có sức khỏe để thực hiện trợ giúp xã hội đối tượng;
b) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
c) Có phẩm chất đạo đức tốt, không mắc tệ nạn xã hội và không thuộc đối tượng bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đã bị kết án mà chưa được xóa án tích;
d) Có kỹ năng để trợ giúp xã hội đối tượng.
2. Có đội ngũ nhân viên trợ giúp xã hội bảo đảm đủ về số lượng, trình độ chuyên môn đạt tiêu chuẩn phù hợp để thực hiện các nhiệm vụ của cơ sở.

Theo đó, nhân viên chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt tại cơ sở bảo trợ xã hội phải có sức khỏe và kỹ năng để thực hiện trợ giúp xã hội trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có phẩm chất đạo đức tốt, không mắc tệ nạn xã hội và không thuộc đối tượng bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đã bị kết án mà chưa được xóa án tích.

Nhân viên chăm sóc trẻ em

Nhân viên chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt trực tiếp tại cơ sở bảo trợ xã hội (Hình từ Internet)

Nhân viên chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt trực tiếp tại cơ sở bảo trợ xã hội có ít nhất bao nhiêu người?

Căn cứ theo quy định tại khoản 7 Điều 5 Thông tư 33/2017/TT-BLĐTBXH quy định như sau:

Định mức nhân viên tại cơ sở trợ giúp xã hội
...
7. Nhân viên chăm sóc trực tiếp đối tượng tại cơ sở:
a) Nhân viên chăm sóc trẻ em: 01 nhân viên chăm sóc phụ trách 01 trẻ em dưới 18 tháng tuổi, tối đa 06 trẻ em bình thường từ 18 tháng tuổi đến dưới 6 tuổi hoặc tối đa 10 trẻ em bình thường từ 6 tuổi đến dưới 16 tuổi; chăm sóc tối đa 04 trẻ em khuyết tật hoặc tâm thần hoặc nhiễm HIV/AIDS từ 18 tháng tuổi đến dưới 6 tuổi; chăm sóc tối đa 05 trẻ em khuyết tật hoặc tâm thần hoặc nhiễm HIV/AIDS từ 6 tuổi đến dưới 16 tuổi.
...

Theo đó, tại cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt thì 01 nhân viên chăm sóc phụ trách 01 trẻ em dưới 18 tháng tuổi, tối đa 06 trẻ em bình thường từ 18 tháng tuổi đến dưới 6 tuổi hoặc tối đa 10 trẻ em bình thường từ 6 tuổi đến dưới 16 tuổi hoặc chăm sóc tối đa 04 trẻ em khuyết tật hoặc tâm thần hoặc nhiễm HIV/AIDS từ 18 tháng tuổi đến dưới 6 tuổi hoặc chăm sóc tối đa 05 trẻ em khuyết tật hoặc tâm thần hoặc nhiễm HIV/AIDS từ 6 tuổi đến dưới 16 tuổi.

Như vậy, tùy vào độ tuổi và tình trạng của trẻ sẽ có số lượng nhân viên chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt tương ứng theo quy định trên.

Ngoài nhân viên chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt trực tiếp tại cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc trẻ em thì định mức nhân viên tại cơ sở được quy định như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Thông tư 33/2017/TT-BLĐTBXH quy định như sau:

Định mức nhân viên tại cơ sở trợ giúp xã hội
1. Giám đốc: Mỗi cơ sở trợ giúp xã hội có 01 Giám đốc.
2. Phó Giám đốc: Mỗi cơ sở trợ giúp xã hội có không quá 02 Phó Giám đốc.
3. Mỗi phòng nghiệp vụ gồm Trưởng phòng, không quá 02 Phó Trưởng phòng và các nhân viên. Số lượng nhân viên của mỗi phòng nghiệp vụ được xác định theo vị trí công tác và khối lượng công việc thực tế phải đảm nhiệm.
4. Mỗi khoa gồm Trưởng khoa, không quá 02 Phó Trưởng khoa và các nhân viên. Số lượng nhân viên của mỗi khoa được xác định theo vị trí công tác và khối lượng công việc thực tế phải đảm nhiệm.
5. Nhân viên công tác xã hội: 01 nhân viên công tác xã hội quản lý trường hợp tối đa 100 đối tượng.
6. Nhân viên tâm lý: Mỗi cơ sở có ít nhất 01 nhân viên tâm lý.
7. Nhân viên chăm sóc trực tiếp đối tượng tại cơ sở:
...
8. Nhân viên y tế: 01 nhân viên y tế phụ trách việc chăm sóc sức khỏe cho tối đa 50 đối tượng.
9. Nhân viên phụ trách dinh dưỡng: 01 nhân viên phục vụ tối đa 20 đối tượng.
10. Nhân viên phục hồi chức năng: 01 nhân viên hướng dẫn phục hồi chức năng cho tối đa 05 đối tượng.
11. Giáo viên dạy văn hóa, dạy nghề: 01 giáo viên phụ trách dạy văn hóa, dạy nghề cho tối đa 09 đối tượng.
12. Vị trí việc làm gián tiếp tối đa không quá 20% tổng số nhân lực cơ sở trợ giúp xã hội, gồm: Kế toán, hành chính - tổng hợp, quản trị, thủ quỹ, văn thư, lái xe, bảo vệ.

Theo đó, ngoài nhân viên chăm sóc trực tiếp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt thì định mức nhân viên tại cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc trẻ em được quy định cụ thể trên.

Cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc trẻ em
Cơ sở bảo trợ xã hội
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Cơ sở bảo trợ xã hội có được dùng toàn bộ tài sản của mình để chuyển đổi thành doanh nghiệp xã hội hay không?
Pháp luật
Ngoài nhân viên chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt trực tiếp tại cơ sở bảo trợ xã hội thì định mức nhân viên tại cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc trẻ em được quy định như thế nào?
Pháp luật
Cơ sở bảo trợ xã hội tổng hợp không đảm bảo đủ điều kiện về cơ sở vật chất bị thu hồi hay tạm đình chỉ giấy phép hoạt động?
Pháp luật
Cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc người khuyết tật có bao nhiêu nhân viên theo quy định? Nhà ở đối với cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc người khuyết tật phải được bảo đảm theo tiêu chuẩn gì?
Pháp luật
Cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc người khuyết tật có bao nhiêu nhân viên chăm sóc trực tiếp? Môi trường và khuôn viên của cơ sở bảo trợ người khuyết tật phải đảm bảo các tiêu chuẩn nào?
Pháp luật
Tiêu chuẩn về y tế, vệ sinh, quần áo và dinh dưỡng đối với cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được quy định như thế nào?
Pháp luật
Nhân viên chăm sóc chăm sóc người khuyết tật trực tiếp tại cơ sở bảo trợ xã hội có ít nhất bao nhiêu người?
Pháp luật
Người chưa thành niên không có nơi cư trú ổn định đã chấp hành xong biện pháp giáo dục tại xã thì có được tiếp nhận vào cơ sở trợ giúp trẻ em không?
Pháp luật
Trung tâm dưỡng lão có phải cơ sở bảo trợ xã hội không? Hưởng xã hội hóa, tiền thuê đất mở dịch vụ này được giảm thuế theo quy định như thế nào?
Pháp luật
Hồ sơ đề nghị tiếp nhận người cao tuổi vào nuôi dưỡng trong cơ sở bảo trợ xã hội cấp tỉnh quản lý gồm những nội dung gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc trẻ em
1,244 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc trẻ em Cơ sở bảo trợ xã hội
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào