Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng có được làm công việc mát-xa tại nhà hàng, khách sạn hay không?

Tôi có thắc mắc cần giải đáp như sau: Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng có được làm công việc mát-xa tại nhà hàng, khách sạn hay không? Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài bị nghiêm cấm thực hiện các hành vi nào? Câu hỏi của anh V (Bình Thuận).

Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng có được làm công việc mát-xa tại nhà hàng, khách sạn hay không?

Căn cứ tại khoản 12 Điều 7 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020 có quy định các hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng như sau:

Các hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng:
...
12. Đi làm việc ở nước ngoài hoặc đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài đối với công việc sau đây:
a) Công việc mát-xa tại nhà hàng, khách sạn hoặc trung tâm giải trí;
b) Công việc phải tiếp xúc thường xuyên với chất nổ; chất độc hại trong luyện quặng kim loại màu (đồng, chì, thủy ngân, bạc, kẽm); tiếp xúc thường xuyên với măng-gan, đi-ô-xít thủy ngân;
c) Công việc tiếp xúc với nguồn phóng xạ hở, khai thác quặng phóng xạ các loại;
d) Công việc sản xuất, bao gói phải tiếp xúc thường xuyên với hóa chất axít ni-tơ-ríc, na-tơ-ri xun-phát, đi-xun-phua các-bon hoặc thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, thuốc diệt chuột, thuốc sát trùng, thuốc chống mối mọt có độc tính mạnh;
đ) Công việc săn bắt thú dữ, cá sấu, cá mập;
e) Công việc thường xuyên ở nơi thiếu không khí, áp suất lớn (dưới lòng đất, lòng đại dương);
g) Công việc liệm, mai táng tử thi, thiêu xác chết, bốc mồ mả.
...

Như vậy, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng không được làm công việc mát-xa tại nhà hàng, khách sạn theo quy định nêu trên.

Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng có được làm công việc mát-xa tại nhà hàng, khách sạn hay không?

Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng có được làm công việc mát-xa tại nhà hàng, khách sạn hay không? (Hình từ Internet)

Người lao động do doanh nghiệp dịch vụ đưa đi làm việc ở nước ngoài có quyền và nghĩa vụ như thế nào?

Theo Điều 46 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020 có quy định về quyền, nghĩa vụ của người lao động do doanh nghiệp dịch vụ đưa đi làm việc ở nước ngoài.

Theo đó, quyền và nghĩa vụ của người lao động do doanh nghiệp dịch vụ đưa đi làm việc ở nước ngoài bao gồm:

- Các quyền, nghĩa vụ của người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;

- Ký kết hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài với doanh nghiệp dịch vụ;

- Được bồi thường thiệt hại trong trường hợp doanh nghiệp dịch vụ vi phạm hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài;

- Được chấm dứt hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài với doanh nghiệp dịch vụ khi doanh nghiệp dịch vụ không thực hiện đúng cam kết trong hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác;

- Được gia hạn hoặc ký kết hợp đồng lao động mới phù hợp với quy định pháp luật của nước tiếp nhận lao động;

- Thỏa thuận với doanh nghiệp dịch vụ về tiền dịch vụ;

- Thỏa thuận với doanh nghiệp dịch vụ về tiền ký quỹ hoặc giới thiệu bên bảo lãnh để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài;

- Thanh lý hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài với doanh nghiệp dịch vụ trong thời hạn 180 ngày kể từ, ngày chấm dứt hợp đồng lao động.

Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài bị nghiêm cấm thực hiện các hành vi nào?

Các hành vi bị nghiêm cấm đối với người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài được quy định tại Điều 4 Nghị định 141/2005/NĐ-CP như sau:

Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở khu vực, nghề và công việc mà pháp luật Việt Nam hoặc pháp luật nước tiếp nhận lao động cấm.
2. Lợi dụng danh nghĩa đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài để tổ chức đưa công dân Việt Nam ra nước ngoài trái pháp luật.
3. Lợi dụng danh nghĩa đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài để tổ chức tuyển chọn, đào tạo, thu tiền của người lao động trái quy định của pháp luật.
4. Tổ chức đưa người lao động ra nước ngoài làm việc mà không đăng ký hợp đồng theo quy định của pháp luật.
5. Bỏ trốn ngay sau khi nhập cảnh vào nước tiếp nhận lao động.
6. Tự ý bỏ nơi đang làm việc theo hợp đồng lao động.
7. Không về nước khi chấm dứt hợp đồng lao động theo thời hạn quy định của nước sở tại.
8. Tổ chức, lôi kéo, kích động, ép buộc người lao động đình công trái pháp luật của nước sở tại.
9. Tổ chức môi giới, lôi kéo, dụ dỗ, lừa gạt người lao động Việt Nam ở nước ngoài bỏ nơi làm việc theo hợp đồng lao động.

Theo quy định nêu trên, các hành vi bị nghiêm cấm đối với người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài gồm:

- Bỏ trốn ngay sau khi nhập cảnh vào nước tiếp nhận lao động.

- Tự ý bỏ nơi đang làm việc theo hợp đồng lao động.

- Không về nước khi chấm dứt hợp đồng lao động theo thời hạn quy định của nước sở tại.

- Tổ chức, lôi kéo, kích động, ép buộc người lao động đình công trái pháp luật của nước sở tại.

- Tổ chức môi giới, lôi kéo, dụ dỗ, lừa gạt người lao động Việt Nam ở nước ngoài bỏ nơi làm việc theo hợp đồng lao động.

Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài có thể tự ý bỏ nơi đang làm việc theo hợp đồng lao động không?
Pháp luật
Công ty đưa người lao động Việt Nam đi làm giúp việc gia đình ở nước ngoài phải có nhân viên nghiệp vụ có kinh nghiệm như nào?
Pháp luật
Doanh nghiệp dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài phải thực hiện ký quỹ bao nhiêu?
Pháp luật
Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài cần phải có trình độ, kinh nghiệm như nào?
Pháp luật
Doanh nghiệp đưa người lao động Việt Nam đi làm giúp việc gia đình ở nước ngoài phải có tối thiểu bao nhiêu nhân viên nghiệp vụ?
Pháp luật
Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng có được làm công việc mát-xa tại nhà hàng, khách sạn hay không?
Pháp luật
Hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài có phải ghi rõ thỏa thuận về tiền dịch vụ không?
Pháp luật
Người lao động có phải ký quỹ với doanh nghiệp dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc tại Nhật Bản hay không?
Pháp luật
Sở Lao động có chức năng quản lý lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng không?
Pháp luật
Người lao động phải ký quỹ bao nhiêu với doanh nghiệp đưa người lao động Việt Nam đi làm việc tại Hàn Quốc?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài
Phạm Thị Thục Quyên Lưu bài viết
183 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào
Type: