Người nước ngoài nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi phải thông báo tình hình phát triển của trẻ cho Bộ Tư pháp đúng không?

Cho tôi hỏi người nước ngoài nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi phải báo tình hình phát triển của trẻ cho Bộ Tư pháp đúng không? Trường hợp không nhận được thông báo, Bộ Tư pháp sẽ có động thái gì? Việc cung cấp và sử dụng thông tin về tình hình phát triển của trẻ em phải đảm bảo nguyên tắc nào? Câu hỏi của anh Hiếu (Nam Định).

Người nước ngoài nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi phải thông báo tình hình phát triển của trẻ cho Bộ Tư pháp đúng không?

Theo Điều 39 Luật Nuôi con nuôi 2010 quy định về thông báo tình hình phát triển của con nuôi như sau:

Thông báo tình hình phát triển của con nuôi
Sáu tháng một lần trong thời hạn 03 năm, kể từ ngày giao nhận con nuôi, cha mẹ nuôi có trách nhiệm thông báo cho Bộ Tư pháp và Cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước nơi con nuôi thường trú về tình trạng sức khỏe, thể chất, tinh thần, sự hòa nhập của con nuôi với cha mẹ nuôi, gia đình, cộng đồng.

Theo đó, 06 tháng một lần trong thời hạn 03 năm, kể từ ngày giao nhận con nuôi, cha mẹ nuôi có trách nhiệm thông báo cho Bộ Tư pháp và Cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước nơi con nuôi thường trú về tình trạng sức khỏe, thể chất, tinh thần, sự hòa nhập của con nuôi với cha mẹ nuôi, gia đình, cộng đồng.

Bên cạnh đó, theo Điều 4 Thông tư liên tịch 03/2016/TTLT-BTP-BNG-BCA-BLĐTBXH quy định như sau:

Thông báo tình hình phát triển của trẻ em
1. Cha mẹ nuôi thông báo tình hình phát triển của con nuôi cho Bộ Tư pháp và Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài theo quy định của Luật nuôi con nuôi. Việc thông báo có thể được thực hiện qua đường bưu điện, fax hoặc scan gửi theo đường thư điện tử.
Thông báo được lập theo Biểu mẫu TP/CN-2014/CNNNg.07 được ban hành kèm theo Thông tư số 24/2014/TT-BTP ngày 29 tháng 12 năm 2014 của Bộ Tư pháp sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 12/2011/TT-BTP ngày 27 tháng 6 năm 2011 của Bộ Tư pháp về việc ban hành và hướng dẫn việc ghi chép, lưu trữ, sử dụng biểu mẫu nuôi con nuôi.
2. Cha mẹ nuôi có thể trực tiếp hoặc thông qua sự hỗ trợ của tổ chức con nuôi nước ngoài thông báo tình hình phát triển của trẻ em theo quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Trường hợp cần có thông tin đột xuất về tình hình phát triển của trẻ em cụ thể được cho làm con nuôi nước ngoài, tổ chức con nuôi nước ngoài cung cấp thông tin theo yêu cầu của Bộ Tư pháp.

Theo đó, thông báo tình hình phát triển của trẻ em được lập theo mẫu số 11 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư 10/2020/TT-BTP (thay thế cho mẫu TP/CN-2014/CNNNg.07 được ban hành kèm theo Thông tư 24/2014/TT-BTP).

TẢI VỀ Mẫu thông báo tình hình phát triển của trẻ em

- Cha mẹ nuôi có thể trực tiếp hoặc thông qua sự hỗ trợ của tổ chức con nuôi nước ngoài thông báo tình hình phát triển của trẻ em.

- Trường hợp cần có thông tin đột xuất về tình hình phát triển của trẻ em cụ thể được cho làm con nuôi nước ngoài, tổ chức con nuôi nước ngoài cung cấp thông tin theo yêu cầu của Bộ Tư pháp.

Người nước ngoài nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi phải thông báo tình hình phát triển của trẻ cho Bộ Tư pháp đúng không?

Người nước ngoài nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi phải báo tình hình phát triển của trẻ cho Bộ Tư pháp đúng không? (Hình từ Internet)

Trường hợp không nhận được báo cáo từ người nước ngoài nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi, Bộ Tư pháp sẽ có động thái gì?

Theo Điều 5 Thông tư liên tịch 03/2016/TTLT-BTP-BNG-BCA-BLĐTBXH quy định như sau:

Đôn đốc việc thông báo tình hình phát triển của trẻ em
Căn cứ Quyết định cho trẻ em làm con nuôi nước ngoài và Biên bản giao nhận con nuôi, nếu thấy cha mẹ nuôi không thông báo tình hình phát triển của trẻ em theo định kỳ, Bộ Tư pháp yêu cầu các tổ chức con nuôi nước ngoài hoặc Cơ quan trung ương về nuôi con nuôi quốc tế của nước nhận đôn đốc cha mẹ nuôi thông báo tình hình phát triển của trẻ em.

Theo đó, căn cứ Quyết định cho trẻ em làm con nuôi nước ngoài và Biên bản giao nhận con nuôi, nếu thấy cha mẹ nuôi không thông báo tình hình phát triển của trẻ em theo định kỳ, Bộ Tư pháp yêu cầu các tổ chức con nuôi nước ngoài hoặc Cơ quan trung ương về nuôi con nuôi quốc tế của nước nhận đôn đốc cha mẹ nuôi thông báo tình hình phát triển của trẻ em.

TẢI VỀ Mẫu Quyết định cho trẻ em làm con nuôi nước ngoài

TẢI VỀ Mẫu Biên bản giao nhận con nuôi nước ngoài

Việc cung cấp và sử dụng thông tin về tình hình phát triển của trẻ em phải đảm bảo nguyên tắc nào?

Theo khoản 2 Điều 8 Thông tư liên tịch 03/2016/TTLT-BTP-BNG-BCA-BLĐTBXH quy định như sau:

Cung cấp thông tin về tình hình phát triển của trẻ em
1. Căn cứ nội dung báo cáo đánh giá tình hình phát triển của trẻ em được cho làm con nuôi nước ngoài do Bộ Tư pháp gửi theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Thông tư liên tịch này, Sở Tư pháp và Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi đã giải quyết cho trẻ em làm con nuôi nước ngoài cung cấp thông tin về tình trạng sức khỏe, thể chất, tinh thần, sự hòa nhập của trẻ em khi có yêu cầu của cha mẹ đẻ, người giám hộ và cơ sở nuôi dưỡng nơi trẻ em cư trú trước khi được giải quyết cho làm con nuôi nước ngoài.
2. Việc cung cấp thông tin và sử dụng thông tin được cung cấp đảm bảo tuân thủ nguyên tắc quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 3 Thông tư liên tịch này.

Theo đó, việc cung cấp thông tin và sử dụng thông tin được cung cấp đảm bảo tuân thủ nguyên tắc quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 3 Thông tư liên tịch 03/2016/TTLT-BTP-BNG-BCA-BLĐTBXH, cụ thể như sau:

- Giữ bí mật thông tin riêng tư của trẻ em.

- Vì lợi ích tốt nhất của trẻ em.

Nuôi con nuôi Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Nuôi con nuôi
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Người nước ngoài thường trú ở nước ngoài nhận người Việt Nam làm con nuôi cần phải đáp ứng những điều kiện gì?
Pháp luật
Có bắt buộc đăng ký nhận con nuôi hay không? Hồ sơ đăng ký nhận con nuôi gồm những gì?
Pháp luật
Thay đổi tên bố mẹ đẻ thành bố mẹ nuôi trong Giấy khai nhận nuôi con nuôi được không? Hồ sơ đăng ký nhận con nuôi bao gồm những gì?
Pháp luật
Người nước ngoài thường trú ở Việt Nam nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi nộp hồ sơ đăng ký nhận con nuôi ở đâu?
Pháp luật
Con sinh ra đã được 3 ngày tuổi thì có được cho nhận con nuôi hay không theo quy định pháp luật?
Pháp luật
Có được miễn lệ phí đăng ký nuôi con nuôi trong trường hợp cha dượng nhận con riêng của vợ làm con nuôi hay không?
Pháp luật
Kinh phí thực hiện công tác giải quyết việc nuôi con nuôi của của tổ chức con nuôi nước ngoài tại Việt Nam được lấy từ đâu?
Pháp luật
Kinh phí thực hiện giải quyết việc nuôi con nuôi của tổ chức con nuôi nước ngoài tại Việt Nam thuộc địa phương được lấy từ nguồn nào?
Pháp luật
Thủ tục cấp giấy phép hoạt động của tổ chức con nuôi nước ngoài tại Việt Nam tại Cục Con nuôi ra sao?
Pháp luật
Phí cấp phép hoạt động của tổ chức con nuôi nước ngoài tại Việt Nam là bao nhiêu theo quy định hiện nay?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Nuôi con nuôi
532 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Nuôi con nuôi
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào
Type: