Phân biệt hành vi môi giới cho người khác xuất cảnh trái phép và hành vi môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài?

Người tổ chức, môi giới người qua nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép. Ở đây quy định về chủ thể là người môi giới, tổ chức, còn người đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép thì có văn bản pháp luật nào quy định về xử phạt không? Xuất cảnh trái phép với việc trốn đi nước ngoài có gì khác?

Phân biệt hành vi môi giới cho người khác xuất cảnh trái phép và hành vi môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài?

Hiện này có hai hành vi môi giới cho người khác sang nước ngoài được quy định tại Bộ luật Hình sự 2015 gồm: hành vi tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh trái phép được quy định tại điều 348 và hành vi tổ chức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài quy định ở Điều 349.

Cả hai hành vi đều là môi giới nhằm mục đích đưa người khác sang nước ngoài trái phép, vậy phải hiểu sao cho đúng để phân biệt hai hành vi này.

Căn cứ Mục 2.1 Công văn 1557/VKSTC-V1 năm 2021 hướng dẫn về việc phân biệt hành vi “tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh trái phép” (Điều 348 BLHS) với hành vi “tổ chức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài” (Điều 349 BLHS) như sau:

"2. Một số vấn đề cụ thể
2.1. Phân biệt hành vi “tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh trái phép” (Điều 348 BLHS) với hành vi “tổ chức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài” (Điều 349 BLHS)
Hành vi tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh trái phép quy định tại Điều 348 BLHS là vì động cơ vụ lợi mà tổ chức, môi giới cho người khác từ Việt Nam ra nước ngoài trái phép chỉ với mục đích đưa người khác qua biên giới. Ví dụ: A được trả tiền để dẫn 03 người qua đường mòn khu vực biên giới Việt Nam sang Trung Quốc.
Còn hành vi tổ chức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài quy định tại Điều 349 BLHS là tổ chức, môi giới cho người khác ra khỏi lãnh thổ Việt Nam với mục đích để người đó trốn ra nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép. Tổng kết thực tiễn thấy, người trốn đi nước ngoài chủ yếu nhằm trốn tránh pháp luật Việt Nam (trốn truy nã, trốn nợ,...) hoặc để lao động, cư trú trái phép ở nước ngoài...; người phạm tội thường thực hiện một chuỗi hành vi, như: Thỏa thuận với khách (chi phí, thời gian, địa điểm đi, đến, phương tiện, thủ đoạn trốn,...).
Ví dụ 1: A biết B đang bị cấm xuất cảnh, đã thuê người dẫn B qua đường mòn, lối mở để trốn sang Trung Quốc.
Ví dụ 2: C có mục đích đưa D đi Hàn Quốc để lao động bất hợp pháp nên đã làm thủ tục (thành lập Công ty, làm hồ sơ để D là nhân viên của Công ty, làm Visa cho D,...) để D đi Hàn Quốc và ở lại lao động bất hợp pháp."

Như vậy, hành vi môi giới cho người khác xuất cảnh trái phép là hành vi chỉ với mục đích đưa người khác qua biên giới.

Còn việc môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài là nhằm mục đích để người khác trốn ra nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép nhằm trốn tránh pháp luật Việt Nam khì người đó đang phạm tội (truy nã, trốn nợ,...)

Phân biệt hành vi môi giới cho người khác xuất cảnh trái phép và hành vi môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài?

Phân biệt hành vi môi giới cho người khác xuất cảnh trái phép và hành vi môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài? (Hình từ Internet)

Người môi giới cho người khác xuất cảnh trái phép khởi Việt Nam bị xử lý như thế nào?

Căn cứ Điều 348 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép như sau:

"Điều 348. Tội tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép
1. Người nào vì vụ lợi mà tổ chức hoặc môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép, thì bị phạt từ từ 01 năm đến 05 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
a) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
b) Phạm tội 02 lần trở lên;
c) Đối với từ 05 người đến 10 người;
d) Có tính chất chuyên nghiệp;
đ) Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
e) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Đối với 11 người trở lên;
b) Thu lợi bất chính 500.000.000 đồng trở lên;
c) Làm chết người.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm."

Theo đó, đối với hành vi môi giới cho người khác xuất cảnh trái phép thì mức phạt thấp nhất là từ 01 đến 05 năm.

Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Người có hành vi xuất cảnh trái phép thông qua môi giới có bị xử lý hình sự hay không?

Căn cứ Điều 347 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội vi phạm quy định về xuất cảnh, nhập cảnh; tội ở lại Việt Nam trái phép như sau:

"Điều 347. Tội vi phạm quy định về xuất cảnh, nhập cảnh; tội ở lại Việt Nam trái phép
Người nào xuất cảnh, nhập cảnh trái phép hoặc ở lại Việt Nam trái phép, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm."

Theo đó, người có hành vi xuất cảnh trái phép bao gồm cả hành vi tự mình xuất cảnh hay thông qua môi giới nếu đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Xuất cảnh trái phép
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Hành vi xuất cảnh trái phép không bị cơ quan chức năng phát hiện trực tiếp mà chỉ theo lời khai của người phạm tội thì có căn cứ vào đó để khởi tố được không?
Pháp luật
Người xuất cảnh trái phép hơn 20 năm quay về nước thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Pháp luật
Người xuất cảnh trái phép, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự như thế nào?
Pháp luật
Phân biệt hành vi môi giới cho người khác xuất cảnh trái phép và hành vi môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Xuất cảnh trái phép
8,787 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Xuất cảnh trái phép
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào
Type: