Sinh viên học tập theo niên chế muốn học tiếp lên năm học sau thì cần đáp ứng điều kiện như thế nào?

Sinh viên học tập theo niên chế muốn học tiếp lên năm học sau thì cần đáp ứng điều kiện như thế nào? Sinh viên học tập theo niên chế bị buộc thôi học trong các trường hợp nào? - câu hỏi của anh T.P (Hà Nội).

Sinh viên học tập theo niên chế muốn học tiếp lên năm học sau thì cần đáp ứng điều kiện như thế nào?

Theo khoản 1 Điều 12 Quy chế đào tạo trình độ đại học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Thông tư 08/2021/TT-BGDĐT có quy định về xử lý kết quả học tập theo niên chế như sau:

Xử lý kết quả học tập theo niên chế
1. Cuối mỗi năm học, sinh viên được đánh giá đạt tiến độ học tập bình thường và được học tiếp lên năm học sau nếu đạt cả hai điều kiện sau:
a) Điểm trung bình năm học đạt từ 1,0 trở lên đối với năm học thứ nhất, từ 1,2 trở lên đối với năm thứ hai và từ 1,4 đối với năm thứ ba trở đi;
b) Số tín chỉ nợ đọng từ đầu khóa không vượt quá 16.
2. Sinh viên bị buộc thôi học trong các trường hợp sau:
a) Điểm trung bình năm học đạt dưới 0,8;
b) Điểm trung bình tích lũy đạt dưới 1,2 sau 2 năm học, dưới 1,4 sau 3 năm học và dưới 1,6 từ sau 4 năm học trở đi;
c) Thời gian học tập vượt quá giới hạn theo quy định tại khoản 5 Điều 2 của Quy chế này.
3. Sinh viên không thuộc diện quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này được xếp lớp học cùng khoá sau để cải thiện kết quả học tập.
4. Quy chế của cơ sở đào tạo quy định cụ thể:
a) Việc lựa chọn áp dụng một số điều kiện cảnh báo học tập tương tự quy định đối với đào tạo theo tín chỉ tại khoản 1 Điều 11 của Quy chế này;
b) Quy trình, thủ tục cảnh báo học tập (nếu có), buộc thôi học; việc thông báo hình thức áp dụng tới sinh viên;
c) Việc bảo lưu kết quả học tập đã tích luỹ trong trường hợp sinh viên bị buộc thôi học.

Căn cứ trên quy định cuối mỗi năm học, sinh viên học tập theo niên chế được đánh giá đạt tiến độ học tập bình thường và được học tiếp lên năm học sau nếu đạt cả hai điều kiện sau:

- Điểm trung bình năm học đạt từ 1,0 trở lên đối với năm học thứ nhất, từ 1,2 trở lên đối với năm thứ hai và từ 1,4 đối với năm thứ ba trở đi;

- Số tín chỉ nợ đọng từ đầu khóa của sinh viên học tập theo niên chế không vượt quá 16.

học tập theo niên chế

Sinh viên học tập theo niên chế muốn học tiếp lên năm học sau thì cần đáp ứng điều kiện như thế nào? (Hình từ Internet)

Sinh viên học tập theo niên chế bị buộc thôi học trong các trường hợp nào?

Theo khoản 2 Điều 12 Quy chế đào tạo trình độ đại học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Thông tư 08/2021/TT-BGDĐT có quy định về xử lý kết quả học tập theo niên chế như sau:

Xử lý kết quả học tập theo niên chế
...
2. Sinh viên bị buộc thôi học trong các trường hợp sau:
a) Điểm trung bình năm học đạt dưới 0,8;
b) Điểm trung bình tích lũy đạt dưới 1,2 sau 2 năm học, dưới 1,4 sau 3 năm học và dưới 1,6 từ sau 4 năm học trở đi;
c) Thời gian học tập vượt quá giới hạn theo quy định tại khoản 5 Điều 2 của Quy chế này.
3. Sinh viên không thuộc diện quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này được xếp lớp học cùng khoá sau để cải thiện kết quả học tập.
4. Quy chế của cơ sở đào tạo quy định cụ thể:
a) Việc lựa chọn áp dụng một số điều kiện cảnh báo học tập tương tự quy định đối với đào tạo theo tín chỉ tại khoản 1 Điều 11 của Quy chế này;
b) Quy trình, thủ tục cảnh báo học tập (nếu có), buộc thôi học; việc thông báo hình thức áp dụng tới sinh viên;
c) Việc bảo lưu kết quả học tập đã tích luỹ trong trường hợp sinh viên bị buộc thôi học.

Như vậy, Sinh viên học tập theo niên chế bị buộc thôi học trong các trường hợp sau:

- Điểm trung bình năm học đạt dưới 0,8;

- Điểm trung bình tích lũy đạt dưới 1,2 sau 2 năm học, dưới 1,4 sau 3 năm học và dưới 1,6 từ sau 4 năm học trở đi;

- Thời gian học tập của sinh viên học tập theo niên chế vượt quá giới hạn theo quy định tại khoản 5 Điều 2 của Quy chế này ban hành kèm theo Thông tư 08/2021/TT-BGDĐT.

Đào tạo theo niên chế là phương thức tổ chức đào tạo như thế nào?

Theo khoản 1 Điều 3 Quy chế đào tạo trình độ đại học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Thông tư 08/2021/TT-BGDĐT quy định như sau:

Phương thức tổ chức đào tạo
1. Đào tạo theo niên chế:
a) Là phương thức tổ chức đào tạo theo lớp học tương đối cố định đối với tất cả các học phần bắt buộc của chương trình đào tạo trong toàn khoá học, cho phép sinh viên cùng lớp thực hiện theo kế hoạch học tập chuẩn và theo một thời khóa biểu chung trừ những học phần tự chọn hoặc học lại;
b) Sinh viên được đánh giá đạt tiến độ học tập bình thường sẽ được học tiếp năm sau theo kế hoạch học tập chuẩn và đăng ký học lại những học phần chưa đạt theo quy định trong chương trình đào tạo;
c) Sinh viên được đánh giá không đạt tiến độ học tập bình thường sẽ phải học cùng sinh viên khóa sau để học lại các học phần chưa đạt theo quy định trong chương trình đào tạo.
...

Như vậy, đào tạo theo niên chế là phương thức tổ chức đào tạo theo lớp học tương đối cố định đối với tất cả các học phần bắt buộc của chương trình đào tạo trong toàn khoá học, cho phép sinh viên cùng lớp thực hiện theo kế hoạch học tập chuẩn và theo một thời khóa biểu chung trừ những học phần tự chọn hoặc học lại.

Sinh viên học tập theo niên chế
Sinh viên
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Đối với trường hợp sinh viên đang theo học tại trường mà bị xử lý hình sự phạt tù hưởng án treo thì có được tiếp tục theo học trong thời gian thụ án treo hay không?
Pháp luật
Đối với mỗi học phần, sinh viên được đánh giá qua tối thiểu mấy điểm thành phần? Cách tính điểm học phần được Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định như thế nào?
Pháp luật
Chính thức mở đăng ký vé hỗ trợ sinh viên, thanh niên, công nhân và người lao động về quê đón Tết Âm lịch 2024?
Pháp luật
Đồ án tốt nghiệp là gì? Sinh viên nhờ người làm hộ đồ án tốt nghiệp thì có bị đuổi học hay không?
Pháp luật
CV là gì? Mẫu CV dành cho sinh viên mới ra trường cần thể hiện những thông tin nào theo quy định?
Pháp luật
Mẫu Đơn xin thi lại học phần cho sinh viên mới nhất 2024? Sinh viên được chậm tốt nghiệp tối đa bao nhiêu năm?
Pháp luật
Kế hoạch tổ chức Hội trại truyền thống học sinh, sinh viên 9/1 lần thứ XVI năm 2024 tại TPHCM như thế nào?
Pháp luật
Tân sinh viên cần lưu ý những gì khi đi thuê trọ? Hợp đồng thuê trọ có phải lập thành văn bản và công chứng, chứng thực?
Pháp luật
Sinh viên photo tài liệu từ sách giáo khoa, giáo trình để nghiên cứu học tập thì có phải trả tiền bản quyền không?
Pháp luật
Sinh viên photo tài liệu mang vào phòng thi nhưng chưa xem thì có bị đình chỉ học tập có thời hạn hay không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Sinh viên học tập theo niên chế
727 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Sinh viên học tập theo niên chế Sinh viên
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào
Type: