Thời gian khám định kỳ cho người lao động bị Bệnh điếc nghề nghiệp do tiếng ồn là bao lâu? Nội dung khám là gì?

Tôi có thắc mắc muốn được giải đáp như sau: Thời gian khám định kỳ cho người lao động bị Bệnh điếc nghề nghiệp do tiếng ồn là bao lâu? Nội dung khám là gì? Câu hỏi của anh B.V.P đến từ Bà Rịa - Vũng Tàu.

Người lao động phải khám phát hiện bệnh nghề nghiệp khi thuộc những trường hợp nào?

Căn cứ tại Điều 6 Thông tư 28/2016/TT-BYT về đối tượng khám phát hiện bệnh nghề nghiệp:

Đối tượng khám phát hiện bệnh nghề nghiệp
1. Đối tượng phải khám phát hiện bệnh nghề nghiệp là người lao động quy định tại Khoản 1 Điều 2 Thông tư này.
2. Người lao động không thuộc Khoản 1 Điều này chuyển sang làm nghề, công việc có nguy cơ mắc bệnh nghề nghiệp.

Theo đó, đối tượng phải khám phát hiện bệnh nghề nghiệp là người lao động quy định tại khoản 1 Điều 2 Thông tư 28/2016/TT-BYT, cụ thể như sau:

- Người lao động tiếp xúc với các yếu tố có hại có khả năng mắc bệnh nghề nghiệp hoặc làm các nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm kể cả người học nghề, tập nghề,

- Người lao động đã nghỉ hưu hoặc người lao động đã chuyển công tác không còn làm việc trong các nghề, công việc có nguy cơ bị bệnh nghề nghiệp,

- Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội quy định tại khoản 1 và khoản 4 Điều 2 của Luật Bảo hiểm xã hội 2014 đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội hoặc đã có quyết định nghỉ việc chờ giải quyết chế độ hưu trí, trợ cấp hằng tháng.

Lưu ý: Người lao động không thuộc khoản 1 Điều 6 Thông tư 28/2016/TT-BYT chuyển sang làm nghề, công việc có nguy cơ mắc bệnh nghề nghiệp cũng thuộc đối tượng khám phát hiện bệnh nghề nghiệp theo quy định.

Nội dung khám phát hiện Bệnh điếc nghề nghiệp do tiếng ồn phải đầy đủ nội dung nào?

Nội dung khám phát hiện Bệnh điếc nghề nghiệp do tiếng ồn được quy định tại khoản 2 Điều 9 Thông tư 28/2016/TT-BYT như sau:

Quy trình và nội dung khám phát hiện bệnh nghề nghiệp
...
2. Nội dung khám phát hiện bệnh nghề nghiệp
a) Khai thác đầy đủ các thông tin cá nhân, tình trạng sức khỏe hiện tại, tiền sử bệnh tật của bản thân và gia đình, thời gian tiếp xúc yếu tố có hại có thể gây bệnh nghề nghiệp để ghi phần tiền sử tiếp xúc nghề nghiệp trong sổ khám sức khỏe phát hiện bệnh nghề nghiệp;
b) Khám đầy đủ nội dung theo quy định tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư này và các chuyên khoa để phát hiện bệnh nghề nghiệp trong Danh mục bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm quy định tại Thông tư số 15/2016/TT-BYT ngày 16 tháng 5 năm 2016 của Bộ Y tế quy định bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm xã hội;
c) Đối với lao động nữ phải khám thêm chuyên khoa phụ sản;
d) Thực hiện các xét nghiệm khác liên quan đến yếu tố có hại trong môi trường lao động (nếu cần);
đ) Trường hợp người lao động đã được khám sức khỏe định kỳ theo Thông tư 14/2013/TT-BYT thì sử dụng kết quả khám sức khỏe còn giá trị và thực hiện khám bổ sung các nội dung còn lại theo quy định tại điểm b, điểm d Khoản 2 Điều này;
e) Đối với những bệnh nghề nghiệp không nằm trong Danh mục bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm xã hội phải khám đầy đủ các chuyên khoa theo chỉ định của bác sỹ khám bệnh nghề nghiệp.

Đồng thời, theo quy định tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư 28/2016/TT-BYT về Nội dung khám chuyên khoa phát hiện bệnh nghề nghiệp trong danh mục bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm:

Nội dung khám chuyên khoa phát hiện bệnh nghề nghiệp trong danh mục bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm

TT

Tên bệnh

Yếu tố có hại

Nội dung khám:

Lâm sàng

Nội dung khám:

Cận lâm sàng

18.

Bệnh phóng xạ nghề nghiệp

Bức xạ ion hóa

Hệ tiêu hóa, hô hấp, tuần hoàn, hệ thống hạch bạch huyết.

- Máu: Huyết đồ

- Tủy đồ và/hoặc xét nghiệm nhiễm sắc thể (nếu cần)

19.

Bệnh điếc nghề nghiệp do tiếng ồn

Tiếng ồn

Chuyên khoa Tai mũi họng

- Đo thính lực đơn âm.

- Chụp X-quang xương chũm, đo nhĩ lượng, phản xạ cơ bàn đạp, ghi đáp ứng thính giác thân não (nếu cần).

20.

Bệnh nghề nghiệp do rung cục bộ

Rung tần số cao do sử dụng dụng cụ cầm tay

Rung tần số cao do sử dụng dụng cụ cầm tay

- Chụp X-quang khớp cổ tay, khuỷu tay, khớp vai.

- Nghiệm pháp lạnh.

- Soi mao mạch, đo ngưỡng cảm nhận rung, cảm nhận đau (nếu cần).

Như vậy, nội dung khám phát hiện Bệnh điếc nghề nghiệp do tiếng ồn phải đầy đủ các nội dung sau:

- Nội dung khám lâm sàng: Chuyên khoa Tai mũi họng

- Nội dung khám cận lâm sàng:

+ Đo thính lực đơn âm.

+ Chụp X-quang xương chũm, đo nhĩ lượng, phản xạ cơ bàn đạp, ghi đáp ứng thính giác thân não (nếu cần).

- Các chuyên khoa để phát hiện bệnh nghề nghiệp trong Danh mục bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm quy định tại Thông tư 15/2016/TT-BYT.

Thời gian khám định kỳ cho người lao động bị Bệnh điếc nghề nghiệp do tiếng ồn là bao lâu?

Căn cứ tại Phụ lục 6 ban hành kèm theo Thông tư 28/2016/TT-BYT về thời gian và nội dung khám định kỳ cho người lao động mắc bệnh nghề nghiệp:

Thời gian và nội dung khám định kỳ cho người lao động mắc bệnh nghề nghiệp

TT

Tên bệnh

Thời gian khám (tháng)

Nội dung khám:

Lâm sàng

Nội dung khám:

Cận lâm sàng

18.

Bệnh phóng xạ nghề nghiệp

6

Hệ tiêu hóa, hô hấp, tuần hoàn, hệ thống hạch bạch huyết.

- Máu: Huyết đồ

- Tủy đồ và/hoặc xét nghiệm nhiễm sắc thể (nếu cần)

19.

Bệnh điếc nghề nghiệp do tiếng ồn

12

Tai mũi họng

- Đo thính lực đơn âm.

- Chụp X-quang xương chũm, đo nhĩ lượng, phản xạ cơ bàn đạp, ghi đáp ứng thính giác thân não (nếu cần).

20.

Bệnh nghề nghiệp do rung cục bộ

12

Hệ xương khớp, thần kinh và mao mạch ngoại vi.

- Chụp X-quang khớp cổ tay, khuỷu tay, khớp vai.

- Nghiệm pháp lạnh.

- Soi mao mạch, đo ngưỡng cảm nhận rung, cảm nhận đau (nếu cần).

Như vậy, thời gian khám định kỳ cho người lao động bị Bệnh điếc nghề nghiệp do tiếng ồn là 12 tháng.

Bệnh nghề nghiệp
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Người lao động làm các công việc nào có thể bị bệnh rung toàn thân do nghề nghiệp theo quy định pháp luật?
Pháp luật
Việc quản lý, chăm sóc sức khỏe, phòng chống bệnh nghề nghiệp cho người lao động phải được thực hiện từ thời điểm nào?
Pháp luật
Người lao động làm các nghề, công việc nào có thể bị bệnh điếc do tiếng ồn theo quy định năm 2024?
Pháp luật
Thời gian khám định kỳ cho người lao động bị Bệnh điếc nghề nghiệp do tiếng ồn là bao lâu? Nội dung khám là gì?
Pháp luật
Cơ sở khám bệnh nghề nghiệp phải trả kết quả khám định kỳ người lao động mắc bệnh nghề nghiệp cho người sử dụng lao động trong thời gian nào?
Pháp luật
Người lao động làm các nghề, công việc nào có thể bị bệnh bụi phổi than theo quy định năm 2024?
Pháp luật
Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe đối với người lao động bị TNLĐ, bệnh nghề nghiệp được quy định như thế nào?
Pháp luật
Người lao động làm các nghề, công việc nào có thể bị bệnh bụi phổi amiăng nghề nghiệp theo quy định 2024?
Pháp luật
Người lao động làm các nghề, công việc nào có thể bị bệnh nhiễm độc chì nghề nghiệp theo quy định năm 2024?
Pháp luật
Người lao động làm các nghề, công việc nào có thể bị bệnh bụi phổi silic? Bệnh bụi phổi silic là gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bệnh nghề nghiệp
105 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bệnh nghề nghiệp
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào
Type: