Cấm đường ngày 12/12 và ngày 13/12 tại Hà Nội như thế nào? Tổ chức hướng đi cho các phương tiện trong diện tạm cấm, hạn chế ra sao?

Tôi muốn hỏi cấm đường ngày 12/12 và ngày 13/12 tại Hà Nội như thế nào? - câu hỏi của chị N.L.T (Tây Hồ)

Cấm đường ngày 12/12 và ngày 13/12 tại Hà Nội như thế nào?

Theo Cổng thông tin Chính phủ, trong các ngày 12 và 13/12, trên địa bàn TP Hà Nội diễn ra các hoạt động đón Đoàn khách quốc tế sang thăm chính thức Việt Nam.

Như vậy, để đón Đoàn khách quốc tế sang thăm chính thức Việt Nam sẽ cấm đường ngày 12, 13 tháng 12

Để bảo đảm an ninh, an toàn, thông suốt phục vụ công tác bảo vệ Đoàn khách quốc tế; Công an TP Hà Nội phân luồng giao thông và tổ chức hướng đi cho các loại phương tiện khi cấm đường ngày 12, 13 tháng 12 như sau:

Từ 12h đến 21h30 ngày 12/12/2023 và từ 7h30 đến 17h ngày 13/12:

- Tạm cấm đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách, kinh doanh vận tải hàng hóa (trừ các xe có phù hiệu bảo vệ, xe buýt, xe vệ sinh môi trường, xe giải quyết, khắc phục sự cố; xe chở khách tuyến cố định) trên một số tuyến đường giao thông theo hiệu lệnh, chỉ dẫn của lực lượng chức năng;

- Hạn chế đối với xe ô tô cá nhân, xe mô tô hoạt động trên các tuyến đường giao thông địa bàn các quận, huyện: Ba Đình, Hoàn Kiếm, Đống Đa, Cầu Giấy, Nam Từ Liêm, Đông Anh, Sóc Sơn, Mê Linh.

>> Xem thêm: Lịch cấm đường tại Thành phố Hồ Chí Minh

Cấm đường ngày 12/12 và ngày 13/12 tại Hà Nội như thế nào? Tổ chức hướng đi cho các phương tiện trong diện tạm cấm, hạn chế ra sao?

Cấm đường ngày 12/12 và ngày 13/12 tại Hà Nội như thế nào? Tổ chức hướng đi cho các phương tiện trong diện tạm cấm, hạn chế ra sao? (Hình từ Internet)

Tổ chức hướng đi cho các phương tiện trong diện tạm cấm, hạn chế ra sao?

Theo Cổng thông tin Chính phủ thì việc tổ chức hướng đi cho các phương tiện trong diện tạm cấm, hạn chế khi cấm đường ngày 12, 13 tháng 12 như sau:

Các phương tiện từ tỉnh phía Đông, Đông Nam (Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Phòng, Hải Dương,…) đi các tỉnh phía Nam: đi cầu Thanh Trì - Pháp Vân - đi các tỉnh phía Nam (Ninh Bình, Nam Định, Hà Nam,…) và ngược lại.

- Các phương tiện từ tỉnh phía Đông, Đông Nam (Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Phòng, Hải Dương,…) đi các tỉnh phía Bắc (Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Thái Nguyên,…): đi Quốc lộ 5 - Nguyễn Văn Linh - Lý Sơn - cầu Đông Trù - Trường Sa - Hoàng Sa - Võ Văn Kiệt - Quốc lộ 2 hoặc từ Quốc lộ 5 - cầu Thanh Trì - cầu Phù Đổng - Quốc lộ 3 để đi các tỉnh phía Bắc và ngược lại.

- Xe từ các tỉnh phía Nam (Ninh Bình, Nam Định, Hà Nam,…) đi các tỉnh phía Bắc (Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Thái Nguyên,…): đi theo tuyến Pháp Vân - Ngọc Hồi - Phan Trọng Tuệ - Phùng Hưng - Xa La - Văn Phú - Lê Trọng Tấn - Tỉnh lộ 70 - Nhổn - Quốc lộ 32 - cầu Vĩnh Thịnh (hoặc cầu Trung Hà), đi các tỉnh phía Bắc (Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Thái Nguyên,…) và ngược lại.

- Các phương tiện hạn chế lên đường Vành đai III (đoạn từ nút giao Nguyễn Trãi - Khuất Duy Tiến đến Võ Văn Kiệt).

Công an TP Hà Nội yêu cầu tất cả các phương tiện khi tham gia giao thông phải nghiêm chỉnh chấp hành Luật giao thông đường bộ; khi gặp các xe được quyền ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ phải khẩn trương chuyển hướng vào các đường ngang, điểm giao cắt gần nhất theo hướng dẫn của lực lượng chức năng để nhường đường cho đoàn xe ưu tiên.

Đối tượng nào thuộc các đoàn khách nước ngoài là khách mời của Đảng và Nhà nước có xe cảnh sát dẫn đường?

Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 1 Quyết định 14/2000/QĐ-TTg có nêu rõ đối tượng thuộc các đoàn khách nước ngoài là khách mời của Đảng và Nhà nước có xe cảnh sát dẫn đường bao gồm:

- Nguyên thủ Quốc gia;

- Người đứng đầu Chính phủ;

- Chủ tịch Quốc hội;

- Tổng Bí thư, Chủ tịch Đảng hoặc người đứng đầu các Đảng có quan hệ với Đảng Cộng sản Việt Nam;

- Phó Nguyên thủ Quốc gia, Phó Thủ tướng Chính phủ, Phó Chủ tịch Quốc hội và tương đương;

- Tổng Thư ký Liên hợp quốc, Phó Tổng thư ký Liên hợp quốc;

- Cựu Tổng Bí thư, Chủ tịch Đảng, Nguyên thủ Quốc gia, Thủ tướng Chính phủ;

- Người đứng đầu các Tổ chức Quốc tế;

- Bộ trưởng và tương đương;

- Các thành viên chủ chốt của Hoàng gia (Vua, Hoàng hậu, Hoàng tử, Công chúa);

- Đại sứ đặc mệnh toàn quyền trình Quốc thư;

- Đoàn đại biểu ngoại giao các nước tham dự các hoạt động chính thức do Nhà nước tổ chức;

- Đoàn khách dự các hội nghị Quốc tế do Nhà nước tổ chức.

Khi có tín hiệu của xe được quyền ưu tiên, người tham gia giao thông phải làm như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 22 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định như sau:

Quyền ưu tiên của một số loại xe
1. Những xe sau đây được quyền ưu tiên đi trước xe khác khi qua đường giao nhau từ bất kỳ hướng nào tới theo thứ tự:
a) Xe chữa cháy đi làm nhiệm vụ;
b) Xe quân sự, xe công an đi làm nhiệm vụ khẩn cấp, đoàn xe có xe cảnh sát dẫn đường;
c) Xe cứu thương đang thực hiện nhiệm vụ cấp cứu;
d) Xe hộ đê, xe đi làm nhiệm vụ khắc phục sự cố thiên tai, dịch bệnh hoặc xe đi làm nhiệm vụ trong tình trạng khẩn cấp theo quy định của pháp luật;
đ) Đoàn xe tang.
2. Xe quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này khi đi làm nhiệm vụ phải có tín hiệu còi, cờ, đèn theo quy định; không bị hạn chế tốc độ; được phép đi vào đường ngược chiều, các đường khác có thể đi được, kể cả khi có tín hiệu đèn đỏ và chỉ phải tuân theo chỉ dẫn của người điều khiển giao thông.
Chính phủ quy định cụ thể tín hiệu của xe được quyền ưu tiên.
3. Khi có tín hiệu của xe được quyền ưu tiên, người tham gia giao thông phải nhanh chóng giảm tốc độ, tránh hoặc dừng lại sát lề đường bên phải để nhường đường. Không được gây cản trở xe được quyền ưu tiên.

Theo đó, khi có tín hiệu của xe được quyền ưu tiên, người tham gia giao thông phải nhanh chóng giảm tốc độ, tránh hoặc dừng lại sát lề đường bên phải để nhường đường. Không được gây cản trở xe được quyền ưu tiên.

Giao thông đường bộ TẢI TRỌN BỘ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Trình tự thủ tục bán tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo quy định hiện nay cần thực hiện những gì?
Pháp luật
Nghị định 44/2024/NĐ-CP quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ thế nào?
Pháp luật
Hồ sơ đề nghị xử lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trong trường hợp bị mất, bị hủy hoại gồm các giấy tờ nào và ai có thẩm quyền quyết định?
Pháp luật
Cơ quan được giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo quy định có trách nhiệm như thế nào?
Pháp luật
Văn bản đề nghị phê duyệt Đề án cho thuê quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ phải nộp mấy bản và trình văn bản cho ai?
Pháp luật
Có phải thanh lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ khi tài sản được giao sử dụng sai mục đích không?
Pháp luật
Việc xây dựng và quản lý Cơ sở dữ liệu về tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ đảm bảo các yêu cầu gì?
Pháp luật
Hồ sơ đề nghị giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ bao gồm các giấy tờ nào và trình tự, thủ tục thực hiện những gì?
Pháp luật
Có thể bán tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ khi tài sản bị thu hồi nhưng còn nhu cầu sử dụng không?
Pháp luật
Có được điều chuyển tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ khi có sự thay đổi về quy hoạch, phân cấp quản lý hay không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Giao thông đường bộ
Nguyễn Hạnh Phương Trâm Lưu bài viết
105,008 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Giao thông đường bộ
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào
Type: