Chế độ, chính sách đối với lực lượng phòng thủ dân sự theo quy định tại Luật Phòng thủ dân sự 2023 như thế nào?

Chế độ, chính sách đối với lực lượng phòng thủ dân sự theo quy định tại Luật Phòng thủ dân sự 2023 như thế nào? Câu hỏi của bạn An ở Huế.

Lực lượng phòng thủ dân sự bao gồm những đối tượng nào?

Tại Điều 35 Luật Phòng thủ dân sự 2023 quy định về lực lượng phòng thủ dân sự như sau:

Lực lượng phòng thủ dân sự
1. Lực lượng phòng thủ dân sự bao gồm lực lượng nòng cốt và lực lượng rộng rãi.
2. Lực lượng nòng cốt bao gồm:
a) Dân quân tự vệ, dân phòng;
b) Lực lượng chuyên trách, kiêm nhiệm của Quân đội nhân dân, Công an nhân dân và của Bộ, ngành trung ương, cơ quan ngang Bộ, địa phương.
3. Lực lượng rộng rãi do toàn dân tham gia.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Như vậy, theo quy định trên, lực lượng phòng thủ dân sự được chia ra làm 2 dạng:

- Lực lượng phòng thủ dân sự bao gồm lực lượng nòng cốt và lực lượng rộng rãi.

- Lực lượng nòng cốt bao gồm:

+ Dân quân tự vệ, dân phòng;

+ Lực lượng chuyên trách, kiêm nhiệm của Quân đội nhân dân, Công an nhân dân và của Bộ, ngành trung ương, cơ quan ngang Bộ, địa phương.

- Lực lượng rộng rãi do toàn dân tham gia.

Chế độ, chính sách đối với lực lượng phòng thủ dân sự theo quy định tại Luật Phòng thủ dân sự 2023 như thế nào? (Hình từ Internet)

Chế độ, chính sách đối với lực lượng phòng thủ dân sự theo quy định tại Luật Phòng thủ dân sự 2023 ra sao?

Tại Điều 41 Luật Phòng thủ dân sự 2023 quy định về chế độ, chính sách đối với lực lượng phòng thủ dân sự như sau:

- Người làm nhiệm vụ trực tại cơ quan thường trực Ban chỉ đạo Phòng thủ dân sự quốc gia, ban chỉ huy phòng thủ dân sự Bộ, ngành trung ương, cơ quan ngang Bộ, ban chỉ huy phòng thủ dân sự địa phương các cấp được hưởng chế độ khi thực hiện nhiệm vụ.

- Người được điều động, huy động huấn luyện, diễn tập, làm nhiệm vụ phòng thủ dân sự theo quyết định của cấp có thẩm quyền được hưởng trợ cấp; khi bị ốm đau, bị tai nạn, chết hoặc bị suy giảm khả năng lao động được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, trợ cấp tiền tuất, tiền mai táng phí, trường hợp chưa tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc thì được nhà nước hỗ trợ để bù đắp tổn hại về sức khỏe, tính mạng theo quy định của pháp luật; có thành tích thì được khen thưởng theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng.

- Cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia, phối hợp, cộng tác, hỗ trợ lực lượng phòng thủ dân sự có thành tích thì được khen thưởng; bị thiệt hại về tài sản thì được đền bù; bị tổn hại về danh dự, nhân phẩm thì được khôi phục; người bị thương tích, tổn hại sức khỏe, tính mạng thì bản thân hoặc gia đình được hưởng chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật.

Cá nhân có quyền và nghĩa vụ gì trong việc phòng thủ dân sự?

Tại Điều 36 Luật Phòng thủ dân sự 2023 quy định về quyền và nghĩa vụ của cá nhân:

* Cá nhân có các quyền sau đây:

- Tiếp cận thông tin về phòng thủ dân sự theo quy định của pháp luật;

- Được cứu trợ, hỗ trợ khi bị thiệt hại do sự cố, thảm họa theo quy định của pháp luật;

- Được hưởng tiền công lao động khi tham gia hoạt động phòng thủ dân sự theo quyết định huy động của người có thẩm quyền;

- Được hoàn trả trang thiết bị, tài sản đã huy động ngay sau khi kết thúc việc ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố, thảm họa; trường hợp trang thiết bị, tài sản đã huy động bị thiệt hại hoặc tiêu hao thì được bồi thường, thanh toán theo quy định của pháp luật;

- Khi tham gia hoạt động ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố, thảm họa nếu bị tổn hại về danh dự, nhân phẩm thì được khôi phục; nếu bị thương tích, tổn hại sức khỏe, tính mạng thì được xem xét, hưởng chế độ, chính sách theo quy định tại khoản 3 Điều 41 Luật Phòng thủ dân sự 2023.

* Cá nhân có các nghĩa vụ sau đây:

- Thực hiện các biện pháp phòng thủ dân sự theo kế hoạch phòng thủ dân sự của địa phương;

- Tham gia hoạt động đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện, diễn tập phòng thủ dân sự khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền; tham gia hoạt động phòng thủ dân sự khi được huy động;

- Chuẩn bị sẵn sàng vật tư, phương tiện theo khả năng để đảm bảo an toàn trước sự cố, thảm họa;

- Chủ động ứng phó, khắc phục hậu quả nhằm bảo đảm an toàn cho bản thân và gia đình khi sự cố, thảm họa xảy ra; tham gia hỗ trợ cộng đồng phòng, chống sự cố, thảm họa; giúp đỡ người bị thiệt hại do sự cố, thảm họa tại địa phương; thực hiện vệ sinh môi trường, phòng, chống dịch bệnh trong khu vực sinh sống và làm việc;

- Chấp hành hướng dẫn, yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền về sơ tán người, phương tiện ra, vào khu vực nguy hiểm; chấp hành quyết định huy động nhân lực, trang thiết bị, tài sản để phục vụ hoạt động ứng phó khẩn cấp của người có thẩm quyền;

- Thông báo, cung cấp thông tin kịp thời cho cơ quan có thẩm quyền về diễn biến, thiệt hại do sự cố, thảm họa gây ra khi có điều kiện thực hiện.

* Lưu ý: Luật Phòng thủ dân sự 2023 có hiệu lực từ ngày 1/07/2024.

Phòng thủ dân sự
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Có những hoạt động hỗ trợ đối tượng bị ảnh hưởng bởi sự cố thảm họa nào theo quy định tại Luật Phòng thủ dân sự 2023?
Pháp luật
Thảm họa là gì? Trong tình trạng khẩn cấp do có thảm họa thì có được sử dụng lực lượng vũ trang nhân dân không?
Pháp luật
Việc xây dựng kế hoạch phòng thủ dân sự được thực hiện như thế nào trong Luật Phòng thủ dân sự 2023?
Pháp luật
Nguồn hình thành quỹ phòng thủ dân sự gồm các nguồn nào? Quỹ phòng thủ dân sự là quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách?
Pháp luật
Ban Chỉ đạo Phòng thủ dân sự Quốc gia do ai thành lập? Ban Chỉ đạo Phòng thủ dân sự Quốc gia có những nhiệm vụ gì?
Pháp luật
Ai là người chỉ đạo hoạt động phòng thủ dân sự? Các biện pháp phòng thủ dân sự hiện nay gồm những biện pháp nào?
Pháp luật
Thông tin về sự cố thảm họa được quy định như thế nào trong Luật Phòng thủ dân sự 2023 và có nội dung ra sao?
Pháp luật
Người tham gia lực lượng phòng thủ dân sự dùng chất kích thích hủy hoại sức khỏe được hưởng chế độ ốm đau không?
Pháp luật
Quản lý nhà nước về phòng thủ dân sự bao gồm những nội dung nào? Ai có thẩm quyền thống nhất quản lý nhà nước về phòng thủ dân sự?
Pháp luật
Hợp tác quốc tế về phòng thủ dân sự bao gồm những nội dung nào? Cơ quan nào là cơ quan đầu mối hợp tác quốc tế trong phòng thủ dân sự?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Phòng thủ dân sự
473 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Phòng thủ dân sự
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào
Type: