Chứng minh là quyền hay nghĩa vụ của đương sự trong tố tụng dân sự? Tình tiết, sự kiện nào không cần phải chứng minh?

Tôi muốn hỏi chứng minh là quyền hay nghĩa vụ của đương sự trong tố tụng dân sự? Có tình tiết, sự kiện nào không cần phải chứng minh không? - Thắc mắc của bạn Khánh (Nha Trang)

Chứng minh trong tố tụng dân sự là gì? Ý nghĩa của việc chứng minh trong tố tụng dân sự và với các đương sự ra sao?

Chứng minh trong tố tụng dân sự được xem là hoạt động của chủ thể tố tụng theo quy định của pháp luật tố tụng trong việc làm rõ các sự kiện, tình tiết của vụ việc dân sự.

Chứng minh bao gồm các hoạt động tố tụng như: cung cấp, thu thập, nghiên cứu đánh giá chứng cứ, chứng minh được các chủ thể tố tụng thực hiện trong suốt quá trình giải quyết vụ việc dân sự.

Trong tố tụng dân sự, chứng minh là biện pháp duy nhất để xác định tính có thực của những sự kiện, tình tiết của vụ việc dân sự. Chứng minh giúp thẩm phán, hội thẩm nhân dân và các chủ thể khác thấy rõ các tình tiết, sự kiện của vụ việc được giải quyết, từ đó đảm bảo cho tính đúng đắn của quá trình giải quyết.

Ngoài ra, đối với đương sự, chứng minh có vai trò làm rõ quyền, lợi ích của họ. Trên cơ sở đó sẽ thuyết phục Tòa án.

Trường hợp đương sự không chứng minh được sự tồn tại của quyền, lợi ích hợp pháp của mình thì quyền, lợi ích ấy sẽ không được Tòa án bảo vệ.

Chứng minh là quyền hay nghĩa vụ của đương sự trong tố tụng dân sự? Tình tiết, sự kiện nào không cần phải chứng minh?Chứng minh là quyền hay nghĩa vụ của đương sự trong tố tụng dân sự? Tình tiết, sự kiện nào không cần phải chứng minh? (Hình từ Internet)

Trong tố tụng dân sự thì chứng minh được xem là quyền hay nghĩa vụ của đương sự?

Căn cứ vào khoản 1 Điều 6 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 trong các nguyên tắc cơ bản của tố tụng dân sự thì việc chứng minh được quy định như sau:

Cung cấp chứng cứ và chứng minh trong tố tụng dân sự
1. Đương sự có quyền và nghĩa vụ chủ động thu thập, giao nộp chứng cứ cho Tòa án và chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp.
Cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện, yêu cầu để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác có quyền và nghĩa vụ thu thập, cung cấp chứng cứ, chứng minh như đương sự.

Đồng thời, trong quy định tại khoản 5 Điều 70 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 về quyền, nghĩa vụ của đương sự có đề cập:

Quyền, nghĩa vụ của đương sự
...
5. Cung cấp tài liệu, chứng cứ; chứng minh để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Từ quy định trên có thể thấy, chứng minh vừa là quyền, vừa là nghĩa vụ của đương sự trong hoạt động tố tụng dân sự.

Chủ thể nào thực hiện chứng minh trong tố tụng dân sự?

Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015; khoản 2 Điều 21 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015; khoản 5 Điều 70 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015; khoản 2 Điều 76 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015; khoản 2 Điều 85 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015khoản 6 Điều 97 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, có thể xác định chủ thể thực hiện chứng minh trong tố tụng dân sự bao gồm:

- Đương sự;

- Người đại diện của đương sự;

- Viện kiểm sát nhân dân khi thực hiện kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm;

- Tòa án nhân dân.

Trong đó, tòa án thực hiện việc chứng minh khi:

- Đương sự đã áp dụng các biện pháp cần thiết để thu thập chứng cứ những vẫn không tự thu thập được và yêu cầu Tòa án thực hiện;

- Bằng văn bản hoặc trực tiếp

- Lấy lời khai của đương sự, người làm chứng;

- Trưng cầu giám định;

- Đối chất giữa các đương sự với nhau, giữa các đương sự với người làm chứng;

- Xem xét thẩm định tại chổ;

- Quyết định định giá tài sản, yêu cầu thẩm định giá tài sản;

- Ủy thác thu thập, xác minh tài liệu, chứng cứ;...

Tình tiết, sự kiện không cần phải chứng minh là tình tiết, sự kiện nào?

Theo nội dung quy định tại khoản 1 Điều 92 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015khoản 2 Điều 92 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, những tình tiết, sự kiện không cần phải chứng minh bao gồm:

Những tình tiết, sự kiện không phải chứng minh
1. Những tình tiết, sự kiện sau đây không phải chứng minh:
a) Những tình tiết, sự kiện rõ ràng mà mọi người đều biết và được Tòa án thừa nhận;
b) Những tình tiết, sự kiện đã được xác định trong bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật hoặc quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã có hiệu lực pháp luật;
c) Những tình tiết, sự kiện đã được ghi trong văn bản và được công chứng, chứng thực hợp pháp; trường hợp có dấu hiệu nghi ngờ tính khách quan của những tình tiết, sự kiện này hoặc tính khách quan của văn bản công chứng, chứng thực thì Thẩm phán có thể yêu cầu đương sự, cơ quan, tổ chức công chứng, chứng thực xuất trình bản gốc, bản chính.
2. Một bên đương sự thừa nhận hoặc không phản đối những tình tiết, sự kiện, tài liệu, văn bản, kết luận của cơ quan chuyên môn mà bên đương sự kia đưa ra thì bên đương sự đó không phải chứng minh.

Như vậy, nếu rơi vào 01 trong các trường hợp trên thì các chủ thể trong hoạt động tố tụng dân sự không cần phải thực hiện việc chứng minh.

Tố tụng dân sự
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Trong tố tụng dân sự, khi khởi kiện ra toà án thì có phải tất cả trường hợp đều phải tiến hành hoà giải không?
Pháp luật
Trong tố tụng dân sự thì bản án phúc thẩm có hiệu lực kể từ khi nào? Bản án phúc thẩm dân sự cho người kháng cáo trong bao nhiêu ngày?
Pháp luật
Mua bán hàng hóa không có hợp đồng chỉ có tin nhắn Zalo thì tin nhắn Zalo có được xem là chứng cứ trong tố tụng dân sự không?
Pháp luật
Nghĩa vụ chứng minh thuộc về đương sự hay Tòa án khi nộp đơn khởi kiện tranh chấp hợp đồng dân sự tại Tòa án?
Pháp luật
Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân trong cùng một phiên tòa là anh em họ của nhau thì có được không?
Pháp luật
Vụ án tranh chấp thương mại giữa hai người Việt Nam tại Singapore đã được giải quyết bằng phán quyết của Trọng tài thì Tòa án Việt Nam có thể tiếp tục thụ lý và giải quyết không?
Pháp luật
Đoạn ghi âm mà chủ nợ lén ghi lại được thì có được xem là chứng cứ để thu hồi nợ không?
Pháp luật
Ai có quyền yêu cầu xem xét, thẩm định tại chỗ trong tố tụng dân sự? Chi phí tố tụng khi yêu cầu đo đạc đất đai trong tranh chấp đất đai do ai chịu?
Pháp luật
Chi phí giám định trong tố tụng do ai chịu? Tiền nộp tạm ứng chi phí giám định có được hoàn trả hay không?
Pháp luật
Thế nào là người đại diện trong tố tụng dân sự? Có thể ủy quyền cho người khác thực hiện việc ly hôn được hay không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tố tụng dân sự
Đặng Phan Thị Hương Trà Lưu bài viết
16,553 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tố tụng dân sự
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào
Type: