Đảm bảo không có học sinh bị “bỏ quên” trong công tác tổ chức dạy học minh họa và dự giờ đối với bậc giáo dục tiểu học?

Chào anh/chị, hiện tại tôi là một giáo viên tiểu học phụ trách bộ môn toán. Sắp tới trường học sẽ tổ chức xây dựng bài học và tổ chức dạy học minh họa trong bộ môn toán và tôi là người được chọn để thực hiện đầu tiên. Anh/chị cho tôi biết trong quá trình tổ chức dạy học minh họa và dự giờ tôi cần làm những gì?

Trách nhiệm tìm hiểu chương trình giáo dục môn học và hoạt động giáo dục ở tiểu học?

Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 1 Mục II Công văn 1315/BGDĐT-GDTH năm 2020 quy định về trách nhiệm tìm hiểu chương trình giáo dục môn học và hoạt động giáo dục ở tiểu học theo sau:

- Vào đầu năm học, tổ trưởng chuyên môn giao nhiệm vụ cho giáo viên nghiên cứu Chương trình giáo dục phổ thông (Chương trình tổng thể, Chương trình các môn học và hoạt động giáo dục ở tiểu học), đề xuất nội dung cần thảo luận trong năm học, trình Hiệu trưởng nhà trường phê duyệt thực hiện.

- Thành viên trong tổ chuyên môn tìm hiểu, nghiên cứu các nội dung theo kế hoạch; chia sẻ, trao đổi, thảo luận trong các buổi sinh hoạt chuyên môn.

Công tác xây dựng kế hoạch dạy học các môn học được quy định như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 2 Mục II Công văn 1315/BGDĐT-GDTH năm 2020 quy định về công tác xây dựng kế hoạch dạy học các môn học như sau:

“II. Nội dung và cách thức sinh hoạt chuyên môn
...
2. Xây dựng kế hoạch dạy học các môn học và hoạt động giáo dục
Căn cứ vào chương trình môn học/hoạt động giáo dục, kế hoạch giáo dục của nhà trường, sách giáo khoa và tài liệu dạy học có liên quan, tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch thực hiện nội dung chương trình môn học/hoạt động giáo dục theo tuần, học kỳ trong năm học. Tổ trưởng chuyên môn trình Hiệu trưởng nhà trường phê duyệt thực hiện.”

Theo đó, tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch thực hiện nội dung chương trình môn học/hoạt động giáo dục theo tuần, học kỳ trong năm học dựa theo chương trình môn học/hoạt động giáo dục, kế hoạch giáo dục của nhà trường, sách giáo khoa và tài liệu dạy học có liên quan.

Đảm bảo không có học sinh bị “bỏ quên” trong công tác tổ chức dạy học minh họa và dự giờ đối với bậc giáo dục tiểu học?

Đảm bảo không có học sinh bị “bỏ quên” trong công tác tổ chức dạy học minh họa và dự giờ đối với bậc giáo dục tiểu học?

Công tác thực hiện nhiệm vụ học tập đảm bảo không có học sinh bị “bỏ quên” được quy định như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 3 Mục II Công văn 1315/BGDĐT-GDTH năm 2020 quy định về tổ chức thực hiện nhiệm vụ học tập đảm bảo không có học sinh bị “bỏ quên” được quy định theo sau:

Bước 1: Xây dựng bài học minh họa

- Tổ chuyên môn thảo luận, thống nhất lựa chọn bài học minh họa căn cứ vào mục đích cụ thể của buổi sinh hoạt chuyên môn. Việc lựa chọn giáo viên dạy học minh họa cần đảm bảo các giáo viên trong tổ chuyên môn đều lần lượt tham gia. Khuyến khích giáo viên tự nguyện đăng ký dạy học minh họa.

- Giáo viên dạy học minh họa nghiên cứu chương trình môn học, kế hoạch dạy học môn học, sách giáo khoa và tài liệu dạy học liên quan, phối hợp với các giáo viên khác trong tổ chuyên môn để xây dựng bài học minh họa. Việc xây dựng bài học minh họa cần đảm bảo xác định rõ yêu cầu cần đạt của bài học. Căn cứ vào yêu cầu cần đạt của bài học, giáo viên có thể chủ động, linh hoạt điều chỉnh nội dung, thời lượng, đồ dùng dạy học, phương pháp và kỹ thuật dạy học, đánh giá quá trình học tập của học sinh,... cho phù hợp với đối tượng học sinh và điều kiện dạy học, phù hợp với việc hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực học sinh. Lưu ý, không tổ chức dạy trước bài học minh họa.

Bước 2: Tổ chức dạy học minh họa và dự giờ

Trên cơ sở bài học minh họa đã được xây dựng, giáo viên thực hiện dạy học để tổ chuyên môn dự giờ, phân tích bài học. Khi dự giờ, cần tập trung quan sát hoạt động học của học sinh kết hợp với việc quan sát hoạt động tổ chức, hướng dẫn học của giáo viên theo các yêu cầu sau:

- Chuyển giao nhiệm vụ học tập: nhiệm vụ học tập rõ ràng và phù hợp với khả năng của học sinh, thể hiện ở yêu cầu về sản phẩm mà học sinh phải hoàn thành khi thực hiện nhiệm vụ; hình thức giao nhiệm vụ sinh động, hấp dẫn, kích thích được hứng thú nhận thức của học sinh; đảm bảo cho tất cả học sinh tiếp nhận và sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ.

- Thực hiện nhiệm vụ học tập: khuyến khích học sinh hợp tác, giúp đỡ nhau khi thực hiện nhiệm vụ học tập; phát hiện kịp thời những khó khăn của học sinh và có biện pháp hỗ trợ kịp thời, phù hợp, hiệu quả; không có học sinh bị "bỏ quên".

- Trình bày kết quả và thảo luận: hình thức trình bày kết quả thực hiện nhiệm vụ phù hợp với nội dung học tập và kỹ thuật dạy học tích cực được sử dụng; khuyến khích cho học sinh trao đổi, thảo luận với nhau về nội dung học tập; xử lý những tình huống sư phạm nảy sinh một cách hợp lý.

- Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: nhận xét về quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh; phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ và những ý kiến trao đổi, thảo luận của học sinh nhằm giúp học sinh có hứng thú, niềm tin trong học tập, cải thiện được kết quả học tập; chính xác hóa các kiến thức mà học sinh đã học được thông qua hoạt động.

Trong quá trình tổ chức dạy học và dự giờ, khuyến khích giáo viên dự giờ quan sát, ghi chép kết hợp với ghi hình hoạt động học của học sinh để sử dụng khi phân tích bài học, nhưng không làm ảnh hưởng đến hoạt động dạy học của giáo viên và học sinh.

Bước 3: Phân tích bài học

Toàn trường hoặc tổ chuyên môn tổ chức trao đổi, chia sẻ, tập trung vào các nội dung:

- Hoạt động học của học sinh: khả năng tiếp nhận và mức độ “sẵn sàng” thực hiện nhiệm vụ học tập của tất cả học sinh trong lớp; sự tích cực, chủ động, sáng tạo, hợp tác của học sinh trong việc thực hiện các nhiệm vụ học tập; sự tích cực của học sinh trong trình bày, trao đổi, thảo luận về kết quả, sản phẩm học tập; sự chính xác, phù hợp của kết quả, sản phẩm học tập; thái độ và cảm xúc của học sinh trong từng hoạt động.

- Tổ chức hoạt động học cho học sinh: cách thức chuyển giao nhiệm vụ học tập; cách quan sát, theo dõi, phát hiện những khó khăn của học sinh; biện pháp hỗ trợ, khuyến khích học sinh tự học, hợp tác; việc phân tích, nhận xét kết quả hoạt động, quá trình học tập của học sinh.

- Một số nguyên nhân tác động đến hoạt động học của học sinh: kế hoạch bài học (yêu cầu cần đạt, đồ dùng dạy học, các hoạt động học,...); sự tương tác giữa học sinh với học sinh, học sinh với giáo viên, giáo viên với học sinh; tâm lý, sinh lý học sinh; không khí lớp học,...

Bước 4: Vận dụng kết quả sinh hoạt chuyên môn vào bài học hàng ngày.

Dựa trên kết quả phân tích bài học và những điều đã quan sát, học tập được qua dự giờ, các giáo viên chủ động, sáng tạo áp dụng vào các bài học hàng ngày.

Như vậy, khi tiến hành tổ chức dạy học minh họa và dự giờ bạn cần đảm bảo thực đầy đủ các nội dung công việc bao gồm: Chuyển giao nhiệm vụ học tập, thực hiện nhiệm vụ học tập, trình bày kết quả và thảo luận nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập. Trong đó công tác thực hiện nhiệm vụ học tập đảm bảo không có học sinh bị “bỏ quên” cần được chú ý thực hiện.

Giáo dục tiểu học
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Phạm nhân dưới 18 tuổi chưa học xong chương trình tiểu học sẽ phải được phổ cập giáo dục tiểu học đúng không?
Pháp luật
8 tuổi học lớp mấy? Phụ huynh của học sinh tiểu học có thể chọn trường ở đâu để con theo học?
Pháp luật
Giáo dục STEM là viết tắt của những từ nào? Các hình thức tổ chức giáo dục STEM trong tiểu học như thế nào?
Pháp luật
Theo quy định của pháp luật để trường tiểu học công lập hoạt động giáo dục thì phải thoả mãn những điều kiện gì?
Pháp luật
Thực hiện nhiệm vụ giáo dục tiểu học 2022 - 2023 đảm bảo tổ chức dạy học môn Tiếng Anh, môn Tin học bắt buộc cho học sinh lớp 3 từ năm học 2022-2023?
Pháp luật
Đối tượng nào được phổ cập giáo dục tiểu học? Có mấy mức độ để xét tiêu chuẩn công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học?
Pháp luật
Pháp luật quy định về trả tiền lương dạy thêm giờ như thế nào? Nguồn kinh phí để chi trả cho giáo viên trường tiểu học công lập dạy thêm giờ lấy từ đâu?
Pháp luật
Nhiệm vụ của học sinh tiểu học được quy định như thế nào theo quy định của pháp luật? Chưa đủ tuổi thì có được đi học lớp 1 sớm không?
Pháp luật
Điều kiện để trở thành giáo viên tiểu học là gì? Chỉ có bằng cao đẳng sư phạm thì có được đi dạy tiểu học không?
Pháp luật
Vụ Giáo dục Tiểu học thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo có nhiệm vụ và quyền hạn gì trong công tác bảo đảm chất lượng giáo dục tiểu học?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Giáo dục tiểu học
697 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Giáo dục tiểu học
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào
Type: