Đánh giá thực hiện phát triển KTXH năm 2022 và dự kiến Kế hoạch phát triển KTXH năm 2023 như thế nào để phù hợp điều kiện thực tế từng địa phương?

Cho hỏi Bộ KHĐT đã đánh giá thực hiện Kế hoạch phát triển KTXH năm 2022, dự kiến Kế hoạch Kế hoạch phát triển KTXH năm 2023 như thế nào? - Câu hỏi của anh Quốc (Hà Nội).

Tình hình thực hiện Kế hoạch phát triển KTXH năm 2022?

Theo Mục I Công văn 5032/BKHĐT-TH năm 2022 hướng dẫn đánh giá thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2022, dự kiến Kế hoạch phát triển KTXH năm 2023:

Trên cơ sở tình hình, kết quả thực hiện 6 tháng đầu năm 2022, các bộ, cơ quan trung ương, địa phương tổ chức đánh giá và ước thực hiện kế hoạch phát triển KTXH năm 2022 trên tất cả các ngành, lĩnh vực được phân công phụ trách, quản lý.
Nội dung đánh giá cần nêu rõ các công việc đã triển khai, kết quả đạt được 6 tháng và ước cả năm 2022 (đặc biệt nêu rõ những thành tựu nổi bật; phương pháp thực hiện mới;...), khó khăn, hạn chế; phân tích rõ nguyên nhân chủ quan, khách quan của những kết quả đạt được và hạn chế, yếu kém; chỉ rõ trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân đối với những hạn chế, yếu kém và đề ra bài học kinh nghiệm. Trong đó:
- Các bộ, cơ quan trung ương đánh giá theo các nhiệm vụ được giao tại các kết luận, nghị quyết, văn bản chỉ đạo của Đảng, Quốc hội, Chính phủ về kế hoạch phát triển KTXH năm 2022; tập trung báo cáo các nhiệm vụ được giao tại Kết luận số 20-KL/TW ngày 16/10/2021 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, các Nghị quyết số 32/2021/QH15 ngày 12/11/2021 và số 43/2022/QH15 ngày 11/1/2022 của Quốc hội, các Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 08/01/2022, số 11/NQ-CP ngày 30/01/2022 và chỉ đạo khác của Chính phủ về phát triển KTXH năm 2022; đồng thời báo cáo đầy đủ việc thực hiện các chỉ tiêu đã được giao tại các Nghị quyết nêu trên theo mẫu tại Phụ lục kèm theo.
- Các địa phương đánh giá theo các nhiệm vụ được giao tại Nghị quyết của Ban chấp hành Đảng bộ và Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về Kế hoạch phát triển KTXH 5 năm 2021-2025 và năm 2022; chương trình, kế hoạch hành động của địa phương thực hiện các Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 08/01/2022, số 11/NQ-CP ngày 30/01/2022 và các Nghị quyết khác của Chính phủ; đánh giá kết quả thực hiện các chỉ tiêu đã được giao của địa phương.

Ngoài ra, tham khảo thêm một số mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp cần được tập trung đánh giá tình hình, kết quả thực hiện cũng được đưa ra tại Mục I Công văn 5032/BKHĐT-TH.

Đánh giá thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2022? Xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2023?

Đánh giá thực hiện phát triển KTXH năm 2022 và dự kiến Kế hoạch phát triển KTXH năm 2023 như thế nào để phù hợp điều kiện thực tế từng địa phương? (Hình từ Internet)

Kế hoạch phát triển KTXH năm 2023 phải phù hợp điều kiện thực tế từng địa phương?

Theo Mục II Công văn 5032/BKHĐT-TH năm 2022 cũng đưa ra kết luận về phát triển kinh tế xã hội năm 2023 với những điểm nổi bật sau:

* Kế hoạch phát triển KTXH năm 2023 của cả nước phải được xây dựng trên cơ sở đánh giá tình hình, kết quả thực hiện Kế hoạch phát triển KTXH năm 2022 và dự báo tình hình trong nước, thế giới và khu vực trong thời gian tiếp theo tác động, ảnh hưởng đến phát triển KTXH của đất nước.

- Các bộ, cơ quan trung ương và địa phương cần nghiên cứu, xác định các vấn đề cơ bản của Kế hoạch phát triển KTXH năm 2023 trên tất cả các ngành, lĩnh vực được phân công phụ trách, quản lý; trong đó tập trung vào các nội dung chủ yếu sau:

+ Bối cảnh xây dựng kế hoạch phát triển KTXH năm 2023, bao gồm nhận định, phân tích những cơ hội, thuận lợi, thách thức, rủi ro của bối cảnh trong nước, khu vực và quốc tế tác động đến việc xây dựng và thực hiện các mục tiêu phát triển KTXH; đặc biệt lưu ý những vấn đề như ảnh hưởng của xung đột quân sự Nga - Ukraine, chính sách phòng chống dịch Covid-19 và thương mại của các đối tác, tình hình giá cả, lạm phát trên thế giới, rủi ro của thị trường bất động sản, tài chính, khả năng kiểm soát dịch Covid-19 trong nước và triển khai Chương trình phục hồi và phát triển KTXH,...

+ Mục tiêu tổng quát của Kế hoạch phát triển KTXH năm 2023.

+ Mục tiêu chủ yếu và một số cân đối lớn.

+ Nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu.

- Các bộ, cơ quan trung ương và địa phương nghiên cứu, đề xuất các định hướng, nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu của năm 2023 bảo đảm thống nhất với nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu của các kế hoạch 5 năm 2021-2025, mục tiêu tổng quát, mục tiêu chủ yếu của năm 2023, đồng thời phải phù hợp với điều kiện thực tiễn và trình độ phát triển của từng ngành, từng địa phương. Trong đó lưu ý:

+ Kế thừa và phát huy những kết quả công tác, khí thế thời gian qua; không chủ quan, lơ là tự mãn với kết quả, thành tích đã đạt được. Quán triệt, thực hiện nghiêm các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

Đẩy mạnh phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực một cách hiệu quả và không hình thức, trước hết là trong hệ thống hành chính nhà nước; kiên quyết ngăn chặn và đẩy lùi tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân và doanh nghiệp trong giải quyết công việc.

+ Các mục tiêu, định hướng của kế hoạch năm 2023 phải bám sát chủ trương, đường lối của Đảng, nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ; phấn đấu thực hiện thắng lợi các mục tiêu của kế hoạch 5 năm, chiến lược phát triển KTXH 10 năm; bảo đảm tính khả thi, phù hợp với khả năng thực hiện của các ngành, các cấp, các địa phương, gắn với khả năng cân đối, huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực.

- Về việc đề xuất các chỉ tiêu theo ngành, lĩnh vực: (i) phải thuộc hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia; trường hợp đề xuất chỉ tiêu mới không thuộc hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia thì phải đảm bảo tính chính xác, đồng bộ và thống nhất về thông tin, số liệu thống kê trên phạm vi cả nước, phục vụ tốt công tác theo dõi, đánh giá và xây dựng kế hoạch; (ii) bảo đảm khả năng thu thập thông tin, theo dõi liên tục, đánh giá định kỳ; không đề xuất các chỉ tiêu chuyên ngành, phức tạp, chủ yếu phục vụ mục đích nghiên cứu; (iii) bảo đảm tính khả thi, dễ hiểu, có khả năng so sánh với dữ liệu quá khứ; (iv) bảo đảm tính gắn kết chặt chẽ và phản ánh trực tiếp tình hình thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu; (v) phù hợp với thông lệ.

+ Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện đồng bộ thể chế phát triển, trước hết là thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; xây dựng Chính phủ và cơ quan hành chính các cấp đoàn kết, thống nhất cao, liêm chính, dân chủ, tăng cường kỷ luật, kỷ cương, hành động thiết thực, hiệu lực, hiệu quả, bám sát thực tiễn, lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm. Đề cao trách nhiệm của người đứng đầu trong việc thực thi trách nhiệm giải trình, bảo đảm công khai, minh bạch. Nêu cao tinh thần trách nhiệm, tự lực, tự cường, đổi mới sáng tạo; dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, quyết liệt, hiệu quả trong hành động; tiếp tục khơi dậy và thúc đẩy khát vọng phát triển đất nước.

+ Thực hiện quyết liệt, hiệu quả hơn nữa các nhiệm vụ, giải pháp đề ra trên các lĩnh vực theo các nghị quyết, quy định của Đảng, Quốc hội, Chính phủ về phát triển KTXH 10 năm 2021-2030 và 5 năm 2021-2025.

Tiếp tục thực hiện hiệu quả Chương trình phòng, chống dịch Covid-19, Chương trình phục hồi và phát triển KTXH.

Chú trọng kiểm soát lạm phát, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô và các cân đối lớn của nền kinh tế; cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng; thực hiện tốt các đột phá chiến lược; tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, phát triển nền kinh tế số, xã hội số; đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; nâng cao năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của nền kinh tế.

Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng việc rà soát, bổ sung, hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách để huy động và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực phục vụ phát triển đất nước.

Tích cực hơn nữa trong việc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho sản xuất, kinh doanh bằng thể chế, cơ chế, chính sách phù hợp; chủ động xử lý hiệu quả những vấn đề tồn đọng kéo dài.

+ Quán triệt chủ trương phát triển kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, phát huy giá trị văn hóa và con người Việt Nam trở thành nguồn lực, động lực quan trọng trong phát triển KTXH.

Quan tâm hơn nữa đến công tác an sinh xã hội và đời sống nhân dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, đặc biệt ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo; đẩy mạnh việc thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia; bảo đảm mọi người dân đều có cơ hội tham gia và thụ hưởng thành quả phát triển KTXH của đất nước.

Tăng cường phòng chống thiên tai, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu; lồng ghép các biện pháp bảo vệ môi trường, phòng, chống thiên tai vào các quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, kế hoạch phát triển KTXH các cấp theo quy định.

Củng cố, tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh; ổn định chính trị - xã hội và an toàn, an ninh cho nhân dân; kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ; tích cực, chủ động hội nhập quốc tế toàn diện và sâu rộng; giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, bảo đảm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội để phát triển đất nước.

* Kế hoạch của các ngành, lĩnh vực và các cấp địa phương bám sát các nội dung tại điểm 1 mục II nêu trên; đảm bảo phù hợp với quy hoạch có liên quan theo quy định của pháp luật về quy hoạch, chiến lược và kế hoạch phát triển KTXH của cả nước, kế hoạch phát triển KTXH 5 năm 2021-2025 của địa phương (đối với các địa phương); phù hợp với đặc điểm, trình độ phát triển của từng ngành, từng địa phương; bám sát những dự báo, đánh giá tình hình và bối cảnh trong nước và quốc tế trong giai đoạn tới; kế thừa những thành quả đã đạt được, đồng thời đổi mới, tiếp thu, tiếp cận xu hướng phát triển chung của khu vực và thế giới cũng như khắc phục những tồn tại, hạn chế trong thực hiện các nhiệm vụ phát triển KTXH.

Tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển KTXH năm 2023 như thế nào?

Tại Mục III Công văn 5032/BKHĐT-TH năm 2022 về tổ chức thực hiện như sau:

1. Các bộ, cơ quan trung ương và địa phương:
- Triển khai các nhiệm vụ theo phân công tại Chỉ thị số 12/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
- Hướng dẫn các ngành, các cấp trực thuộc xây dựng Kế hoạch phát triển KTXH năm 2023 thuộc ngành, lĩnh vực phụ trách và của địa phương.
- Thực hiện các nội dung theo phân công tại các Phụ lục kèm theo, gửi báo cáo bằng văn bản về Bộ Kế hoạch và Đầu tư và qua thư điện tử thktxh@mpi.gov.vn trước ngày 31 tháng 7 năm 2022 để nghiên cứu, tổng hợp báo cáo kế hoạch chung của cả nước.
- Các địa phương gửi báo cáo đánh giá tình hình thực hiện Kế hoạch phát triển KTXH năm 2022 và dự kiến Kế hoạch phát triển KTXH năm 2023 của địa phương mình đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư trước ngày 31 tháng 7 năm 2022.
Đối với chỉ tiêu tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (GRDP), các địa phương sử dụng số liệu công bố của Tổng cục Thống kê; phối hợp chặt chẽ với cơ quan thống kê rà soát, ước thực hiện năm là 2022 và dự kiến chỉ tiêu kế hoạch phát triển KTXH năm 2023.
2. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì xây dựng chỉ tiêu lạm phát (Chỉ số giá tiêu dùng - CPI) năm 2023 theo quy định tại khoản 5 Điều 4 của Luật Ngân hàng Nhà nước năm 2010.
3. Các Bộ: Tài chính, Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư để đề xuất xây dựng một số cân đối lớn của nền kinh tế năm 2023, như: Cân đối tích lũy - tiêu dùng, Cân đối ngân sách nhà nước, Cân đối xuất, nhập khẩu (hàng hóa), Cân đối năng lượng (điện), Cân đối lương thực (an ninh lương thực) và các cân đối quan trọng khác.
4. Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) biên soạn và công bố số liệu GRDP cho địa phương xây dựng kế hoạch phát triển KTXH năm 2023.
5. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan trung ương xây dựng phương án tăng trưởng kinh tế năm 2023, tổng hợp các cân đối lớn và tổng hợp, hoàn thiện báo cáo "Tình hình thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022 và dự kiến Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023" của cả nước, báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ để báo cáo các cơ quan của Đảng, Quốc hội.

Như vậy, trên đây là phân công cụ thể các cơ quan thực hiện cho từng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2023 và thời gian báo cáo kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2022.

Ban hành kèm theo công văn là Phụ lục I Đề Cương báo cáo tình hình kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2022 và Phụ lục II Biểu mẫu báo cáo năm 2022 và sự kiến kế hoạch năm 2023 của cả nước.

Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Nghị quyết 01/NQ-CP 12 nhiệm vụ, giải pháp cho Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2021-2025?
Pháp luật
Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2024 nêu ra những nhiệm vụ, giải pháp nào về tăng trưởng kinh tế, kiểm soát lạm phát?
Pháp luật
Những chỉ tiêu nào về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024 đã được đề ra tại Nghị quyết 103/2023/QH15?
Pháp luật
Đề xuất Quốc hội phương án đối với thuế tối thiểu toàn cầu? Những kết quả kinh tế đạt được những tháng đầu năm 2023?
Pháp luật
Kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và ngân sách nhà nước năm 2022, tình hình thực hiện đầu năm 2023 như thế nào?
Pháp luật
Biểu mẫu sử dụng trong Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2024 lĩnh vực giáo dục?
Pháp luật
Bộ Giáo dục xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2024 lĩnh vực giáo dục đào tạo như thế nào?
Pháp luật
Xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội đến năm 2023: Cơ cấu lại nền kinh tế gắn với phát triển thị trường lao động, vốn, bất động sản?
Pháp luật
Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2023 và xu hướng thúc đẩy thích ứng mở cửa sau dịch COVID-19?
Pháp luật
Đánh giá thực hiện phát triển KTXH năm 2022 và dự kiến Kế hoạch phát triển KTXH năm 2023 như thế nào để phù hợp điều kiện thực tế từng địa phương?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội
871 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào
Type: