Danh sách các doanh nghiệp nhà nước hạng đặc biệt? Khi nào doanh nghiệp Nhà nước được xếp hạng đặc biệt?

Danh sách các doanh nghiệp nhà nước hạng đặc biệt? Khi nào doanh nghiệp Nhà nước được xếp hạng đặc biệt? - Câu hỏi của anh P.L.M (An Giang).

Khi nào doanh nghiệp Nhà nước được xếp hạng đặc biệt?

Căn cứ tại Quyết định 185-TTg năm 1996 có quy định như sau:

Doanh nghiệp Nhà nước được xếp hạng đặc biệt, bao gồm:
1. Các tổng công ty Nhà nước thành lập theo Quyết định số 91/TTg ngày 7 tháng 3 năm 1994 của Thủ tướng Chính phủ về việc thí điểm thành lập tập đoàn kinh doanh;
2. Các tổng công ty Nhà nước thành lập theo Quyết định số 90/TTg ngày 7 tháng 3 năm 1994 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục sắp xếp doanh nghiệp Nhà nước, có vốn pháp định từ 500 tỷ đồng trở lên;
3. Các doanh nghiệp Nhà nước độc lập có đủ các điều kiện như sau:
Giữ vai trò trọng yếu trong nền kinh tế quốc dân;
Có vốn pháp định từ 500 tỷ đồng trở lên;
Chức danh tổng giám đốc do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm.

Theo đó, doanh nghiệp Nhà nước được xếp hạng đặc biệt khi:

- Là tổng công ty Nhà nước có quyết định thành lập của Thủ tướng Chính phủ.

- Có quyết định thành lập của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục sắp xếp doanh nghiệp Nhà nước, có vốn pháp định từ 500 tỷ đồng trở lên.

- Hoặc là các doanh nghiệp Nhà nước độc lập có đủ các điều kiện như sau:

+ Giữ vai trò trọng yếu trong nền kinh tế quốc dân;

+ Có vốn pháp định từ 500 tỷ đồng trở lên;

+ Chức danh tổng giám đốc do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm.

Danh sách các doanh nghiệp nhà nước hạng đặc biệt? Khi nào doanh nghiệp Nhà nước được xếp hạng đặc biệt?

Danh sách các doanh nghiệp nhà nước hạng đặc biệt? Khi nào doanh nghiệp Nhà nước được xếp hạng đặc biệt?

Danh sách các doanh nghiệp nhà nước hạng đặc biệt?

Căn cứ tại Quyết định 186-TTg năm 1996, Quyết định 72/2000/QĐ-TTg, Quyết định 153/2001/QĐ-TTg, Quyết định 55/2004/QĐ-TTg về danh sách các doanh nghiệp nhà nước hạng đặc biệt do Thủ tướng Chính phủ ban hành.

Danh sách 25 doanh nghiệp nhà nước hạng đặc biệt bao gồm:

(1) Tổng công ty Điện lưc Việt Nam,

(2) Tổng công ty Than Việt Nam,

(3) Tổng công ty Dầu khí Việt Nam,

(4) Tổng công ty Xi măng Việt Nam,

(5) Tổng công ty Hàng hải Việt Nam,

(6) Tổng công ty Hàng không Việt Nam,

(7) Tổng công ty Bưu chính viễn thông Việt Nam,

(8) Tổng công ty Cao su Việt Nam,

(9) Tổng công ty Thép Việt Nam,

(10) Tổng công ty Cà phê Việt Nam

(11) Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam

(12) Tổng công ty Giấy Việt Nam

(13) Tổng công ty Dệt - May Việt Nam

(14) Tổng công ty Lương thực miền Bắc

(15) Tổng công ty Lương thực miền Nam

(16) Tổng công ty Hoá chất Việt Nam

(17) Tổng công ty Đá quý và Vàng Việt Nam

(18) Liên hiệp Đường sắt Việt Nam

(19) Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam

(20) Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam

(21) Ngân hàng Công thương Việt Nam

(22) Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam

(23) Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam

(24) Tổng công ty Du lịch Sài Gòn.

(25) Ngân hàng phát triển Nhà đồng bằng sông Cửu Long

(26) Công ty mua, bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp thuộc Bộ Tài chính.

Quy định về doanh nghiệp nhà nước hiện nay như thế nào?

Căn cứ vào Điều 88 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định như sau:

Doanh nghiệp nhà nước
1. Doanh nghiệp nhà nước được tổ chức quản lý dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, bao gồm:
a) Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ;
b) Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết, trừ doanh nghiệp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.
2. Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này bao gồm:
a) Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ là công ty mẹ của tập đoàn kinh tế nhà nước, công ty mẹ của tổng công ty nhà nước, công ty mẹ trong nhóm công ty mẹ - công ty con;
b) Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là công ty độc lập do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
3. Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này bao gồm:
a) Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, tổng số cổ phần có quyền biểu quyết là công ty mẹ của tập đoàn kinh tế, công ty mẹ của tổng công ty nhà nước, công ty mẹ trong nhóm công ty mẹ - công ty con;
b) Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần là công ty độc lập do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, tổng số cổ phần có quyền biểu quyết.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Theo như quy định trên thì doanh nghiệp nhà nước được tổ chức quản lý dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần. Sẽ có 2 loại là:

- Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ;

- Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết, trừ doanh nghiệp quy định tại điểm a khoản 1 Điều 88 Luật Doanh nghiệp 2020.

Doanh nghiệp nhà nước Tải về các quy định hiện hành liên quan đến doanh nghiệp nhà nước
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Doanh nghiệp nhà nước hoạt động dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có bắt buộc phải có Tổng giám đốc hay không?
Pháp luật
Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ không hoàn thành kế hoạch kinh doanh hằng tháng thì giám đốc công ty có bị cách chức không?
Pháp luật
Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ phát sinh nợ phải trả quá hạn thì ai phải chịu trách nhiệm?
Pháp luật
Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ không được đầu tư ra ngoài trong trường hợp nào?
Pháp luật
Những trường hợp nào bán toàn bộ doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ? Đối tượng nào không được mua doanh nghiệp?
Pháp luật
Doanh nghiệp nhà nước khi thay đổi kế toán trưởng có phải công bố thông tin bất thường hay không?
Pháp luật
Thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về doanh nghiệp nhà nước được thu thập từ các nguồn dữ liệu nào?
Pháp luật
Ai có quyền cách chức Giám đốc trong Doanh nghiệp nhà nước? Quy định về việc miễn nhiệm, cách chức đối với Giám đốc trong Doanh nghiệp nhà nước thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Giám đốc doanh nghiệp Nhà nước có được phép đưa người thân vào làm nhân viên phòng tổ chức nhân sự hay không?
Pháp luật
Giám đốc doanh nghiệp nhà nước có thể cùng một lúc làm người đại diện theo pháp luật của công ty khác được không? Theo Luật Doanh nghiệp 2022 thì doanh nghiệp nhà nước bao gồm những gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Doanh nghiệp nhà nước
Tác giả Nguyễn Trần Hoàng Quyên Nguyễn Trần Hoàng Quyên Lưu bài viết
2,208 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Doanh nghiệp nhà nước
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào
Type: