Đề xuất nghiêm cấm sử dụng sai mục đích nguồn vốn huy động cho phát triển nhà ở tại Luật Nhà ở sửa đổi?

Xin hỏi, đề xuất nghiêm cấm sử dụng sai mục đích nguồn vốn huy động cho phát triển nhà ở tại Luật Nhà ở sửa đổi đúng không? bạn Tú Trinh - Bình Dương

Dự thảo Luật Nhà ở sửa đổi ( gọi tắt là Dự thảo Luật) gồm 13 chương với 232 điều. So với Luật Nhà ở 2014 thì dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) đã tăng hơn 49 điều, trong đó bãi bỏ 7 điều trong Luật hiện hành (Điều 98, Điều 124, Điều 130, Điều 142, Điều 143, Điều 157, Điều 172), giữ nguyên 47 điều; sửa đổi, bổ sung 104 điều; bổ sung mới 34 điều; luật hóa từ nghị định 11 điều.

Nguyên tắc huy động vốn cho phát triển nhà ở là gì?

Hiện nay, đáp dụng căn cứ tại Điều 68 Luật Nhà ở 2014 quy định về Nguyên tắc huy động vốn cho phát triển nhà ở:

- Hình thức huy động vốn phải phù hợp đối với từng loại nhà ở theo quy định của Luật này. Các trường hợp huy động vốn không đúng hình thức và không đáp ứng đủ các điều kiện đối với từng loại nhà ở theo quy định của pháp luật về nhà ở thì không có giá trị pháp lý.

- Tổ chức, cá nhân huy động vốn phải có đủ điều kiện để huy động vốn theo quy định của pháp luật về nhà ở.

- Bảo đảm công khai, minh bạch; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân có vốn cho phát triển nhà ở.

- Tổ chức, cá nhân phải sử dụng vốn đã huy động vào đúng mục đích phát triển nhà ở đó, không được sử dụng vốn đã huy động cho dự án khác hoặc mục đích khác.

- Vốn phục vụ cho phát triển nhà ở và thực hiện chính sách nhà ở xã hội phải được quản lý theo quy định của Luật này, pháp luật có liên quan và theo thỏa thuận của các bên.

- Chính phủ quy định chi tiết việc huy động vốn, nội dung, điều kiện, hình thức huy động vốn cho phát triển đối với từng loại nhà ở.

Trong khi đó, tại Dự thảo Luật Nhà ở sửa đổi nguyên tắc huy động, sử dụng vốn cho phát triển nhà ở được quy định tại Điều 128 sửa đổi, bổ sung Điều 68 và đưa từ Nghị định 99/2015/NĐ-CP lên), đề xuất cụ thể như sau:

- Phải huy động đúng hình thức. Các trường hợp huy động vốn không đúng hình thức và không đáp ứng đủ các điều kiện đối với từng loại nhà ở theo quy định của pháp luật về nhà ở thì không có giá trị pháp lý.

- Phải có đủ điều kiện để huy động vốn theo quy định của pháp luật về nhà ở;

- Phải phù hợp đối với từng loại nhà ở theo quy định của Luật này;

- Tuân thủ quy định về phòng, chống rửa tiền;

- Trường hợp huy động nguồn vốn nhà nước theo quy định tại Điều 127 của Luật này thì phải tuân thủ các quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước, pháp luật đầu tư công, pháp luật đấu thầu và các pháp luật khác có liên quan.

- Bên tham gia góp vốn, hợp tác đầu tư, hợp tác kinh doanh, liên doanh, liên kết quy định tại điểm a khoản 1 Điều 128 của Luật này chỉ được phân chia lợi nhuận (bằng tiền hoặc cổ phiếu) trên cơ sở tỷ lệ vốn góp theo thỏa thuận trong hợp đồng;

Chủ đầu tư không được áp dụng hình thức huy động vốn quy định tại điểm này hoặc các hình thức huy động vốn khác để phân chia sản phẩm nhà ở hoặc để ưu tiên đăng ký, đặt cọc, hưởng quyền mua nhà ở hoặc để phân chia quyền sử dụng đất trong dự án cho bên được huy động vốn, trừ trường hợp góp vốn thành lập pháp nhân mới để được Nhà nước giao làm chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở theo quy định.

Như vậy, Dự thảo đã bổ sung nội dung tuân thủ quy định về phòng, chống rửa tiền,pháp luật về ngân sách nhà nước,đầu tư công, đấu thầu, không áp dụng hình thức huy động vốn để phân chia sản phẩm nhà ở hoặc để ưu tiên đăng ký, đặt cọc,..trừ trường hợp góp vốn thành lập pháp nhân mới tại nguyên tắc huy động vốn cho phát triển nhà ở.

nghiêm cấm sử dụng

Đề xuất nghiêm cấm sử dụng sai mục đích nguồn vốn huy động cho phát triển nhà ở tại Luật Nhà ở sửa đổi đúng không? (Hình internet)

Đề xuất nghiêm cấm sử dụng sai mục đích nguồn vốn huy động hoặc tiền mua nhà ở trả trước cho phát triển nhà ở tại Luật Nhà ở sửa đổi?

Theo Điều 4 Dự thảo Luật Nhà ở sửa đổi quy định về các hành vi bị nghiêm cấm (Điều này sửa đổi, bổ sung Điều 6 Luật Nhà ở 2014 và đưa từ Nghị định 99/2015/NĐ-CP lên)

Các hành vi bị nghiêm cấm (sửa đổi, bổ sung Điều 6 và đưa từ Nghị định 99/2015/NĐ-CP lên)
1. Xâm phạm quyền sở hữu nhà ở của Nhà nước, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân.
2. Cản trở việc thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước về nhà ở, việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ về sở hữu, sử dụng và giao dịch về nhà ở của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân.
3. Quyết định hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư dự án hoặc phê duyệt dự án đầu tư xây dựng nhà ở không theo quy hoạch xây dựng, chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở đã được phê duyệt.
...
7. Sử dụng sai mục đích nguồn vốn huy động hoặc tiền mua nhà ở trả trước cho phát triển nhà ở.
8. Chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở ủy quyền hoặc giao cho bên tham gia hợp tác đầu tư, liên doanh, liên kết, hợp tác kinh doanh, góp vốn hoặc tổ chức, cá nhân khác thực hiện ký hợp đồng cho thuê, thuê mua, mua bán nhà ở, hợp đồng đặt cọc các giao dịch về nhà ở hoặc kinh doanh quyền sử dụng đất trong dự án.
...

Như vậy, đề xuất trên đã nghiêm cấm sử dụng sai mục đích nguồn vốn huy động hoặc tiền mua nhà ở trả trước cho phát triển nhà ở.

Đồng thời, hiện nay, tại khoản 4 Điều 19 Nghị định 99/2015/NĐ-CP quy định trường hợp sử dụng sai mục đích nguồn vốn huy động hoặc chiếm dụng vốn đã huy động hoặc huy động vượt quá số tiền mua, thuê mua nhà ở ứng trước của khách hàng thì phải hoàn lại số tiền đã huy động sai quy định, phải bồi thường (nếu gây thiệt hại) và bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

Đề xuất bổ sung quy định về hình thức huy động vốn để phát triển nhà ở đúng không?

Cụ thể, tại Điều 126 Dự thảo Luật Nhà ở sửa đổi đã bổ sung quy định về hình thức huy động vốn để phát triển nhà ở:

Hình thức huy động vốn để phát triển nhà ở (bổ sung mới)
1. Các hình thức huy động vốn để phát triển nhà ở bao gồm:
a) Huy động thông qua góp vốn, hợp tác đầu tư, hợp tác kinh doanh, liên doanh, liên kết của các tổ chức, cá nhân;
b) Huy động thông qua phát hành trái phiếu, cổ phiếu, chứng chỉ quỹ theo quy định của pháp luật;
c) Huy động thông qua cấp vốn từ nguồn vốn đầu tư công và nguồn vốn nhà nước ngoài đầu tư công;
d) Huy động từ tiền mua, tiền thuê mua, tiền thuê nhà ở trả trước của khách hàng theo quy định của pháp luật kinh doanh bất động sản;
đ) Huy động thông qua vay vốn từ tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và tổ chức tài chính đang hoạt động tại Việt Nam;
...

Như vậy, đề xuất trên đã bổ sung quy định về hình thức huy động vốn để phát triển nhà ở.

Xem chi tiết toàn văn Dự thảo Luật Nhà ở sửa đổi Tải về.

Huy động vốn
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Mẫu báo cáo số dư nguồn vốn huy động bằng đồng Việt Nam và lãi suất huy động đối với từng kỳ hạn của tổ chức tín dụng nhà nước là mẫu nào?
Pháp luật
Pháp nhân thương mại bị cấm huy động vốn thì không được thực hiện việc huy động vốn kể từ ngày nào?
Pháp luật
Quy định điều chỉnh về việc huy động vốn của công ty niêm yết bằng hình thức khoản vay chuyển đổi?
Pháp luật
Đề xuất nghiêm cấm sử dụng sai mục đích nguồn vốn huy động cho phát triển nhà ở tại Luật Nhà ở sửa đổi?
Pháp luật
Công ty mẹ phải xác định biến động đối với tài sản thuần của công ty con trước hay sau khi thực hiện huy động vốn từ các chủ sở hữu?
Pháp luật
Chưa giải phóng mặt bằng thì có được huy động vốn cho dự án phát triển nhà ở thương mại không?
Pháp luật
Huy động vốn tại doanh nghiệp Nhà nước được thực hiện dựa trên nguyên tắc nào? Thẩm quyền huy động vốn thuộc về cơ quan nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Huy động vốn
1,412 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Huy động vốn
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào
Type: