Hướng dẫn cách xác định trị giá đối với hàng hóa thay đổi mục đích sử dụng mới nhất từ Tổng cục Hải quan?

Tôi nhập khẩu hàng hóa là phế liệu để sản xuất sản phẩm. Hiện nay, tôi thay đổi mục đích sử dụng đối với hàng hóa đó nên có thắc mắc cần được tư vấn như sau: Cách xác định trị giá đối với hàng hóa thay đổi mục đích sử dụng như thế nào? Mong nhận được phản hồi. Xin cảm ơn!

Hàng hóa nhập khẩu để sản xuất, sản phẩm sản xuất, phế liệu, phế phẩm có được miễn thuế không?

Căn cứ quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 12 Nghị định 134/2016/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 6 Điều 1 Nghị định 18/2021/NĐ-CP) như sau:

“Điều 12. Miễn thuế đối với hàng hóa nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu
...
2. Cơ sở để xác định hàng hóa được miễn thuế:
...
đ) Hàng hóa nhập khẩu để sản xuất, sản phẩm sản xuất, phế liệu, phế phẩm tạo thành trong quá trình sản xuất được phép tiêu hủy và thực tế đã tiêu hủy theo quy định pháp luật hải quan được miễn thuế nhập khẩu.
Hàng hóa nhập khẩu để sản xuất xuất khẩu nhưng không sử dụng hoặc hàng hóa nhập khẩu đã sử dụng để sản xuất nhưng không xuất khẩu sản phẩm thì không được miễn thuế nhập khẩu, người nộp thuế phải đăng ký tờ khai hải quan mới và kê khai, nộp thuế với cơ quan hải quan theo mức thuế suất và trị giá tính thuế của hàng hóa nhập khẩu tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan mới, trừ trường hợp làm quà biếu, quà tặng theo quy định tại Điều 8 Nghị định này.

HÀNG HÓA THAY ĐỔI MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG

Hướng dẫn cách xác định trị giá đối với hàng hóa thay đổi mục đích sử dụng mới nhất từ Tổng cục Hải quan?

Người nộp thuế có phải làm thủ tục hải quan đối với phế liệu, phế phẩm tạo thành trong quá trình sản xuất xuất khẩu không?

Căn cứ quy định tại khoản 4 Điều 12 Nghị định 134/2016/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 6 Điều 1 Nghị định 18/2021/NĐ-CP) như sau:

“Điều 12. Miễn thuế đối với hàng hóa nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu
...
4. Phế liệu, phế phẩm tạo thành trong quá trình sản xuất xuất khẩu khi chuyển tiêu thụ nội địa được miễn thuế nhập khẩu, người nộp thuế không phải làm thủ tục hải quan nhưng phải kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường (nếu có) cho cơ quan thuế theo quy định của pháp luật thuế.”

Trị giá hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu đã sử dụng tại Việt Nam có thay đổi mục đích sử dụng như thế nào?

Theo quy định tại khoản 9 Điều 1 Thông tư 60/2019/TT-BTC sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 11 Điều 17 Thông tư 39/2015/TT-BTC như sau:

"Điều 17. Trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong một số trường hợp đặc biệt
...
11. Hàng hóa chưa qua sử dụng tại Việt Nam, có thay đổi mục đích sử dụng so với mục đích đã được xác định thuộc đối tượng không chịu thuế, miễn thuế:
...
b) Trường hợp hàng hóa thay đổi mục đích để bán: trị giá hải quan là trị giá khai báo được xác định trên cơ sở giá thực tế bán. Trường hợp cơ quan hải quan có căn cứ xác định trị giá khai báo không phù hợp thì xác định trị giá hải quan theo phương pháp xác định trị giá quy định tại Thông tư này, phù hợp với thực tế hàng hóa;"

Theo đó, hàng hóa chưa qua sử dụng tại Việt Nam, có thay đổi mục đích sử dụng so với mục đích đã được xác định thuộc đổi tượng không chịu thuế, miễn thuế (hàng hóa thay đổi mục đích sử dụng để bản): Trị giá hải quan là trị giá khai báo được xác định trên cơ sở giá thực tế bản; trường hợp cơ quan hải quan có căn cứ xác định trị giá khai báo không phù hợp thi xác định trị giá hải quan theo phương pháp xác định trị giá quy định tại Thông tư này, phù hợp với thực tế hàng hóa.

Giá tính thuế giá trị gia tăng được xác định như thế nào?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Thông tư 219/2013/TT-BTC như sau:

"Điều 7. Giá tính thuế
1. Đối với hàng hóa, dịch vụ do cơ sở sản xuất, kinh doanh bán ra là giá bán chưa có thuế GTGT. Đối với hàng hóa, dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt là giá bán đã có thuế tiêu thụ đặc biệt nhưng chưa có thuế GTGT.
Đối với hàng hóa chịu thuế bảo vệ môi trường là giá bán đã có thuế bảo vệ môi trường nhưng chưa có thuế giá trị gia tăng; đối với hàng hóa vừa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, vừa chịu thuế bảo vệ môi trường là giá bán đã có thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường nhưng chưa có thuế giá trị gia tăng."

Như vậy, căn cứ các quy định trên và tham khảo nội dung trả lời của Tổng cục Hải quan tại Công văn 1746/TCHQ-TXNK ngày 17/5/2022, trường hợp hàng hóa nhập khẩu sản xuất xuất khẩu là nguyên liệu, vật tư dư thừa trong quá trình sản xuất chuyển tiêu thụ nội địa thì trị giá hải quan là trị giá khai bảo được xác định trên cơ sở giá thực tế bán. Trường hợp cơ quan hải quan có căn cứ xác định trị giá khai không phù hợp thì xác định trị giá hải quan theo phương pháp xác định trị giá quy định của pháp luật, phù hợp với thực tế hàng hóa. 

Về việc khai thay đổi mục đích sử dụng, chuyển tiêu thụ nội địa (loại hình A42) được thực hiện theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 4 Thông tư 38/2015/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung tại khoản 10 Điều Thông tư 39/2014/TT-BTC ngày 20/4/2018 của Bộ Tài chính. 

Trường hợp hàng hóa là phế liệu, phế phẩm tạo thành trong quá trình sản xuất xuất khẩu chuyển tiêu thụ nội địa thì giá tính thuế được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Thông tư 219/2013/TT-BTC ngày 31/1/2013 của Bộ Tài chính. 

Phế liệu
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Phế liệu, phế phẩm của doanh nghiệp chế xuất có được phép bán vào thị trường nội địa hay không?
Pháp luật
Phế liệu thủy tinh được phép nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất phải có nguồn gốc xuất xứ như thế nào?
Pháp luật
Doanh nghiệp muốn bán vào nội địa phế liệu, phế phẩm trong quá trình sản xuất hàng gia công cho thương nhân nước ngoài có cần phải thực hiện việc báo cáo hay xin phép cơ quan hải quan không?
Pháp luật
Hướng dẫn cách xác định trị giá đối với hàng hóa thay đổi mục đích sử dụng mới nhất từ Tổng cục Hải quan?
Pháp luật
Phế liệu có được nhập khẩu vào Việt Nam để sản xuất không? Nếu được thì có cần đáp ứng các điều kiện nào theo quy định pháp luật không?
Pháp luật
Phế liệu là gì? Tại sao khi nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất phải ký quỹ bảo vệ môi trường?
Pháp luật
Phế liệu sắt, thép nhập khẩu khi được phân loại và làm sạch cần đáp ứng tiêu chuẩn gì? Có những loại tạp chất nào được lẫn vào phế liệu sắt, thép nhập khẩu?
Pháp luật
Phế liệu nhựa nào được phép và không được phép nhập khẩu để làm nguyên liệu sản xuất? Khi nhập khẩu cần được phân loại và làm sạch dựa trên tiêu chuẩn nào?
Pháp luật
Tạp chất nào được và không được phép còn lẫn trong phế liệu giấy nhập khẩu để sản xuất? Những loại phế liệu giấy nào được phép và không được phép nhập khẩu?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Phế liệu
7,700 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Phế liệu
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào