Hướng dẫn mới về việc xác định tuổi của người gây thiệt hại theo Bộ luật Dân sự được thực hiện như thế nào?

Cho tôi hỏi xác định tuổi của người gây thiệt hại theo Bộ luật Dân sự như thế nào? - Anh Dũng (Phú Yên)

Cách xác định tuổi của người gây thiệt hại như thế nào?

Căn cứ theo nội dung Nghị quyết 02/2022/NQ-HĐTP của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về việc hướng dẫn một số quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của Bộ luật Dân sự 2015.

Theo đó, tại Điều 4 Nghị quyết 02/2022/NQ-HĐTP xác định tuổi của người gây thiệt hại được tính tại thời điểm gây thiệt hại. Trường hợp không xác định được chính xác tuổi của người gây thiệt hại thì ngày, tháng, năm sinh của họ được xác định như sau:

- Trường hợp xác định được tháng nhưng không xác định được ngày thì lấy ngày cuối cùng của tháng đó làm ngày sinh

Ví dụ: Xác định được A sinh vào tháng 04 năm 2001 nhưng không biết rõ được ngày sinh thì lấy ngày, tháng, năm sinh của A là 30/04/2001;

- Trường hợp xác định được quý nhưng không xác định được ngày, tháng thì lấy ngày cuối cùng của tháng cuối cùng trong quý đó làm ngày, tháng sinh

Ví dụ: Xác định được A sinh vào quý I năm 2001 nhưng không biết rõ được ngày, tháng sinh thì lấy ngày, tháng, năm sinh của A là 31/03/2001;

- Trường hợp xác định được nửa của năm nhưng không xác định được ngày, tháng thì lấy ngày cuối cùng của tháng cuối cùng trong nửa năm đó làm ngày, tháng sinh

Ví dụ: Xác định được A sinh vào khoảng đầu năm 2001 nhưng không biết rõ được ngày, tháng sinh thì lấy ngày, tháng, năm sinh của A là 30/06/2001;

- Trường hợp xác định được năm nhưng không xác định được ngày, tháng thì lấy ngày cuối cùng của tháng cuối cùng trong năm đó làm ngày, tháng sinh

Ví dụ: Xác định được A sinh vào năm 2001 nhưng không biết rõ được ngày, tháng sinh thì lấy ngày, tháng, năm sinh của A là 31/12/2001.

- Trường hợp không xác định được năm sinh thì phải tiến hành giám định để xác định tuổi.

- Trường hợp kết quả giám định tuổi chỉ xác định được khoảng độ tuổi của người gây thiệt hại thì Tòa án lấy tuổi thấp nhất trong khoảng độ tuổi đã xác định được để xác định tuổi của họ.

Ví dụ: Kết luận giám định M có độ tuổi trong khoảng từ 13 tuổi 6 tháng đến 14 tuổi 2 tháng thì xác định tuổi của M là 13 tuổi 6 tháng.

Như vậy, việc xác định tuổi của người gây thiệt hại được thực hiện theo hướng dẫn nêu trên.

Hướng dẫn mới về việc xác định tuổi của người gây thiệt hại theo Bộ luật Dân sự như thế nào?Hướng dẫn mới về việc xác định tuổi của người gây thiệt hại theo Bộ luật Dân sự như thế nào? (Hình từ Internet)

Người dưới 15 tuổi thì có bồi thường thiệt hại bằng tài sản của mình không?

Về năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, khoản 2 Điều 586 Bộ luật Dân sự 2015khoản 3 Điều 586 Bộ luật Dân sự 2015 xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người dưới 15 tuổi gây ra sẽ thuộc về cha, mẹ hoặc người giám hộ của người đó.

Cụ thể:

- Cha, mẹ của người dưới 15 tuổi gây thiệt hại sẽ bồi thường bằng tài sản của mình. Người dưới 15 tuổi có thể sử dụng tài sản riêng của mình để bồi thường thiệt hại trong trường hợp tài sản của cha, mẹ không đủ để bồi thường. Khi đó, người dưới 15 tuổi sẽ bồi thường tiếp phần còn thiếu;

- Người giám hộ của người dưới 15 tuổi gây thiệt hại sẽ bồi thường bằng tài sản của người gây thiệt hại. Trường hợp tài sản của người gây thiệt hại không đủ thì người giám hộ phải lấy tài sản riêng của mình để bồi thường, trừ trường hợp chứng minh được mình không có lỗi.

Như vậy, người dưới 15 tuổi gây thiệt hại sẽ bồi thường thiệt hại bằng tài sản của mình trong 02 trường hợp:

- Tài sản của cha, mẹ không đủ;

- Không có cha, mẹ nhưng có người giám hộ.

Người dưới 15 tuổi trong thời gian trường học trực tiếp quản lý mà gây thiệt hại thì bồi thường thế nào?

Vấn đề bồi thường thiệt hại do người dưới 15 tuổi trong thời gian trường học gây ra được quy định tại Điều 599 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:

Bồi thường thiệt hại do người dưới mười lăm tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự gây ra trong thời gian trường học, bệnh viện, pháp nhân khác trực tiếp quản lý
1. Người chưa đủ mười lăm tuổi trong thời gian trường học trực tiếp quản lý mà gây thiệt hại thì trường học phải bồi thường thiệt hại xảy ra.
2. Người mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại cho người khác trong thời gian bệnh viện, pháp nhân khác trực tiếp quản lý thì bệnh viện, pháp nhân khác phải bồi thường thiệt hại xảy ra.
3. Trường học, bệnh viện, pháp nhân khác quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này không phải bồi thường nếu chứng minh được mình không có lỗi trong quản lý; trong trường hợp này, cha, mẹ, người giám hộ của người dưới mười lăm tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự phải bồi thường.

Như vậy, dựa vào khoản 1 Điều 599 Bộ luật Dân sự 2015khoản 2 Điều 599 Bộ luật Dân sự 2015 nêu trên thì người dưới 15 tuổi trong thời gian trường học gây ra thiệt hại thì trường học trực tiếp quản lý phải chịu trách nhiệm bồi thường.

Nếu trường hợp có thể chứng minh được mình không có lỗi trong việc quản lý người gây ra thiệt hại thì cha, mẹ của người đó sẽ chịu trách nhiệm bồi thường theo quy định tại Điều 586 Bộ luật Dân sự 2015.

Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng Tải về quy định liên quan đến Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng:
Căn cứ pháp lý
Kênh YouTube THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
MỚI NHẤT
Pháp luật
Nguyên tắc thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời được hướng dẫn thực hiện ra sao?
Pháp luật
Hướng dẫn xác định căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng như thế nào?
Pháp luật
Xác định thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm như thế nào? Mức bồi thường thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm là bao nhiêu?
Pháp luật
Xác định việc bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra như thế nào? Trường hợp nào chủ sở hữu nguồn nguy hiểm không phải bồi thường?
Pháp luật
Ai chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do cây xanh bên đường gây ra? Mức xử phạt được quy định như thế nào?
Pháp luật
Hướng dẫn mới về việc xác định tuổi của người gây thiệt hại theo Bộ luật Dân sự được thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Mức bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng bị xem là không còn phù hợp với thực tế trong những trường hợp nào?
Pháp luật
Hướng dẫn về căn cứ xác định thiệt hại để giải quyết bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng dựa vào tài liệu như thế nào?
Pháp luật
Nghị quyết 02/2022/NQ-HĐTP: Hướng dẫn trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng theo Bộ luật Dân sự?
Pháp luật
Thuê tài sản gây tai nạn hư hỏng thì có bồi thường không? Trách nhiệm, nguyên tắc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
Đặng Phan Thị Hương Trà Lưu bài viết
898 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào