Kế hoạch phối hợp tăng cường triển khai tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ em mầm non, học sinh trong cơ sở giáo dục năm 2022 bao gồm những nội dung gì?

Nội dung kế hoạch phối hợp tăng cường triển khai tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ em mầm non, học sinh trong cơ sở giáo dục bao gồm những gì? Câu hỏi của chị Hà đến từ Nam Định.

Nội dung kế hoạch phối hợp tăng cường triển khai tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ em mầm non, học sinh trong cơ sở giáo dục bao gồm những gì?

Căn cứ tại Mục IV Kế hoạch 1557/KH-BYT-BGDĐT năm 2022 cho thấy nội dung kế hoạch phối hợp tăng cường triển khai tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ em mầm non, học sinh trong cơ sở giáo dục như sau:

- Tiếp nhận, vận chuyển và bảo quản vắc xin: thực hiện theo Quyết định số 3355/QĐ-BYT ngày 08/7/2021 của Bộ Y tế.

- Tổ chức tiêm chủng

+ Tổ chức tiêm chủng theo quy định tại Nghị định số 104/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ, Quyết định số 3588/QĐ-BYT ngày 26/7/2021 về ban hành hướng dẫn tổ chức buổi tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 và các hướng dẫn cập nhật của Bộ Y tế.

+ Sử dụng hệ thống tiêm chủng mở rộng sẵn có, các bệnh viện, cơ sở khám chữa bệnh và các cơ sở đủ điều kiện tiêm chủng để triển khai tiêm chủng.

+ Ngành Y tế chủ trì, phối hợp với Ngành Giáo dục và các đơn vị liên quan tại địa phương triển khai các hoạt động rà soát đối tượng, lập kế hoạch, huy động nguồn nhân lực và tổ chức buổi tiêm chủng.

- Đảm bảo an toàn tiêm chủng

+ Thực hiện khám sàng lọc trước tiêm chủng theo hướng dẫn tại Quyết định 5002/QĐ-BYT ngày 29/10/2021 về việc ban hành hướng dẫn sửa đổi, bổ sung hướng dẫn khám sàng lọc trước tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 đối với trẻ em và Quyết định định 2470/QĐ-BYT ngày 14/6/2019 về việc ban hành hướng dẫn khám sàng lọc trước tiêm chủng đối với trẻ em của Bộ Y tế.

+ Theo dõi, xử trí sự cố bất lợi sau tiêm chủng theo hướng dẫn tại Nghị định số 104/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ, Thông tư 34/2018/TT-BYT ngày 12/11/2018, Công văn 3886/BYT-DP ngày 11/5/2021 của Bộ Y tế về việc hướng dẫn giám sát sự cố bất lợi sau tiêm chủng và các hướng dẫn cập nhật của Bộ Y tế.

- Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đối tượng tiêm chủng

+ Tiếp tục sử dụng ứng dụng Nền tảng quản lý tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 trong quá trình triển khai tiêm chủng.

+ Huy động nguồn nhân lực là các cán bộ, nhân viên thuộc Ngành Giáo dục, đoàn viên thanh niên... phối hợp, hỗ trợ Ngành Y tế trong việc cập nhật đầy đủ thông tin đối tượng tiêm chủng lên Nền tảng quản lý tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 ngay trong buổi tiêm chủng.

- Truyền thông

+ Truyền thông chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, các chỉ đạo của Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ em từ 5 đến dưới 18 tuổi.

+ Truyền thông vận động cha mẹ, người chăm sóc, người giám hộ trẻ ủng hộ, tham gia công tác tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 theo tinh thần “Tiêm vắc xin phòng COVID-19 là quyền lợi đối với cá nhân, là trách nhiệm đối với cộng đồng”, tích cực, chủ động đưa trẻ em từ 5 đến dưới 18 tuổi tiêm vắc xin phòng COVID-19 đầy đủ, đúng lịch theo khuyến cáo của Ngành Y tế.

+ Tăng cường truyền thông về tác dụng và hiệu quả của vắc xin phòng COVID-19 đối với trẻ em, các khuyến cáo về tiêm chủng vắc xin phòng COVID- 19 an toàn bằng nhiều hình thức: truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên các nền tảng mạng xã hội phổ biến tại Việt Nam (Facebook, Zalo, TikTok, Youtube...) và truyền thông trực tiếp trong các cơ sở giáo dục.

+ Xây dựng các thông điệp, tài liệu truyền thông khuyến cáo tiêm vắc xin phòng COVID-19 an toàn cho trẻ em, học sinh từ 5 đến dưới 18 tuổi để truyền thông sâu rộng đến học sinh, cha mẹ, người chăm sóc, người giám hộ trẻ.

- Báo cáo hoạt động tiêm chủng

+ Các đơn vị thuộc Bộ Y tế, Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:

++ Thực hiện báo cáo nhanh kết quả tiêm chủng hàng ngày về các Viện Vệ sinh dịch tễ/Viện Pasteur khu vực để tổng hợp, báo cáo Bộ Y tế;

++ Rà soát, báo cáo kết quả tiêm chủng hàng tháng về các Viện Vệ sinh dịch tễ/Viện Pasteur khu vực để theo dõi, tổng hợp, tăng cường công tác quản lý vắc xin.

++ Báo cáo sự cố bất lợi sau tiêm chủng theo quy định tại Nghị định số 104/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ, Thông tư 34/2018/TT-BYT ngày 12/11/2018 của Bộ Y tế và các hướng dẫn của Bộ Y tế.

+ Các đơn vị thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo: Thực hiện báo cáo và theo dõi kết quả tiêm chủng cho trẻ em mầm non và học sinh theo quy định của Ngành.

Nội dung kế hoạch phối hợp tăng cường triển khai tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ em mầm non, học sinh trong cơ sở giáo dục bao gồm những gì?

Kế hoạch phối hợp tăng cường triển khai tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ em mầm non, học sinh trong cơ sở giáo dục năm 2022 bao gồm những nội dung gì? (Hình từ Internet)

Việc xây dựng kế hoạch phối hợp tăng cường triển khai tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ em mầm non, học sinh trong cơ sở giáo dục dựa trên cơ sở nào?

Căn cứ tại Mục I Kế hoạch 1557/KH-BYT-BGDĐT năm 2022 chỉ ra cơ sở xây dựng kế hoạch phối hợp tăng cường triển khai tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ em mầm non, học sinh trong cơ sở giáo dục là:

- Nghị định 104/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định về hoạt động tiêm chủng;

- Quyết định 3355/QĐ-BYT ngày 08/7/2021 của Bộ Y tế về việc triển khai chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19 năm 2021-2022;

- Chương trình phối hợp số 218/CTr-BGDĐT-BYT ngày 04/3/2022 giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Y tế về công tác y tế trường học, chăm sóc sức khỏe trẻ em, học sinh, sinh viên giai đoạn 2021-2026;

- Thông báo 288/TB-VPCP ngày 19/9/2022 của Văn phòng Chính phủ về thông báo Kết luận của Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 tại Phiên họp thứ 17 của Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 trực tuyến với các địa phương;

- Công văn số 6762/VPCP-KGVX ngày 10/10/2022 của Văn phòng Chính phủ thông báo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19.

Thời gian và đối tưởng của kế hoạch phối hợp tăng cường triển khai tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ em mầm non, học sinh trong cơ sở giáo dục là gì?

Căn cứ tại Mục III Kế hoạch 1557/KH-BYT-BGDĐT năm 2022 cho thấy thời gian và đối tượng của kế hoạch phối hợp tăng cường triển khai tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ em mầm non, học sinh trong cơ sở giáo dục như sau:

- Thời gian: Từ tháng 11- 12/2022

- Đối tượng tiêm: Trẻ em, học sinh từ 5 đến dưới 18 tuổi có chỉ định tiêm vắc xin phòng COVID- 19 theo hướng dẫn của Bộ Y tế và hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất đã đăng ký với Bộ Y tế.

Vắc xin phòng Covid
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Kế hoạch phối hợp tăng cường triển khai tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ em mầm non, học sinh trong cơ sở giáo dục năm 2022 bao gồm những nội dung gì?
Pháp luật
Khẩn trương đẩy nhanh tiêm vắc xin phòng COVID-19 mũi 3, mũi 4 cho người từ 12 tuổi trở lên và tiêm đủ 2 mũi cho trẻ em từ 5 tuổi đến dưới 12 tuổi?
Pháp luật
Dự kiến trong tháng 9/2022 sẽ tiếp nhận và cung ứng vắc xin Moderna cho các địa phương để tiêm trả mũi 2 cho trẻ từ 6 đến dưới 12 tuổi?
Pháp luật
Hà Nội: Phấn đấu đạt 95% đối tượng được tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 liều nhắc lại lần 2 (mũi 4) từ tháng 6/2022?
Pháp luật
Khẩn trương tiếp nhận vắc xin Pfizer và Moderna để tiêm chủng cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi trên cả nước?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Vắc xin phòng Covid
992 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Vắc xin phòng Covid
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào
Type: