Mức hưởng phụ cấp độc hại với nhà giáo dạy thực hành tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập được quy định như thế nào?

Mức hưởng phụ cấp độc hại với nhà giáo dạy thực hành tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập được quy định như thế nào? chị Hòa (Bắc Ninh)

Nhà giáo dạy thực hành tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp được hưởng phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm khi đáp ứng đủ điều kiện gì?

Nhà giáo dạy thực hành trong cơ tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp được hưởng phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm khi đáp ứng đủ điều kiện quy định tại Điều 10 Nghị định 113/2015/NĐ-CP:

- Nhà giáo dạy thực hành, dạy tích hợp (sau đây gọi chung là nhà giáo dạy thực hành) tại phòng thực hành, xưởng thực hành của cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập hoặc doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ với những ngành, nghề học nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm có một trong các yếu tố nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm sau:

+ Tiếp xúc trực tiếp với chất độc, khí độc, bụi độc; dạy thực hành ở môi trường dễ bị lây nhiễm, mắc các bệnh truyền nhiễm theo quy định.

+ Dạy thực hành trong môi trường chịu áp suất cao hoặc thiếu dưỡng khí, nơi quá nóng hoặc quá lạnh vượt quá tiêu chuẩn cho phép.

+ Dạy thực hành những ngành, nghề học phát sinh tiếng ồn lớn hoặc ở nơi có độ rung liên tục với tần số cao vượt quá tiêu chuẩn an toàn lao động và vệ sinh lao động cho phép.

+ Dạy thực hành ở môi trường có phóng xạ, tia bức xạ hoặc điện từ trường vượt quá tiêu chuẩn cho phép.

Mức hưởng phụ cấp độc hại với nhà giáo dạy thực hành tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)

Mức hưởng phụ cấp độc hại với nhà giáo dạy thực hành tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập được quy định như thế nào?

Tại Điều 11 Nghị định 113/2015/NĐ-CP quy định về mức hưởng phụ cấp độc hại với nhà giáo dạy thực hành tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập như sau:

Theo đó, mức hưởng phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được tính theo mức Iương cơ sở, gồm các mức sau đây:

- Mức 0,1 áp dụng đối với nhà giáo dạy thực hành ngành, nghề học có một trong các yếu tố nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm quy định tại khoản 1 Điều 10 Nghị định 113/2015/NĐ-CP.

- Mức 0,2 áp dụng đối với nhà giáo dạy thực hành ngành, nghề học có hại trong các yếu tố nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm quy định tại khoản 1 Điều 10 Nghị định 113/2015/NĐ-CP.

- Mức 0,3 áp dụng đối với nhà giáo dạy thực hành ngành, nghề học có ba trong các yếu tố nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm quy định tại khoản 1 Điều 10 Nghị định 113/2015/NĐ-CP.

- Mức 0,4 áp dụng đối với nhà giáo dạy thực hành ngành, nghề học có bốn yếu tố nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm quy định tại khoản 1 Điều 10 Nghị định 113/2015/NĐ-CP.

Cách tính mức hưởng phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với nhà giáo dạy thực hành tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập ra sao?

Tại Điều 6 Thông tư 22/2017/TT-BLĐTBXH quy định về việc tính, hưởng phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm đối với nhà giáo dạy thực hành, tích hợp ngành, nghề học nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm quy định tại Điều 12 Nghị định 113/2015/NĐ-CP như sau:

- Căn cứ quy định tại Điều 10 và Điều 11 Nghị định 113/2015/NĐ-CP, người đứng đầu cơ sở giáo dục nghề nghiệp chịu trách nhiệm xác định mức phụ cấp đối với nhà giáo dạy thực hành, tích hợp ngành, nghề học nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm cho phù hợp.

- Cách tính tiền phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hằng tháng:

+ Tiền phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm = (Mức phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được hưởng x Mức lương cơ sở) / (Định mức giờ giảng của nhà giáo trong một năm /12 tháng) x Số giờ dạy thực hành, tích hợp ngành, nghề học nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thực tế trong tháng.

Nguồn kinh phí thực hiện chế độ phụ cấp độc hại với nhà giáo dạy thực hành tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập đến từ đâu?

Nguồn kinh phí thực hiện chế độ phụ cấp với nhà giáo dạy thực hành tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập quy định tại Điều 7 Thông tư 22/2017/TT-BLĐTBXH như sau:

Theo đó, nguồn kinh phí thực hiện các chế độ phụ cấp đối với nhà giáo quy định tại Điều 3 Nghị định số 113/2015/NĐ-CP được thực hiện như sau:

+ Đối với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập do ngân sách nhà nước bảo đảm chi thường xuyên: Kinh phí thực hiện các chế độ phụ cấp do ngân sách nhà nước đảm bảo và giao trong dự toán ngân sách hàng năm của cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo phân cấp quản lý ngân sách nhà nước hiện hành.

+ Đối với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập tự bảo đảm một phần chi thường xuyên: Kinh phí thực hiện các chế độ phụ cấp được đảm bảo từ nguồn thu sự nghiệp của đơn vị và nguồn ngân sách nhà nước cấp theo phân cấp quản lý ngân sách nhà nước hiện hành.

+ Đối với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư; cơ sở giáo dục nghề nghiệp tự bảo đảm chi thường xuyên: Kinh phí thực hiện các chế độ phụ cấp được đảm bảo từ nguồn thu tự đảm bảo kinh phí hoạt động của đơn vị.

+ Các Bộ, cơ quan Trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm tổ chức, hướng dẫn, xét duyệt và tổng hợp báo cáo nhu cầu, nguồn kinh phí thực hiện các chế độ phụ cấp nhà giáo vào nhu cầu thực hiện cải cách tiền lương theo các quy định hiện hành về việc xác định nhu cầu, nguồn kinh phí thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở hàng năm và gửi cơ quan tài chính xem xét, thẩm định theo quy định.

- Việc lập và phân bổ dự toán, quản lý sử dụng và thanh quyết toán kinh phí thực hiện theo quy định hiện hành của Luật Ngân sách nhà nước 2015.

Phụ cấp độc hại
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Từ ngày 1/7/2024 giáo viên dạy thực hành có được hưởng phụ cấp độc hại, nguy hiểm hay không?
Pháp luật
Cách tính phụ cấp độc hại, nguy hiểm của cán bộ, công chức, viên chức trước và sau thực hiện cải cách tiền lương 2024 có gì khác nhau?
Pháp luật
Phụ cấp độc hại, nguy hiểm áp dụng cho cán bộ, công chức, viên chức được đưa vào loại phụ cấp nào khi cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27?
Pháp luật
Người thủ kho hóa chất có cần phải có kinh nghiệm về hóa chất hay không? Thủ kho thuốc hoặc thủ kho hóa chất có được hưởng phụ cấp độc hại?
Pháp luật
Tiền lương của người lao động để tính tiền làm thêm giờ có bao gồm phụ cấp độc hại không?
Pháp luật
Bỏ phụ cấp độc hại nguy hiểm khi cải cách tiền lương 2024 theo Nghị quyết 27-NQ/TW 2018 đúng không?
Pháp luật
Cán bộ làm công tác thư viện và thiết bị trường học có được hưởng phụ cấp trách nhiệm hay phụ cấp độc hại không?
Pháp luật
Phụ cấp độc hại nguy hiểm đối với các đối tượng làm việc trong lĩnh vực phát thanh, truyền hình có được dùng để tính đóng bảo hiểm xã hội không?
Pháp luật
Điều kiện chế độ hưởng tiền phụ cấp độc hại của nhân viên y tế được pháp luật quy định cụ thể như thế nào?
Pháp luật
Đối tượng nào được hưởng phụ cấp độc hại? Điều kiện, cách tính phụ cấp độc hại đối với người làm văn thư lưu trữ quy định như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Phụ cấp độc hại
586 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Phụ cấp độc hại
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào