Nghị quyết 102/NQ-CP: Tăng cường thực hiện quy định về biên chế, nâng cao hiệu quả công tác của hệ thống chính trị?

Nghị Quyết 102/NQ-CP đã nêu lên trách nhiệm của các cơ quan ban ngành như thế nào trong công tác triển khai đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội các tháng còn lại của năm 2022? - Đây là câu hỏi của bạn Mạnh Hùng.

Thực trạng tình hình kinh tế - xã hội tháng 7 và 7 tháng năm 2022?

Thực trạng tình hình kinh tế - xã hội tháng 7 và 7 tháng năm 2022 được nêu ra tại Mục I Nghị Quyết 102/NQ-CP năm 2022 như sau:

Về tình hình kinh tế - xã hội tháng 7 và 7 tháng năm 2022; tình hình triển khai thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ
Chính phủ thống nhất đánh giá: Trong tháng 7, tình hình thế giới tiếp tục diễn biến rất phức tạp, tác động, ảnh hưởng đến nước ta trên nhiều lĩnh vực; ở trong nước, các hoạt động kinh tế - xã hội tiếp tục xu hướng phục hồi tích cực nhưng vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức. Dưới sự lãnh đạo đúng đắn, sâu sát của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, đứng đầu là đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, sự đồng hành, ủng hộ của Quốc hội, sự chung sức, đồng lòng, quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị, người dân, doanh nghiệp và sự hợp tác, giúp đỡ của bạn bè quốc tế; Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các cấp, các ngành, các địa phương đã chỉ đạo, điều hành quyết liệt, linh hoạt, sáng tạo, hiệu quả, sát tình hình, có trọng tâm, trọng điểm các nhiệm vụ, giải pháp đề ra, tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trên các lĩnh vực, đồng thời tiếp tục giải quyết những vấn đề còn tồn đọng kéo dài và ứng phó, xử lý kịp thời các vấn đề phát sinh. Nhờ đó, tình hình kinh tế - xã hội nước ta tháng 7 và 7 tháng tiếp tục phục hồi tích cực và đạt được nhiều kết quả quan trọng trên hầu hết các lĩnh vực.
Kinh tế vĩ mô được duy trì ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn của nền kinh tế được bảo đảm, Công tác điều hành chính sách tài khóa, tiền tệ được chỉ đạo chặt chẽ, thường xuyên; tích cực triển khai các giải pháp giảm giá xăng dầu, bình ổn giá điện, nước, học phí... Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân 7 tháng tăng 2,54%, cơ bản ổn định so với cùng kỳ các năm 2018 - 2021. Thị trường tiền tệ cơ bản ổn định; mặt bằng lãi suất, tỷ giá được duy trì hợp lý. Thu ngân sách nhà nước 7 tháng tăng 18,1% so với cùng kỳ. Kim ngạch xuất, nhập khẩu 7 tháng đạt 433,6 tỷ USD, tăng 15,3%, trong đó xuất khẩu tăng 16,6% so với cùng kỳ; xuất siêu 1,08 tỷ USD, Bảo đảm an ninh lương thực, an ninh năng lượng, cung ứng đủ điện phục vụ sản xuất và đời sống, thị trường lao động phục hồi tích cực. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện đạt 11,57 tỷ USD, tăng 10,2% so với cùng kỳ.
Trong bối cảnh đó, Chính phủ yêu cầu các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục thực hiện quyết liệt, nghiêm túc, đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra của năm 2012 tại các Nghị quyết, K của Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Tinh thần đề ra là tập trung thực hiện "4 ổn định": ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn, thúc đẩy tăng trưởng, phục hồi nhanh và phát triển bền vững, ổn định các loại thị trường, giá cả hàng hóa, dịch vụ; ổn định và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân; ổn định chính trị, bảo đảm trật tự an toàn xã hội; “3 tăng cường": tăng cường năm tình hình, phản ứng chính sách kịp thời, linh hoạt, hiệu quả; tăng cường bảo đảm an sinh xã hội và công tác y tế, nhất là y tế cơ sở y tế dự phòng, tiêm phòng vắc-xin COVID-19: tăng cường kỷ luật, kỷ cương, nhất là trong hệ thống hành chính nhà nước; "2 đấy mạnh”; đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, phát triển doanh nghiệp và tạo công ăn việc làm; đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư, nhất là đầu tư công và công tác quy hoạch; "1 tiết giảm"; tiết kiệm triệt để, giảm mọi khoản chi tiêu không cần thiết; và “kiên quyết không"; không điều hành giật cục, chuyển trạng thái đột ngột mà phải luôn chủ động linh hoạt, sáng tạo, khoa học, hiệu quả và chắc chắn.
Trong những tháng còn lại của năm 2022 và thời gian tới, yêu cầu các bộ, ngành, địa phương chú trọng khắc phục những hạn chế, bất cập, vượt qua khó khăn, thách thức, theo dõi sát diễn biến tình hình quốc tế, trong nước, đẩy mạnh công tác phân tích, dự báo, chủ động thực hiện linh hoạt, hiệu quả các đối sách, giải pháp phù hợp trên các lĩnh vực, bảo đảm hài hòa, hợp lý cả trước mắt và lâu dài, nỗ lực phấn đấu cao nhất thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội đề ra.

Theo đó, trong 7 tháng đầu năm 2022, thực trạng và các giải pháp về kinh tế - xã hội được nêu ra với những trọng tâm như sau:

- Tích cực thực hiện các giải pháp giảm giá xăng dầu, bình ổn giá điện, nước, học phí.

- 82 nghìn tỷ đồng đã được phân bổ hỗ trợ cho trên 728 nghìn lượt người sử dụng lao động và gần 50 triệu lượt người lao động

Do đó, trong bối cảnh tới cần tập trung đẩy mạnh thực hiện: “4 ổn định”, “3 tăng cường”, "2 đẩy mạnh", “1 tiết giảm” và “kiên quyết không”.

Nghị Quyết 102/NQ-CP: Bộ Nội vụ cần phải tăng cường thực hiện các quy định về biên chế, nâng cao hiệu quả công tác của hệ thống chính trị?

Nghị quyết 102/NQ-CP: Tăng cường thực hiện quy định về biên chế, nâng cao hiệu quả công tác của hệ thống chính trị? (Hình từ internet)

Bộ Tài nguyên và Môi trường cần phải chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương tập trung sửa đổi Luật Đất đai?

Căn cứ theo Mục I Nghị Quyết 102/NQ-CP năm 2022 để nêu lên trách nhiệm của Bộ Tài nguyên và Môi trường trong thực hiện phát triển kinh tế - xã hội các tháng còn lại của năm 2022 như sau:

Về tình hình kinh tế - xã hội tháng 7 và 7 tháng năm 2022; tình hình triển khai thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ
...
9, Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương:
a) Tập trung sửa đổi Luật Đất đai, Luật Tài nguyên nước, bảo đảm chất lượng, tiến độ quy định. Khẩn trương hoàn thành việc xây dựng Quy hoạch không gian biến quốc gia, trình Thủ tướng Chính phủ trong tháng 8 năm 2020 theo yêu cầu tại Nghị quyết số 85/NQ-CP ngày 09 tháng 7 năm 2022 để báo cáo cấp có thẩm quyền theo quy định.
b) Chủ trì, phối hợp với Bộ Xây dựng, Bộ Công Thương và các bộ, cơ quan liên quan thống nhất hướng dẫn cụ thể việc cấp phép đất đá thải tại các bãi thải của các mỏ thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường để cung cấp nguồn nguyên liệu đất san lấp phục vụ cho các công trình, dự án.
c) Hướng dẫn trình tự, thủ tục cấp phép khai thác đất san lấp làm vật liệu xây dựng thông thường cho các dự án có thời gian thi công ngắn, quy mô nhỏ lẻ, nhất là các khu đất tại các dự án đầu tư xây dựng cơ bản, phát sinh khối lượng phải xử lý, vận chuyển đi nơi khác; hướng dẫn thủ tục liên quan đến cấp phép mở vật liệu xây dựng phục vụ cho các công trình dự án.
d) Hướng dẫn các địa phương giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng. Tập trung tháo gỡ vướng mắc đối với các dự án đầu tư có sử dụng đất lớn, giải phóng, phát huy tiềm lực đất đai, nguồn vốn nhà nước và doanh nghiệp.
đ) Rà soát, tổng hợp, đánh giá kết quả thực hiện các cam kết tại COP26; khẩn trương cập nhật Đóng góp quốc gia tự nguyện (NDC) của Việt Nam; bổ sung những điểm mới, nỗ lực của Việt Nam thực hiện cam kết tại COP26, hoàn thành trong tháng 9 năm 2022. Chuẩn bị Đề án tổ chức hội nghị của Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo COP26 với các đối tác phát triển quốc tế; Đề án tham gia COP27 - Tuyên bố chuyển đổi năng lượng công bằng với các đối tác.
e) Tổ chức theo dõi chặt chẽ, dự báo, cảnh báo, thông tin kịp thời về tình hình thời tiết, thiên tai phục vụ công tác chỉ đạo phòng, chống thiên tai.

Theo đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường cần phải chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương tập trung sửa đổi Luật Đất đai, Luật Tài nguyên nước, bảo đảm chất lượng, tiến độ quy định.

Bộ Nội vụ cần tăng cường thực hiện quy định về biên chế, nâng cao hiệu quả công tác của hệ thống chính trị?

Căn cứ theo Mục I Nghị Quyết 102/NQ-CP năm 2022 để nêu lên trách nhiệm của Bộ Nội vụ trong thực hiện phát triển kinh tế - xã hội các tháng còn lại của năm 2022 như sau:

Về tình hình kinh tế - xã hội tháng 7 và 7 tháng năm 2022; tình hình triển khai thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ
...
15. Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương:
a) Đề xuất triển khai Kết luận số 40-KL/TW ngày 18 tháng 7 năm 2022 của Bộ Chính trị về nâng cao hiệu quả công tác quản lý biên chế của hệ thống chính trị giai đoạn 2022 - 2020; Quy định số 70-QĐ/TW ngày 18 tháng 7 năm 2022 của Bộ Chính trị về quản lý biên chế của hệ thống chính trị; Quyết định số 71-QĐ/TW ngày 18 tháng 7 năm 2002 của Bộ Chính trị về tổng biên chế của hệ thống chính trị giai đoạn 2022 - 2020; Quyết định số 73-QĐ/TW ngày 18 tháng 7 năm 2022 của Bộ Chính trị về biên chế của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, các đơn vị sự nghiệp, hội quần chúng được Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ ở Trung ương giai đoạn 2022 - 2026.
b) Rà soát, sửa đổi, bổ sung hoặc đề xuất sửa đổi, bổ sung, ban hành văn bản quy phạm pháp luật để triển khai kết luận của Bộ Chính trị tại Thông báo số 16-TB/TW ngày 07 tháng 7 năm 2022 của Văn phòng Trung ương Đảng về việc thực hiện một số mô hình thí điểm theo Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII.

Theo đó, Bộ Nội vụ cần phải chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương đề xuất triển khai Kết luận 40, Quy định 70 , Quyết định 71, Quyết định 73 về biên chế, hiệu quả công tác của hệ thống chính trị.

Như vậy, Nghị quyết 102/NQ-CP năm 2022 đã nêu lên thực trạng tình hình kinh tế - xã hội 7 tháng đầu năm 2022 và phương hướng, trách nhiệm của các cơ quan ban ngành trong nhiệm vụ đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội 7 tháng cuối năm 2022.

Biên chế
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Số lượng biên chế cơ quan Đảng, MTTQ và tổ chức chính trị - xã hội ở địa phương giai đoạn 2022 - 2026 theo Quyết định 72-QĐ/TW là bao nhiêu?
Pháp luật
Quyết định 72-QĐ/TW năm 2022: Biên chế cơ quan đảng, MTTQ, chính quyền địa phương giai đoạn 2022 – 2026?
Pháp luật
Chi tiết số lượng biên chế của cơ quan chính quyền địa phương, cán bộ, công chức cấp xã năm 2022 - 2023 theo từng tỉnh là bao nhiêu?
Pháp luật
Nghị quyết 102/NQ-CP: Tăng cường thực hiện quy định về biên chế, nâng cao hiệu quả công tác của hệ thống chính trị?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Biên chế
933 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Biên chế
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào
Type: