Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2024 đề ra những nhiệm vụ, giải pháp nào trong công tác phòng, chống tham nhũng và xây dựng bộ máy hành chính?

Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2024 đề ra những nhiệm vụ, giải pháp nào trong công tác phòng, chống tham nhũng và xây dựng bộ máy hành chính? Chị T ở Hà Nội.

Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024 đề ra những nhiệm vụ, giải pháp nào trong công tác phòng, chống tham nhũng và xây dựng bộ máy hành chính?

Vào chiều 09/11/2023 Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024. Theo đó, ngày 23/11/2023, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường công bố Nghị quyết 103/2023/QH15 về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, được thông qua tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV.

Nghị quyết 103/2023/QH15 đã đề ra nhiều nhiệm vụ, giải pháp quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội năm 2024. Theo đó, liên quan đến công tác phòng, chống tham nhũng và xây dựng bộ máy hành chính được đề ra những nhiệm vụ, giải pháp như sau:

Sớm rà soát để đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật Tổ chức Chính phủ, Luật Tổ chức chính quyền địa phương nhằm tiếp tục đẩy mạnh phân cấp, phân quyền gắn với phân bổ nguồn lực, nâng cao năng lực cấp dưới và tăng cường kiểm tra, giám sát, kiểm soát quyền lực; phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí;

Triển khai hiệu quả Nghị quyết 74/2022/QH15 ngày 15/11/2022 của Quốc hội về đẩy mạnh việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Khẩn trương sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã theo kế hoạch;

Thực hiện quyết liệt việc sắp xếp tổ chức bộ máy bên trong của các cơ quan, đơn vị theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.

Hoàn thiện pháp luật về cơ chế tự chủ đối với các đơn vị sự nghiệp công lập trên cơ sở mức độ tự chủ về tài chính, tăng cường phân cấp và tính chủ động cho các đơn vị sự nghiệp công lập.

Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024 đề ra những nhiệm vụ, giải pháp nào trong công tác phòng, chống tham nhũng và xây dựng bộ máy hành chính?

Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024 đề ra những nhiệm vụ, giải pháp nào trong công tác phòng, chống tham nhũng và xây dựng bộ máy hành chính? (Hình ảnh từ Internet)

Các hành vi tham nhũng là những hành vi nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Luật Phòng, chống tham nhũng 2018 thì các hành vi tham nhũng như sau:

(1) Các hành vi tham nhũng trong khu vực nhà nước do người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước thực hiện bao gồm:

- Tham ô tài sản;

- Nhận hối lộ;

- Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản;

- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi;

- Lạm quyền trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi;

- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi;

- Giả mạo trong công tác vì vụ lợi;

- Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc địa phương vì vụ lợi;

- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng trái phép tài sản công vì vụ lợi;

- Nhũng nhiễu vì vụ lợi;

- Không thực hiện, thực hiện không đúng hoặc không đầy đủ nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi;

- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để bao che cho người có hành vi vi phạm pháp luật vì vụ lợi; cản trở, can thiệp trái pháp luật vào việc giám sát, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án vì vụ lợi.

(2) Các hành vi tham nhũng trong khu vực ngoài nhà nước do người có chức vụ, quyền hạn trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước thực hiện bao gồm:

- Tham ô tài sản;

- Nhận hối lộ;

- Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để giải quyết công việc của doanh nghiệp, tổ chức mình vì vụ lợi.

Đơn vị sự nghiệp công lập được phân loại mức tự chủ tài chính như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 9 Nghị định 60/2021/NĐ-CP thì đơn vị sự nghiệp công lập được phân loại mức tự chủ tài chính như sau:

(1) Đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư (sau đây gọi là đơn vị nhóm 1) là đơn vị đáp ứng một trong các điều kiện sau:

+ Đơn vị có mức tự bảo đảm kinh phí chi thường xuyên xác định theo phương án quy định tại Điều 10 Nghị định 60/2021/NĐ-CP bằng hoặc lớn hơn 100%; có mức tự bảo đảm chi đầu tư bằng hoặc lớn hơn mức trích khấu hao và hao mòn tài sản cố định của đơn vị.

Mức tự bảo đảm chi đầu tư được xác định bao gồm các nguồn sau:

- Số dự kiến trích lập Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp trong năm kế hoạch hoặc của bình quân 05 năm trước liền kề;

- Số thu phí được để lại để chi thường xuyên không giao tự chủ theo quy định.

+ Đơn vị cung cấp các dịch vụ sự nghiệp công không sử dụng ngân sách nhà nước, giá dịch vụ sự nghiệp công xác định theo cơ chế thị trường, có tính đủ khấu hao tài sản cố định và có tích lũy dành chi đầu tư.

(2) Đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm chi thường xuyên (sau đây gọi là đơn vị nhóm 2) là đơn vị đáp ứng một trong các điều kiện sau:

- Đơn vị có mức tự bảo đảm kinh phí chi thường xuyên xác định theo phương án quy định tại Điều 10 Nghị định 60/2021/NĐ-CP bằng hoặc lớn hơn 100% và chưa tự bảo đảm chi đầu tư từ nguồn Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, nguồn thu phí được để lại chi theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí, các nguồn tài chính hợp pháp khác theo quy định của pháp luật;

- Đơn vị thực hiện cung cấp dịch vụ sự nghiệp công thuộc danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước, được Nhà nước đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp dịch vụ sự nghiệp công theo giá tính đủ chi phí (không bao gồm khấu hao tài sản cố định).

(3) Đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm một phần chi thường xuyên (sau đây gọi là đơn vị nhóm 3) là đơn vị có mức tự bảo đảm kinh phí chi thường xuyên xác định theo phương án quy định tại Điều 10 Nghị định 60/2021/NĐ-CP từ 10% đến dưới 100%, được Nhà nước đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp dịch vụ sự nghiệp công theo giá chưa tính đủ chi phí và được phân loại như sau:

- Đơn vị tự bảo đảm từ 70% đến dưới 100% chi thường xuyên;

- Đơn vị tự bảo đảm từ 30% đến dưới 70% chi thường xuyên;

- Đơn vị tự bảo đảm từ 10% đến dưới 30% chi thường xuyên.

(4) Đơn vị sự nghiệp công do Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên (sau đây gọi là đơn vị nhóm 4) gồm:

- Đơn vị sự nghiệp công có mức tự bảo đảm chi phí hoạt động thường xuyên xác định theo phương án quy định tại Điều 10 Nghị định 60/2021/NĐ-CP dưới 10%;

- Đơn vị sự nghiệp công không có nguồn thu sự nghiệp..

Nghị quyết 103/2023/QH15 sẽ có hiệu lực từ ngày 24/12/2023

Phòng chống tham nhũng TẢI TRỌN BỘ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN PHÒNG CHỐNG THAM NHŨNG
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Phòng chống tham nhũng là gì? Cơ quan tiếp nhận tố cáo về hành vi tham nhũng có được tiết lộ thông tin của người tố cáo hành vi đó không?
Pháp luật
Việc giám sát công tác phòng chống tham nhũng trong phạm vi cả nước được thực hiện bởi cơ quan nào?
Pháp luật
Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực chịu trách nhiệm trước cơ quan nào về hoạt động của Ban Chỉ đạo?
Pháp luật
Kế hoạch thực hiện công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực do Bộ Xây dựng ban hành nhằm mục đích gì?
Pháp luật
Trong công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực, phạm vi chỉ đạo trọng tâm của Ban Chỉ đạo là gì? Cơ quan nào có nhiệm vụ giám sát công tác phòng chống tham nhũng?
Pháp luật
Cơ quan Thường trực của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, tiêu cực là cơ quan nào?
Pháp luật
Công chức viên chức để người có quan hệ gia đình lợi dụng can thiệp vào việc thanh tra, kiểm toán có được xem là hành vi tham nhũng?
Pháp luật
Hoạt động phòng chống tham nhũng bằng biện pháp kiểm soát việc tặng quà, nhận quà tặng của cán bộ, công chức, viên chức ngành thuế được thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Trong công tác phòng chống tham nhũng, người đứng đầu cơ quan thuế có trách nhiệm gì khi xảy ra tham nhũng trong cơ quan do mình quản lý?
Pháp luật
Ai là người có quyền yêu cầu cơ quan liên quan cung cấp thông tin về tài sản của người kê khai trong hoạt động phòng, chống tham nhũng?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Phòng chống tham nhũng
614 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Phòng chống tham nhũng
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào
Type: