Người lao động có phải trả tiền về việc sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân? Điều kiện trang cấp phương tiện bảo vệ cá nhân là gì?

Người lao động có phải trả tiền về việc sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân? Điều kiện trang cấp phương tiện bảo vệ cá nhân là gì? Câu hỏi của chị Quỳnh Anh ở Hải Phòng.

Để được trang cấp phương tiện bảo vệ cá nhân người lao động phải đáp ứng các điều kiện gì?

Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Thông tư 25/2022/TT-BLĐTBXH quy định như sau:

Điều kiện được trang cấp phương tiện bảo vệ cá nhân
Làm việc tiếp xúc với một trong những yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại dưới đây thì được trang cấp phương tiện bảo vệ cá nhân:
1. Tiếp xúc với yếu tố vật lý không đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh.
2. Tiếp xúc với bụi và hóa chất độc hại.
3. Tiếp xúc với yếu tố sinh học độc hại:
a) Vi rút, vi khuẩn độc hại gây bệnh, côn trùng có hại;
b) Phân, nước thải, rác, cống rãnh;
c) Các yếu tố sinh học độc hại khác.
4. Làm việc với máy, thiết bị, công cụ lao động tiềm ẩn các mối nguy mất an toàn, vệ sinh lao động, làm việc ở vị trí mà tư thế lao động nguy hiểm dễ gây ra tai nạn lao động; làm việc trên cao; làm việc trong hầm lò, nơi thiếu dưỡng khí; làm việc trên biển, trên sông nước, trong hầm sâu, trong không gian hạn chế, trong rừng; làm việc trong núi đá, hang đá hoặc điều kiện lao động nguy hiểm, độc hại khác.

Theo đó, để được trang cấp phương tiện bảo vệ cá nhân, người lao động phải làm việc tiếp xúc với một trong những yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại sau đây:

- Tiếp xúc với yếu tố vật lý không đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh.

- Tiếp xúc với bụi và hóa chất độc hại.

- Tiếp xúc với yếu tố sinh học độc hại:

+ Vi rút, vi khuẩn độc hại gây bệnh, côn trùng có hại;

+ Phân, nước thải, rác, cống rãnh;

+ Các yếu tố sinh học độc hại khác.

- Làm việc với máy, thiết bị, công cụ lao động tiềm ẩn các mối nguy mất an toàn, vệ sinh lao động, làm việc ở vị trí mà tư thế lao động nguy hiểm dễ gây ra tai nạn lao động; làm việc trên cao; làm việc trong hầm lò, nơi thiếu dưỡng khí; làm việc trên biển, trên sông nước, trong hầm sâu, trong không gian hạn chế, trong rừng; làm việc trong núi đá, hang đá hoặc điều kiện lao động nguy hiểm, độc hại khác.

Người lao động có phải trả tiền về việc sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân? Để được trang cấp phương tiện bảo vệ cá nhân phải đáp ứng điều kiện gì? (Hình từ internet)

Người lao động có phải trả tiền về việc sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân?

Căn cứ theo quy định tại khoản 6 Điều 5 Thông tư 25/2022/TT-BLĐTBXH quy định như sau:

Nguyên tắc trang cấp phương tiện bảo vệ cá nhân
1. Người sử dụng lao động phải tổ chức đánh giá, kiểm soát yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc theo quy định của pháp luật; thực hiện các biện pháp về công nghệ, thiết bị, kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động để loại trừ hoặc hạn chế tối đa các tác hại của yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại, cải thiện điều kiện lao động trước khi thực hiện biện pháp trang cấp phương tiện bảo vệ cá nhân.
2. Người sử dụng lao động lập danh mục và trang cấp phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động theo danh mục phương tiện bảo vệ cá nhân trang cấp cho người lao động làm nghề, công việc có yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Ngoài việc lập danh mục quy định tại khoản 2 Điều này, người sử dụng lao động chủ động xây dựng danh mục và trang cấp phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động để bảo đảm an toàn, sức khỏe cho người lao động trong những trường hợp sau đây:
a) Các nghề, công việc chưa quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này mà người sử dụng lao động xét thấy có yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại không bảo đảm an toàn sức khỏe cho người lao động.
b) Các nghề, công việc được quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này nhưng cần bổ sung danh mục phương tiện bảo vệ cá nhân để bảo đảm ngăn ngừa có hiệu quả các tác hại của các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại trong môi trường lao động.
4. Người sử dụng lao động căn cứ vào mức độ yêu cầu của từng nghề, công việc cụ thể tại cơ sở của mình, khuyến nghị của nhà sản xuất đối với từng loại phương tiện bảo vệ cá nhân để quyết định thời hạn sử dụng, số lượng phương tiện bảo vệ cá nhân cho phù hợp với tính chất công việc và chất lượng của phương tiện bảo vệ cá nhân.
5. Tùy theo yêu cầu cụ thể, người sử dụng lao động trang cấp các phương tiện bảo vệ cá nhân cần thiết cho người đến thanh tra, kiểm tra, thăm quan, học tập để sử dụng trong thời gian thanh tra, kiểm tra, thăm quan, học tập.
6. Người lao động không phải trả tiền về việc sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân và có quyền yêu cầu người sử dụng lao động bổ sung mới hoặc thay đổi loại phương tiện bảo vệ cá nhân cho phù hợp với điều kiện thực tế.

Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì người lao động không phải trả tiền về việc sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân.

Ngoài ra người lao động có quyền yêu cầu người sử dụng lao động bổ sung mới hoặc thay đổi phương tiện bảo vệ cá nhân cho phù hợp với điều kiện thực tế.

Trách nhiệm bảo quản phương tiện bảo vệ cá nhân của người lao động và người sử dụng lao động như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 7 Thông tư 25/2022/TT-BLĐTBXH quy định như sau:

Nguyên tắc bảo quản phương tiện bảo vệ cá nhân
1. Người sử dụng lao động có trách nhiệm bố trí nơi cất giữ, bảo quản phương tiện bảo vệ cá nhân theo hướng dẫn của nhà sản xuất, chế tạo phương tiện bảo vệ cá nhân. Người lao động có trách nhiệm giữ gìn phương tiện bảo vệ cá nhân được giao.
2. Các phương tiện bảo vệ cá nhân để sử dụng ở những nơi không đảm bảo vệ sinh, dễ gây nhiễm độc, nhiễm trùng, nhiễm phóng xạ thì sau khi sử dụng, người sử dụng lao động phải có các biện pháp làm sạch, khử độc, khử trùng, tẩy xạ bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động, môi trường xung quanh và phải định kỳ kiểm tra.

Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì người sử dụng lao động có trách nhiệm bố trí nơi cất giữ, bảo quản phương tiện bảo vệ cá nhân theo hướng dẫn của nhà sản xuất, chế tạo phương tiện bảo vệ cá nhân.

Người lao động có trách nhiệm giữ gìn phương tiện bảo vệ cá nhân được giao.

Phương tiện bảo vệ cá nhân
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Phương tiện bảo vệ cá nhân dùng để làm gì? Không trang cấp phương tiện bảo vệ cá nhân cho NLĐ bị phạt bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Người lao động khi làm việc chỉ cần tiếp xúc với một trong những yếu tố nguy hiểm, độc hại nào thì được trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân?
Pháp luật
Yêu cầu chung đối với mũ bảo vệ dùng cho người chữa cháy có nguy cơ phơi với nhiệt và/hoặc lửa ở mức độ cao trong khi chữa cháy tại công trình là gì?
Pháp luật
Hướng dẫn sử dụng chung dụng cụ neo liên kết với phương tiện bảo vệ cá nhân để chống rơi ngã từ trên cao thế nào?
Pháp luật
Không sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân đã được cấp thì người lao động có bị phạt hành chính không?
Pháp luật
Sổ trang cấp, theo dõi việc trang cấp phương tiện bảo vệ cá nhân không có đầy đủ chữ ký xác nhận của người lao động nhận phương tiện bảo vệ cá nhân có được hay không?
Pháp luật
Công ty có được quyền cấn trừ lương để mua phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động hay không?
Pháp luật
Có bao nhiêu loại giày ủng an toàn có độ bền cắt với cưa xích? Cách ghi nhãn mỗi chiếc giày ủng như thế nào?
Pháp luật
Tiến hành thử khả năng chống trượt của giày ủng an toàn như thế nào? Báo cáo thử nghiệm thử khả năng chống trượt gồm những thông tin gì?
Pháp luật
QCVN 36:2019/BLĐTBXH về giày ủng an toàn có nội dung thế nào? Các yêu cầu cơ bản đối với giày ủng an toàn ra sao?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Phương tiện bảo vệ cá nhân
Nguyễn Văn Phước Độ Lưu bài viết
796 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Phương tiện bảo vệ cá nhân
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào
Type: