Nữ giáo viên tỉnh Kon Tum lừa chạy việc vào ngành công an với giá 150 triệu đồng sẽ đối diện với mức án bao nhiêu năm tù?

Cho tôi hỏi, hành vi hứa chạy vào ngành công an rồi lừa đảo lấy tiền của người khác bị xử phạt như thế nào? Câu hỏi của bạn Tâm Như đến từ Bình Định.

Nghi phạm đã lừa đảo gần 150 triệu đồng nhờ hành vi lừa chạy vào ngành công ăn như thế nào?

Theo điều tra, từ năm 2021, Y Na (giáo viênTrường Phổ thông dân tộc nội trú huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum) nói có quen với nhiều lãnh đạo tỉnh và ngụy tạo nhiều cuộc gọi, tin nhắn từ các số điện thoại được lưu tên của những người này.

Nữ giáo viên hứa có thể xin vào các cơ quan công an, quân đội... làm việc cho ai có nhu cầu, chi phí 30-150 triệu đồng. Tưởng thật, nhiều người đã đưa tiền cho Y Na.

Tiếp đó, Y Na làm giả văn bản thông báo người "chạy việc" đã được tuyển dụng, gửi cho họ và đề nghị chờ. Đến hẹn, cô giáo làm giả tin nhắn lãnh đạo tỉnh nói về việc chậm trễ gọi đi làm, để tiếp tục "câu giờ".

Sau thời gian dài không thấy được đi làm, một số người đã tố cáo hành vi của Y Na. Khám xét chỗ ở của bị can, cảnh sát thu giữ được nhiều tài liệu, chứng cứ liên quan. Y Na đã thừa nhận hành vi.

Nữ giáo viên tỉnh Kon Tum hứa chạy vào ngành công an với giá 150 triệu đồng sẽ phải đối diện với mức xử phạt như thế nào?

Nữ giáo viên tỉnh Kon Tum lừa chạy việc vào ngành công an với giá 150 triệu đồng sẽ đối diện với mức án bao nhiêu năm tù? (Hình từ internet)

Nữ giáo viên tỉnh Kon Tum lừa chạy việc vào ngành công an với giá 150 triệu đồng sẽ đối diện với mức án bao nhiêu năm tù?

Theo các hành vi mà giáo viên Trường Phổ thông dân tộc nội trú huyện Sa Thầy (Y Na) thực hiện đã đủ các yếu tố cấu thành Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức.

Căn cứ Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015 (bị bãi bỏ một số khoản bởi khoản 3 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) quy định trách nhiệm hình sự đối với Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản như sau:

Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ96.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
d) Tái phạm nguy hiểm;
đ) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
e) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
g)97 (được bãi bỏ)
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
b)98 (được bãi bỏ)
c) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
b)99 (được bãi bỏ)
c) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Căn cứ Điều 341 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi bởi khoản 126 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) quy định trách nhiệm hình sự đối với Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức như sau:

Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức
1. Người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ giả thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 02 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội 02 lần trở lên;
c) Làm từ 02 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác đến 05 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác;
d) Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng;
đ) Thu lợi bất chính từ 10.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;
e) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Làm 06 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác trở lên;
b) Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
c) Thu lợi bất chính 50.000.000 đồng trở lên.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

Hành vi lừa đảo lừa chạy việc vào ngành công an nhằm chiếm đoạt tài sản của người khác bị xử phạt hành chính như thế nào?

Căn cứ Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định mức xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi gây thiệt hại đến tài sản của tổ chức, cá nhân khác như sau:

Vi phạm quy định về gây thiệt hại đến tài sản của tổ chức, cá nhân khác
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Trộm cắp tài sản, xâm nhập vào khu vực nhà ở, kho bãi hoặc địa điểm khác thuộc quản lý của người khác nhằm mục đích trộm cắp, chiếm đoạt tài sản;
b) Công nhiên chiếm đoạt tài sản;
c) Dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản hoặc đến thời điểm trả lại tài sản do vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng, mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;
d) Không trả lại tài sản cho người khác do vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng nhưng sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản;
đ) Thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của cá nhân, tổ chức, trừ trường hợp vi phạm quy định tại điểm b khoản 3 Điều 21 Nghị định này;
b) Dùng thủ đoạn hoặc tạo ra hoàn cảnh để buộc người khác đưa tiền, tài sản;
c) Gian lận hoặc lừa đảo trong việc môi giới, hướng dẫn giới thiệu dịch vụ mua, bán nhà, đất hoặc các tài sản khác;
d) Mua, bán, cất giữ hoặc sử dụng tài sản của người khác mà biết rõ tài sản đó do vi phạm pháp luật mà có;
đ) Sử dụng, mua, bán, thế chấp, cầm cố trái phép hoặc chiếm giữ tài sản của người khác;
e) Cưỡng đoạt tài sản nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 và các điểm a, b, c và đ khoản 2 Điều này;
b) Trục xuất người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại các điểm c, d và đ khoản 2 Điều này;
b) Buộc trả lại tài sản do chiếm giữ trái phép đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm đ và e khoản 2 Điều này;
c) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 Điều này.

Theo đó, cô giáo Y Na giáo viên Trường Phổ thông dân tộc nội trú huyện Sa Thầy có thể bị xử phạt đến 5.000.000 và kèm theo các hình phạt bổ sung và khắc phục hậu quả tương ứng đối với hành vi hứa chạy vào ngành công an rồi lấy tiền của những người nhẹ dạ cả tin.

Ngoài ra, nghi phạm còn có hành vi làm giả con dấu của cơ quan, tổ chức cho nên có thể bị xử phạt hành chính tại Điều 13 Nghị định 144/2021/NĐ-CP như sau:

Vi phạm các quy định về quản lý và sử dụng con dấu
...
4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Làm giả hồ sơ để làm thêm con dấu của cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước;
b) Làm giả con dấu hoặc sử dụng con dấu giả;
c) Chiếm đoạt, mua bán trái phép con dấu;
d) Tiêu hủy trái phép con dấu.
5. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại các điểm c, e và g khoản 3 và các điểm a và b khoản 4 Điều này;
b) Trục xuất người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính quy định tại các khoản 3 và 4 Điều này...

Theo đó, cô giáo Y Na giáo viên Trường Phổ thông dân tộc nội trú huyện Sa Thầy có thể bị xử phạt đến 5.000.000 và kèm theo các hình phạt bổ sung và khắc phục hậu quả tương ứng đối với hành vi hứa chạy vào ngành công an rồi lấy tiền của những người nhẹ dạ cả tin.

Ngoài ra, nghi phạm còn có thể bị xử phạt và xử lý hình sự đối với hành vi làm giả con dấu của cơ quan, tổ chức theo những quy định trên.

Lừa đảo TẢI TRỌN BỘ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN LỪA ĐẢO
Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản Tải trọn bộ các quy định về Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản hiện hành
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Làm giả giấy tờ tài liệu của cơ quan, tổ chức để lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì bị xử lý hình sự về tội nào?
Pháp luật
Giả danh lực lượng công an, quân đội bị xử lý ra sao? Giả danh lực lượng công an, quân đội nhằm mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản bị xử phạt như thế nào?
Pháp luật
Thế nào là lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản? Phân biệt tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản?
Pháp luật
Quy định về xử phạt hành chính, truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản như thế nào?
Pháp luật
Hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng có phải chịu tội trước pháp luật không? Vi phạm quy định về gây thiệt hại đến tài sản của người khác là như thế nào?
Pháp luật
Cơ quan tiếp nhận tin tố giác, tin báo về tội phạm được quy định ra sao? Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được quy định như thế nào?
Pháp luật
Hành vi lừa đảo tặng quà, gửi tiền qua mạng sẽ bị xử lý hình sự? Người dân cần làm thế nào để tránh bẫy lừa đảo trên?
Pháp luật
Theo quy định của pháp luật hình sự thì hành vi mượn tiền không trả có bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không?
Pháp luật
Người phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong vụ án chuyến bay giải cứu là cháu ruột của liệt sĩ thì có được giảm nhẹ án?
Pháp luật
Người nước ngoài lừa đảo nhằm chiếm đoạt tài sản bị phạt bao nhiêu tiền? Có bị trục xuất không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Lừa đảo
796 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Lừa đảo Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào
Type: