QCVN 36:2019/BLĐTBXH về giày ủng an toàn có nội dung thế nào? Các yêu cầu cơ bản đối với giày ủng an toàn ra sao?

Cho tôi hỏi: QCVN 36:2019/BLĐTBXH về giày ủng an toàn có nội dung thế nào? Các yêu cầu cơ bản đối với giày ủng an toàn ra sao? - Câu hỏi của chú D.S (Long Thành).

QCVN 36:2019/BLĐTBXH về giày ủng an toàn có nội dung thế nào?

QCVN 36:2019/BLĐTBXH do Cục An toàn lao động biên soạn, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành theo Thông tư 14/2019/TT-BLĐTBXH ngày 16 tháng 9 năm 2019, sau khi có ý kiến thẩm định của Bộ Khoa học và Công nghệ.

Theo đó, phạm vi điều chỉnh của Quy chuẩn QCVN 36:2019/BLĐTBXH được xác định như sau:

- Quy chuẩn này quy định các yêu cầu cơ bản đối với giày ủng an toàn dùng làm phương tiện bảo vệ cá nhân trong khi làm việc.

- Quy chuẩn này không quy định đối với giày ủng có cả đế trong và lót mặt hoặc không có đế trong nhưng có lót mặt có thể tháo được.

QCVN 36:2019/BLĐTBXH về giày ủng an toàn có nội dung thế nào? Các yêu cầu cơ bản đối với giày ủng an toàn ra sao?

QCVN 36:2019/BLĐTBXH về giày ủng an toàn có nội dung thế nào? Các yêu cầu cơ bản đối với giày ủng an toàn ra sao? (Hình từ Internet)

Các yêu cầu cơ bản đối với giày ủng an toàn ra sao?

Căn cứ tiểu mục 2.2 Mục 2 Quy chuẩn QCVN 36:2019/BLĐTBXH như sau:

Các yêu cầu cơ bản đối với giày ủng an toàn
2.2.1. Quy định chung:
Giày ủng an toàn phải tuân theo các quy định tại bảng 2 và một trong 5 lựa chọn được quy định tại bảng 3 của TCVN 7652:2007.
2.2.2. Độ cao của mũ giày ủng và vùng gót
- Độ cao của mũ giày ủng phải đảm bảo với các giá trị được quy định tại bảng 4 TCVN 7652:2007
- Vùng gót phải được khép kín
2.2.3. Giày ủng nguyên chiếc
2.2.3.1 Phần đế
Kết cấu: Đế trong phải đảm bảo không tháo ra được trong trường hợp không phá hỏng giày ủng
Độ bền mối ghép mũ giày ủng/ đế ngoài không được nhỏ hơn 4,0 N/mm. Trong trường hợp đế bị xé rách thì độ bền mối ghép phải không nhỏ hơn 3,0 N/mm (loại trừ đế đã được khâu).
2.2.3.2. Phần mũi
2.2.3.2.1. Pho mũi phải được liên kết chặt chẽ trong giày ủng sao cho không tháo ra được nếu không phá hỏng giày ủng. Lớp bọc chống trày xước cho vùng mũi phải có độ dày không nhỏ hơn 1mm
Giày ủng được lắp pho mũi bên trong phải có lót lắc hoặc một chi tiết của mũ giày ủng được coi là lớp lót, mũi phải có các mép được bọc trùm lên và dài hơn mép sau của pho mũi ở dưới nó ít nhất 5 mm và theo hướng đối diện ít nhất 10 mm (loại trừ giày ủng làm bằng cao su và bằng polyme).
2.2.3.2.2. Chiều dài bên trong của pho mũi phải phù hợp với các giá trị được quy định tại bảng 5 TCVN 7652:2007
2.2.3.2.3. Độ bền va đập của giày ủng an toàn với năng lượng va đập nhỏ nhất là 200 J ± 4 J, khoảng hở dưới pho mũi tại thời điểm va đập phải phù hợp với yêu cầu trong bảng 6 TCVN 7652:2007. Pho mũi phải không có bất kỳ vết nứt theo trục thử xuyên qua vật liệu, ánh sáng có thể nhìn thấy được.
2.2.3.2.4. Độ bền nén của giày ủng: khoảng hở dưới pho mũi với lực nén là 15 kN ± 0,1 kN phải phù hợp với các giá trị được quy định tại bảng 6 TCVN 7652:2007
2.2.3.2.5. Pho mũi
Độ bền ăn mòn của pho mũi bằng kim loại:
- Đối với giày ủng loại II pho mũi bằng kim loại phải không được có nhiều hơn năm chỗ bị ăn mòn và không chỗ nào có diện tích lớn hơn 2,5 mm2
- Đối với giày ủng loại I pho mũi phải không được nhiều hơn năm vùng bị ăn mòn và không vùng nào có diện tích vượt quá 2,5 mm2
2.2.3.3. Độ kín
Phải không có hiện tượng rò khí khi thử theo TCVN 7651:2007
2.2.4. Mũ giày ủng
Tuân theo mục 5.4 TCVN 7652:2007
2.2.5. Lót mũ
Phải tuân theo mục 5.5 TCVN 7652:2007
2.2.6. Lưỡi gà
Phải tuân theo mục 5.6 TCVN 7652:2007
2.2.7. Đế trong và lót mặt
Phải tuân theo mục 5.7 TCVN 7652:2007
2.2.8. Đế ngoài
Phải tuân theo mục 5.8 TCVN 7652:2007

Như vậy, giày ủng an toàn phải đáp ứng các yêu cầu cơ bản nêu trên.

Quy định về quản lý giày ủng an toàn sản xuất trong nước và nhập khẩu thế nào?

Căn cứ tiểu mục 3.1 Mục 3 Quy chuẩn QCVN 36:2019/BLĐTBXH.

(1) Giày ủng an toàn sản xuất trong nước được quản lý như sau:

- Giày ủng an toàn sản xuất trong nước phải được chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy phù hợp với các quy định của pháp luật.

- Việc chứng nhận hợp quy do các tổ chức chứng nhận sự phù hợp đã được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chỉ định thực hiện.

- Phương thức thực hiện: thử nghiệm mẫu điển hình kết hợp đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất

(Phương thức 3 trong Quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật ban hành kèm theo Thông tư 28/2012/TT-BKHCN).

(2) Giày ủng an toàn nhập khẩu được quản lý như sau:

- Giày ủng an toàn nhập khẩu phải được chứng nhận hợp quy và đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu theo quy định của pháp luật.

- Việc chứng nhận hợp quy do các tổ chức chứng nhận sự phù hợp đã được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chỉ định thực hiện hoặc các tổ chức, cá nhân nước ngoài được thừa nhận tiến hành.

- Việc chứng nhận hợp quy được thực hiện theo phương thức thử nghiệm, đánh giá lô sản phẩm, hàng hóa

(Phương thức 7 trong Quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật ban hành kèm theo Thông tư 28/2012/TT-BKHCN).

- Miễn kiểm tra chất lượng giày ủng an toàn nhập khẩu trong trường hợp thỏa thuận song phương, đa phương giữa các cơ quan có thẩm quyền của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam với các nước xuất khẩu giày ủng an toàn quy định không phải kiểm tra chất lượng khi nhập khẩu.

+ Riêng với sản phẩm mẫu dùng trong mục đích trưng bầy quảng bá sản phẩm, không trực tiếp sử dụng đối với người lao động thì được miễn kiểm tra chất lượng nhập khẩu, số lượng tối đa 5 đôi.

Phương tiện bảo vệ cá nhân
Quy chuẩn Việt Nam
Căn cứ pháp lý
Kênh YouTube THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
MỚI NHẤT
Pháp luật
Theo QCVN 24:2016/BYT, mức tiếp xúc với tiếng ồn của NLĐ tại nơi làm việc bình thường trong 8 giờ không được vượt quá bao nhiêu decibel (dBA)?
Pháp luật
Phương tiện bảo vệ cá nhân dùng để làm gì? Không trang cấp phương tiện bảo vệ cá nhân cho NLĐ bị phạt bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Các yếu tố nguy hiểm, có hại có thể gây ra những hậu quả gì với người làm việc trong không gian hạn chế?
Pháp luật
Theo QCVN 22:2016/BYT, khu vực Các phòng làm việc chung, phòng hồ sơ, photocopy thì độ rọi chiếu sáng tối thiểu là bao nhiêu lux?
Pháp luật
Người lao động khi làm việc chỉ cần tiếp xúc với một trong những yếu tố nguy hiểm, độc hại nào thì được trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân?
Pháp luật
QCVN 35:2024/BGTVT về Đèn chiếu sáng phía trước của phương tiện giao thông cơ giới đường bộ từ ngày 1/10/2024 theo Thông tư 07/2024/TT-BGTVT ra sao?
Pháp luật
QCVN 115:2024/BGTVT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về đường bộ cao tốc ban hành kèm theo Thông tư 06/2024/TT-BGTVT mới nhất ra sao?
Pháp luật
Hướng dẫn một số nội dung của Quy chuẩn Việt Nam 06:2022/BXD theo Công văn 98/C07-P4 năm 2023 ra sao?
Pháp luật
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về các phép đo phát xạ EMC mới nhất hiện nay được quy định như thế nào?
Pháp luật
QCVN 05:2016/BTC Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia với phao tròn cứu sinh dự trữ quốc gia như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Phương tiện bảo vệ cá nhân
Đặng Phan Thị Hương Trà Lưu bài viết
975 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Phương tiện bảo vệ cá nhân Quy chuẩn Việt Nam
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào