Quy chuẩn kỹ thuật QCVN 76:2023/BTNMT về Thu gom, vận chuyển, lưu giữ, tái chế, tái sử dụng và xử lý các chất được kiểm soát như thế nào?

Tôi muốn hỏi QCVN 76:2023/BTNMT về Thu gom, vận chuyển, lưu giữ, tái chế, tái sử dụng và xử lý các chất được kiểm soát như thế nào? - Câu hỏi của chị H.Y (Huế).

Quy định về thu gom các chất được kiểm soát như thế nào?

QCVN 76:2023/BTNMT được ban hành kèm theo Thông tư 20/2023/TT-BTNMT

Tại tiểu mục 2.1 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật QCVN 76:2023/BTNMT có nêu rõ quy định về thu gom các chất được kiểm soát như sau:

- Thu gom các chất được kiểm soát phải tuân thủ các biện pháp bảo đảm an toàn và các quy định của pháp luật về phòng cháy, chữa cháy.

- Thiết bị chuyên dụng để thu gom các chất được kiểm soát phải được kiểm định, hiệu chuẩn trước khi sử dụng theo quy định của pháp luật về đo lường, bao gồm:

+ Máy thu hồi là thiết bị có khả năng thu hồi các chất được kiểm soát với độ chân không nhỏ hơn 10 kPa và không cần sự hỗ trợ của các thiết bị khác có trong hệ thống lạnh và điều hòa không khí.

+ Bình chứa thu hồi là bình chịu áp lực chuyên dùng để chứa các chất được kiểm soát, bình chứa thu hồi phải đáp ứng các yêu cầu sau:

++ Mã hóa màu sắc theo Hướng dẫn K năm 2015 của Viện Lạnh, điều hòa không khí và sưởi ấm (sau đây gọi tắt là AHRI) về Bình chứa thu hồi các môi chất lạnh Fluorocarbon không có tính cháy;

++ Áp suất của bình chứa thu hồi không được vượt quá áp suất cho phép theo hướng dẫn của nhà sản xuất;

++ Các van áp lực, đệm kín của bình chứa thu hồi được kiểm tra định kỳ theo quy định.

+ Cân định lượng để xác định khối lượng các chất được kiểm soát có trong bình chứa thu hồi.

+ Bơm chân không để loại bỏ hoàn toàn khí không ngưng trong bình chứa thu hồi tới áp suất chân không nhỏ hơn 10 kPa.

+ Thiết bị kiểm tra rò rỉ để xác định độ rò rỉ chất được kiểm soát, được hiệu chuẩn theo hướng dẫn của nhà sản xuất và phù hợp với Tiêu chuẩn ISO 20486:2018 về Thử nghiệm không phá hủy, thử nghiệm rò rỉ, hiệu chuẩn rò rỉ tham chiếu cho khí hoặc tiêu chuẩn tương đương.

+ Đồng hồ đo áp suất để xác định áp suất làm việc của hệ thống.

+ Các dụng cụ, thiết bị an toàn khác: Thiết bị đo nhiệt độ để xác định nhiệt độ chất được kiểm soát; Đồng hồ đo điện để xác định các thông số về điện đang làm việc.

- Yêu cầu về thu gom các chất được kiểm soát:

+ Chuẩn bị các thiết bị chuyên dụng cần thiết quy định tại mục 2.1.2 Quy chuẩn này trước khi thực hiện thu gom các chất được kiểm soát.

+ Sử dụng bơm chân không để loại bỏ hoàn toàn khí không ngưng trong bình chứa thu hồi trong trường hợp bình chứa thu hồi mới chưa sử dụng.

+ Thu gom các chất được kiểm soát riêng biệt theo từng loại vào mỗi bình chứa thu hồi bằng máy thu hồi.

+ Chất được kiểm soát được nạp vào bình chứa thu hồi không quá 80% khối lượng (đơn vị tính là kg) hoặc 70% thể tích của bình chứa thu hồi theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Sử dụng cân định lượng để xác định khối lượng của bình chứa thu hồi. Khối lượng chất được thu gom tùy thuộc theo loại và áp suất làm việc của chất được kiểm soát.

+ Sử dụng thiết bị kiểm tra rò rỉ trong suốt quá trình thực hiện thu gom chất được kiểm soát.

+ Ghi nhãn bình chứa thu hồi với thông tin tối thiểu như sau: số hiệu môi chất lạnh, mối nguy hiểm và cảnh báo (nếu có).

+ Đặt các bình chứa thu hồi đã thu gom các chất được kiểm soát theo phương thẳng đứng.

+ Thực hiện ghi chép sổ nhật ký với thông tin tối thiểu như sau: họ và tên kỹ thuật viên, thời gian và địa điểm thực hiện; số hiệu môi chất lạnh; khối lượng hoặc thể tích của chất được kiểm soát; số hiệu thiết bị, sản phẩm có chứa chất được kiểm soát.

Quy chuẩn kỹ thuật QCVN 76:2023/BTNMT về Thu gom, vận chuyển, lưu giữ, tái chế, tái sử dụng và xử lý các chất được kiểm soát như thế nào?

Quy chuẩn kỹ thuật QCVN 76:2023/BTNMT về Thu gom, vận chuyển, lưu giữ, tái chế, tái sử dụng và xử lý các chất được kiểm soát như thế nào? (Hình từ Internet)

Quy định về vận chuyển các chất được kiểm soát như thế nào?

Tại tiểu mục 2.2 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật QCVN 76:2023/BTNMT có nêu rõ quy định về vận chuyển các chất được kiểm soát như sau:

- Vận chuyển các chất được kiểm soát phải tuân thủ các biện pháp bảo đảm an toàn và quy định của pháp luật về phòng cháy, chữa cháy.

- Các chất được kiểm soát phải được vận chuyển trên các phương tiện đủ điều kiện tham gia giao thông theo quy định của pháp luật.

- Yêu cầu về vận chuyển các chất được kiểm soát:

+ Trường hợp sử dụng xe mô tô hoặc xe gắn máy, bình chứa thu hồi các chất được kiểm soát phải được đặt theo phương thẳng đứng, gắn chặt trên giá để hàng (phía sau vị trí ngồi lái) của xe mô tô, xe gắn máy. Kích thước của bình chứa thu hồi gắn trên xe mô tô, xe gắn máy bảo đảm tuân thủ theo quy định của pháp luật về giao thông đường bộ.

+ Trường hợp sử dụng xe tải thùng hở hoặc xà lan, bình chứa thu hồi các chất được kiểm soát phải được đặt theo phương thẳng đứng và có phủ bạt kín che nắng, mưa.

+ Trường hợp sử dụng các phương tiện khác, thực hiện theo quy định của pháp luật về vận chuyển hóa chất và có ít nhất một cảm biến phát hiện rò rỉ các chất được kiểm soát.

+ Thực hiện ghi chép sổ nhật ký hoạt động vận chuyển các chất được kiểm soát với thông tin tối thiểu như sau: số hiệu môi chất lạnh; khối lượng hoặc thể tích của chất được kiểm soát; thời gian vận chuyển, địa điểm tiếp nhận các chất được kiểm soát.

- Việc vận chuyển các chất được kiểm soát từ điểm thu gom để xử lý các chất đó thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý chất thải nguy hại.

Quy định về lưu giữ các chất được kiểm soát như thế nào?

Tại tiểu mục 2.3 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật QCVN 76:2023/BTNMT có nêu rõ quy định về lưu giữ các chất được kiểm soát như sau:

- Các chất được kiểm soát phải được lưu giữ trong các bình chứa thu hồi quy định tại mục 2.1.2.2 Quy chuẩn này. Bình chứa thu hồi phải được đặt theo phương thẳng đứng, không được lăn hoặc tác động mạnh trong quá trình lưu giữ.

- Các chất được kiểm soát có tính cháy ở mức A2, A3 được phân loại an toàn theo quy định tại Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6739:2015 (ISO 817:2014) về Môi chất lạnh - Ký hiệu và phân loại an toàn phải được lưu giữ, bảo quản tương tự như khí dầu mỏ hóa lỏng hoặc khí dễ cháy và tuân thủ quy định của pháp luật về lưu giữ, bảo quản an toàn khí.

- Yêu cầu về khu vực lưu giữ các chất được kiểm soát:

+ Có đầy đủ thiết bị phòng cháy, chữa cháy theo quy định của pháp luật về phòng cháy, chữa cháy.

+ Bảo đảm thông gió thường xuyên; tránh ánh nắng chiếu trực tiếp, các nguồn nhiệt, nguy cơ cháy khác; không được phun ngọn lửa hoặc hơi có nhiệt độ cao vào bình chứa thu hồi các chất được kiểm soát.

+ Mặt sàn không được trũng để tránh các chất được kiểm soát có thể tích tụ gây nguy hiểm cho người hoặc gây cháy nổ khi rò rỉ ra bên ngoài.

+ Có phân chia ô hoặc khu vực lưu giữ riêng cho từng loại chất được kiểm soát.

+ Trường hợp lưu giữ các chất được kiểm soát trong không gian kín phải có ít nhất một cảm biến phát hiện rò rỉ các chất được kiểm soát.

- Thực hiện ghi chép sổ nhật ký hoạt động lưu giữ các chất được kiểm soát với thông tin tối thiểu như sau: số hiệu môi chất lạnh; khối lượng hoặc thể tích của chất được kiểm soát; thời gian tiếp nhận các chất được kiểm soát.

Chất được kiểm soát
Quy chuẩn Việt Nam
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Theo QCVN 24:2016/BYT, mức tiếp xúc với tiếng ồn của NLĐ tại nơi làm việc bình thường trong 8 giờ không được vượt quá bao nhiêu decibel (dBA)?
Pháp luật
Các yếu tố nguy hiểm, có hại có thể gây ra những hậu quả gì với người làm việc trong không gian hạn chế?
Pháp luật
Theo QCVN 22:2016/BYT, khu vực Các phòng làm việc chung, phòng hồ sơ, photocopy thì độ rọi chiếu sáng tối thiểu là bao nhiêu lux?
Pháp luật
QCVN 35:2024/BGTVT về Đèn chiếu sáng phía trước của phương tiện giao thông cơ giới đường bộ từ ngày 1/10/2024 theo Thông tư 07/2024/TT-BGTVT ra sao?
Pháp luật
QCVN 115:2024/BGTVT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về đường bộ cao tốc ban hành kèm theo Thông tư 06/2024/TT-BGTVT mới nhất ra sao?
Pháp luật
Hướng dẫn một số nội dung của Quy chuẩn Việt Nam 06:2022/BXD theo Công văn 98/C07-P4 năm 2023 ra sao?
Pháp luật
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về các phép đo phát xạ EMC mới nhất hiện nay được quy định như thế nào?
Pháp luật
QCVN 05:2016/BTC Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia với phao tròn cứu sinh dự trữ quốc gia như thế nào?
Pháp luật
Nhà hàng có cần tuân thủ quy định về tiếng ồn không? Nếu có thì giới hạn tối đa cho phép về tiếng ồn của nhà hàng là bao nhiêu?
Pháp luật
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 101:2020/BTTTT về Pin lithium cho thiết bị cầm tay như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Chất được kiểm soát
Nguyễn Hạnh Phương Trâm Lưu bài viết
2,216 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Chất được kiểm soát Quy chuẩn Việt Nam
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào
Type: