Quy trình điều động cán bộ và biệt phái cán bộ theo Quy định 80/QĐ-TW năm 2022? Mục đích của việc điều động cán bộ và biệt phái cán bộ là gì?

Cho tôi hỏi quy trình điều động cán bộ và biệt phái cán bộ? Mục đích của việc điều động cán bộ và biệt phái cán bộ là gì? Chị Lan (Hà Tĩnh) thắc mắc.

Mục đích của việc điều động cán bộ và biệt phái cán bộ là gì?

Căn cứ theo quy định tại Điều 28 Quy định 80/QĐ-TW năm 2022 quy định về mục đích, yêu cầu của việc điều động cán bộ và biệt phái cán bộ cụ thể như sau:

Việc điều động, biệt phái cán bộ phải căn cứ vào yêu cầu công tác, phẩm chất, năng lực, sở trường, uy tín và khả năng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của cán bộ nhằm phát huy, sử dụng hiệu quả đội ngũ cán bộ; góp phần khắc phục tình trạng khép kín, cục bộ trong từng địa phương, cơ quan, đơn vị; bảo đảm sự ổn định và phát triển của đội ngũ cán bộ.

Quy trình điều động cán bộ và biệt phái cán bộ theo Quy định 80/QĐ-TW năm 2022? Mục đích của việc điều động cán bộ và biệt phái cán bộ là gì?

Quy trình điều động cán bộ và biệt phái cán bộ theo Quy định 80/QĐ-TW năm 2022? Mục đích của việc điều động cán bộ và biệt phái cán bộ là gì? (Hình từ Internet)

Quy trình điều động cán bộ như thế nào?

Về quy trình điều động cán bộ thì tại khoản 1 Điều 30 Quy định 80/QĐ-TW năm 2022 quy định như sau:

Căn cứ quy hoạch cán bộ, yêu cầu công tác, phẩm chất, năng lực, sở trường, uy tín và khả năng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của cán bộ, cấp uỷ, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị xem xét, quyết định điều động cán bộ thuộc phạm vi quản lý.

Quy trình điều động:

Cấp uỷ, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị có thẩm quyền chỉ đạo cơ quan tham mưu tổ chức, cán bộ tiến hành các bước sau:

- Bước 1:

Trao đổi, lấy ý kiến của tập thể lãnh đạo nơi tiếp nhận cán bộ dự kiến điều động.

- Bước 2:

(1) Trao đổi, lấy ý kiến của tập thể lãnh đạo nơi cán bộ đang công tác về chủ trương điều động (người được giới thiệu phải đạt số phiếu trên 50% so với tổng số người được triệu tập; trường hợp số phiếu đạt tỉ lệ 50% (không quá bán) thì do người đứng đầu xem xét, quyết định); lấy đánh giá, nhận xét của địa phương, cơ quan, đơn vị và hồ sơ nhân sự theo quy định.

(2) Gặp cán bộ để trao đổi về yêu cầu nhiệm vụ công tác.

- Bước 3:

Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thẩm định về nhân sự và lập tờ trình báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Trường hợp cán bộ bảo đảm tiêu chuẩn, điều kiện và đáp ứng yêu cầu điều động nhưng địa phương, cơ quan, đơn vị (nơi cán bộ công tác hoặc nơi tiếp nhận cán bộ) hoặc cán bộ còn có ý kiến khác nhau, chưa thống nhất thì cơ quan tham mưu về tổ chức, cán bộ tổng hợp, báo cáo đầy đủ các ý kiến và trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định theo thẩm quyền.

Quy trình biệt phái cán bộ như thế nào?

Theo quy định tại khoản 2 Điều 30 Quy định 80/QĐ-TW năm 2022 quy định về quy trình biệt phái cán bộ cụ thể như sau:

Căn cứ vào yêu cầu công tác, phẩm chất, năng lực, sở trường và khả năng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của cán bộ, cấp uỷ, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị xem xét việc biệt phái cán bộ thuộc phạm vi quản lý.

Thời gian biệt phái nhiều nhất là 3 năm; khi hết thời gian biệt phái thì cấp uỷ, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị nơi cử cán bộ đi biệt phái đánh giá, nhận xét và xem xét, quyết định việc kết thúc hoặc gia hạn thời gian biệt phái đối với cán bộ.

Quy trình biệt phái:

- Bước 1: Trao đổi, lấy ý kiến của tập thể lãnh đạo nơi tiếp nhận cán bộ biệt phái.

- Bước 2: Gặp cán bộ để trao đổi về chủ trương biệt phái và yêu cầu nhiệm vụ cụ thể.

- Bước 3: Trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Quân uỷ Trung ương và Đảng uỷ Công an Trung ương quy định cụ thể việc biệt phái sĩ quan trong lực lượng vũ trang thực hiện nhiệm vụ đặc thù theo quy định của pháp luật và phù hợp với yêu cầu thực tiễn.

Quy định về chế độ, chính sách điều động cán bộ và biệt phái cán bộ?

Đối với quy định về chế độ, chính sách điều động cán bộ và biệt phái cán bộ thì tại Điều 32 Quy định 80/QĐ-TW năm 2022 quy định:

- Các cấp uỷ, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị liên quan có trách nhiệm tạo điều kiện để cán bộ được điều động, biệt phái sớm ổn định công tác và sinh hoạt.

- Cán bộ được điều động, biệt phái đến những vùng khó khăn như miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo được ưu tiên giải quyết trước thời hạn một số chế độ, chính sách.

- Ban cán sự đảng Chính phủ chỉ đạo các cơ quan chức năng liên quan quy định chế độ, chính sách cụ thể.

Trên đây là một số thông tin chúng tôi cung cấp gửi tới bạn. Trân trọng!

Điều động cán bộ
Biệt phái cán bộ
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Mẫu quyết định điều động cán bộ mới nhất? Việc điều động cán bộ được thực hiện dựa trên căn cứ nào?
Pháp luật
Việc điều động cán bộ tại các cơ quan hành chính thuộc Bộ Giao thông vận tải được thực hiện trong phạm vi nào?
Pháp luật
Việc điều động cán bộ đối với cấp trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ Giao thông vận tải phải đáp ứng điều kiện gì?
Pháp luật
Cán bộ lãnh đạo cấp huyện có thuộc đối tượng biệt phái cán bộ không? Quy trình biệt phái cán bộ lãnh đạo cấp huyện thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Quy trình điều động cán bộ và biệt phái cán bộ theo Quy định 80/QĐ-TW năm 2022? Mục đích của việc điều động cán bộ và biệt phái cán bộ là gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Điều động cán bộ
2,384 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Điều động cán bộ Biệt phái cán bộ
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào
Type: