TCVN 8481:2010 về công trình đê điều? Công trình đê điều được giải thích thế nào theo TCVN 8481:2010?

Cho tôi hỏi: TCVN 8481:2010 về công trình đê điều? Công trình đê điều được giải thích thế nào theo TCVN 8481:2010? - Câu hỏi của chị B.H (Kiên Giang)

Phạm vi áp dụng Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8481:2010 về công trình đê điều ra sao?

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8481:2010 được chuyển đổi từ 14TCN 165: 2006 theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật 2006 và điểm a khoản 1 Điều 7 Nghị định 127/2007/NĐ-CP ngày 01/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.

TCVN 8481:2010 do Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam biên soạn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Theo đó, tiêu chuẩn này quy định thành phần, khối lượng công tác khảo sát địa hình công trình đê điều.

TCVN 8481:2010 về công trình đê điều? Công trình đê điều được giải thích thế nào theo TCVN 8481:2010?

TCVN 8481:2010 về công trình đê điều? Công trình đê điều được giải thích thế nào theo TCVN 8481:2010? (Hình từ Internet)

Công trình đê điều được giải thích thế nào theo TCVN 8481:2010?

Căn cứ theo tiểu mục 3.1 Mục 3 Tiêu chuẩn TCVN 8481:2010 có giải thích về công trình đê điều như sau:

- Đê điều là hệ thống công trình bao gồm đê, kè bảo vệ đê, cống qua đê và công trình phụ trợ.

- Đê sông là đê ngăn nước lũ qua sông.

- Đê biển là đê ngăn nước biển.

- Đê cửa sông là đê chuyển tiếp giữa đê sông với đê biển hoặc bờ biển.

- Đê bao là đê bảo vệ cho một khu vực riêng biệt.

- Đê bối là đê bảo vệ cho một khu vực nằm ở phía sông của đê sông.

- Đê chuyên dùng là đê bảo vệ cho một loại đối tượng riêng biệt.

- Kè bảo vệ đê là công trình xây dựng nhằm chống sạt lở đê bảo vệ đê

- Cống qua đê là công trình xây dựng qua đê dùng để cấp nước, thoát nước hoặc kết hợp giao thông thủy.

- Công trình phụ trợ: là công trình phục vụ việc quản lý bảo vệ đê điều, bao gồm: công trình tràn sự cố, cột mốc trên đê, cột chỉ giới, biển báo đê điều, cột thủy chí, giếng giảm áp, trạm và thiết bị quan trắc, điểm canh đê, kho bãi vật tư dự phòng, trụ sở hạt quản lý đê...

Nguyên tắc chung trong công tác khảo sát địa hình công trình đê điều là gì?

Căn cứ tiểu mục 4.1 Mục 4 Tiêu chuẩn TCVN 8481:2010 như sau:

Nguyên tắc chung
4.1 Tính kế thừa của tài liệu giữa các giai đoạn
4.1.1 Tài liệu khảo sát địa hình của giai đoạn sau phải kế thừa chọn lọc tối đa kết quả của giai đoạn trước, tạo thành hệ thống tài liệu địa hình hoàn chỉnh, nhất quán từ giai đoạn báo cáo đầu tư (BCĐT) đến giai đoạn thiết kế.
4.1.2 Các tài liệu địa hình được đo vẽ phải tuân theo các tiêu chuẩn, quy phạm, quy trình kỹ thuật hiện hành của Nhà nước và của Ngành.
4.2 Hệ cao, tọa độ sử dụng
Hệ cao, tọa độ sử dụng đo vẽ tài liệu địa hình công trình đê điều phải là hệ cao, tọa độ của quốc gia hiện hành:
- Lưới mặt bằng phải theo hệ tọa độ VN2000.
- Lưới cao độ phải theo hệ cao độ Hòn Dấu Hải Phòng.
- Trường hợp đặc biệt ở một số công trình đê điều hiện nay đang dùng hệ tọa độ HN72 và hệ cao độ Mũi Nai Hà Tiên thì phải chuyển về hệ quốc gia hiện hành theo các quy định sau:
+ Chuyển hệ HN72 về VN2000 qua chương trình chuyển đổi của Bộ Tài nguyên và Môi trường cho phép trong toàn quốc GeoTools 1.2.
+ Chuyển hệ cao độ theo công thức sau:
HHòn Dấu = HMũi Nai - 0,167m
4.3 Thành phần, khối lượng khảo sát địa hình
4.3.1 Đề cương khảo sát địa hình
Căn cứ vào nhiệm vụ của chủ đầu tư giao và nội dung yêu cầu của đề cương khảo sát thiết kế tổng hợp của chủ nhiệm đồ án, chủ nhiệm địa hình phải lập đề cương khảo sát địa hình ở một trong hai dạng theo yêu cầu của chủ đầu tư:
- Lập đề cương khảo sát địa hình độc lập.
- Lập nội dung khảo sát địa hình trong đề cương khảo sát thiết kế tổng quát.
4.3.2 Thành phần, khối lượng khảo sát địa hình
4.3.2.1 Thu thập, phân tích, đánh giá các tài liệu địa hình hiện có
- Các tài liệu địa hình hiện có trước khi khảo sát địa hình giai đoạn BCĐT và các giai đoạn thiết kế gồm:
+ Cơ sở toán học thành lập tài liệu địa hình: hệ cao, tọa độ sử dụng lập tài liệu địa hình, múi chiếu sử dụng.
+ Các loại bản đồ địa hình cơ bản ở các tỷ lệ từ 1/100.000, 1/50.000, 1/25.000, 1/10.000, 1/5000 1/2000, 1/1000 và 1/500 (nếu có).
+ Các loại mặt cắt địa hình ở các tỷ lệ từ 1/10.000 đến 1/100.
+ Các bảng mô tả, ghi chú, nhật ký (nếu có).
- Phân tích, đánh giá phải khẳng định nội dung tài liệu đã có được sử dụng vào giai đoạn thiết kế về mức độ sử dụng (%) và những hạn chế của tài liệu cần bổ sung hoặc phải đo lại mới.
4.3.2.2 Thành lập tài liệu địa hình mới phục vụ dự án và các giai đoạn thiết kế
- Đo lưới khống chế mặt bằng.
- Đo lưới khống chế độ cao.
- Đo vẽ bình đồ, bản đồ địa hình.
- Xác định tim tuyến công trình.
- Đo vẽ cắt dọc, ngang theo tuyến công trình.
- Xác định cao tọa độ các vết lũ, vết lộ, các hố khoan, đào địa chất, địa vật lý.
4.4 Thành phần hồ sơ khảo sát địa hình
4.4.1 Hồ sơ khảo sát địa hình các giai đoạn, gồm:
a. Thuyết minh địa hình, phải thể hiện được nội dung sau:
Căn cứ thành lập tài liệu địa hình.
- Những quy trình, quy phạm áp dụng.
- Nội dung khảo sát địa hình: kế thừa và thực hiện.
Kết luận độ tin cậy của tài liệu khảo sát địa hình (cho giai đoạn thiết kế yêu cầu lập tài liệu địa hình và các giai đoạn kế tiếp).
b. Tài liệu địa hình, phải được tập hợp thành các bộ sau:
- Bộ số liệu: Thống kê, sơ họa và kết quả tính toán bình sai của lưới khống chế mặt bằng và cao độ, các điểm tim tuyến, cao tọa độ các hố khoan, hố đào...
- Bộ bản vẽ: Các loại bình đồ, bản đồ địa hình, các loại mặt cắt dọc, ngang, các bản sơ họa (khi cần thiết).
4.4.2 Tất cả hồ sơ địa hình đều phải được ghi vào các thiết bị lưu trữ như đĩa mềm, CD, ổ cứng dùng để lưu và nộp cho chủ đầu tư.
5 Thành phần, khối lượng khảo sát địa hình giai đoạn báo cáo đầu tư (Báo cáo tiền khả thi)

Như vậy, trong công tác khảo sát địa hình công trình đê điều cần phải tuân thủ các nguyên tắc chung nêu trên.

Công trình đê điều
Căn cứ pháp lý
Kênh YouTube THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
MỚI NHẤT
Pháp luật
Trong việc quản lý, vận hành, sử dụng công trình đê điều thì phương án hộ đê, bảo vệ trọng điểm xung yếu đê điều phải đáp ứng những yêu cầu gì?
Pháp luật
TCVN 8481:2010 về công trình đê điều? Công trình đê điều được giải thích thế nào theo TCVN 8481:2010?
Pháp luật
Nội dung đánh giá an toàn đê sông và báo cáo đánh giá an toàn đê sông được quy định như thế nào?
Pháp luật
Giai đoạn lập báo cáo kinh tế kỹ thuật của công trình đê điều thì tài liệu địa hình phải đáp ứng những yêu cầu như thế nào?
Pháp luật
Giai đoạn thiết kế bản vẽ thi công công trình đê điều thì tài liệu khảo sát địa hình cần đáp ứng những yêu cầu như thế nào?
Pháp luật
Tài liệu địa hình giai đoạn thiết kế kỹ thuật của công trình đê điều phải đáp ứng những yêu cầu như thế nào?
Pháp luật
Lưới khống chế mặt bằng, lưới khống chế độ cao của công trình đê điều hiện nay được quy định như thế nào?
Pháp luật
Trong khảo sát địa hình công trình đê điều thì những tài liệu địa hình nào cần phải thu thập trong giai đoạn báo cáo tiền khả thi?
Pháp luật
Trong công trình đê điều thì đo vẽ bình đồ của công trình mới lập và công trình hiện có được thực hiện theo tỷ lệ như thế nào?
Pháp luật
Trong hồ sơ khảo sát địa hình của công trình đê điều thì thuyết minh địa hình sẽ gồm những nội dung nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Công trình đê điều
Đặng Phan Thị Hương Trà Lưu bài viết
761 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Công trình đê điều
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào
Type: