Thế nào là người cao tuổi? Người cao tuổi và người già khác nhau như thế nào theo quy định tại Bộ luật Hình sự?

Cho tôi hỏi thế nào là người cao tuổi? Người cao tuổi và người già khác nhau như thế nào theo quy định tại Bộ luật Hình sự mới nhất? Đây là câu hỏi của bạn Linh đến từ Ninh Bình.

Thế nào là người cao tuổi?

Theo quy định tại Điều 2 Luật Người cao tuổi 2009 quy định về người cao tuổi cụ thể như sau:

Người cao tuổi
Người cao tuổi được quy định trong Luật này là công dân Việt Nam từ đủ 60 tuổi trở lên.

Theo đó, người cao tuổi là công dân Việt Nam từ đủ 60 tuổi trở lên.

Nhà nước có những chính sách nào đối với người cao tuổi?

Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Luật Người cao tuổi 2009 quy định về chính sách của Nhà nước đối với người cao tuổi cụ thể như sau:

- Bố trí ngân sách hằng năm phù hợp để thực hiện chính sách chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi.

- Bảo trợ xã hội đối với người cao tuổi theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

- Lồng ghép chính sách đối với người cao tuổi trong chính sách phát triển kinh tế - xã hội.

- Phát triển ngành lão khoa đáp ứng nhu cầu khám bệnh, chữa bệnh cho người cao tuổi; đào tạo nhân viên chăm sóc người cao tuổi.

- Khuyến khích, tạo điều kiện cho người cao tuổi rèn luyện sức khoẻ; tham gia học tập, hoạt động văn hoá, tinh thần; sống trong môi trường an toàn và được tôn trọng về nhân phẩm; phát huy vai trò người cao tuổi trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

- Khuyến khích, hỗ trợ cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện tuyên truyền, giáo dục ý thức kính trọng, biết ơn người cao tuổi, chăm sóc, phát huy vai trò người cao tuổi.

- Khen thưởng cơ quan, tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc chăm sóc, phát huy vai trò người cao tuổi.

- Xử lý nghiêm minh cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Thế nào là người cao tuổi? Người cao tuổi và người già khác nhau như thế nào theo quy định tại Bộ luật Hình sự mới nhất?

Thế nào là người cao tuổi? Người cao tuổi và người già khác nhau như thế nào theo quy định tại Bộ luật Hình sự?

Người già với người cao tuổi khác nhau thế nào?

Tiêu chí

Người già

Người cao tuổi

Khái niệm

Người già được nhắc tới trong Bộ luật Hình sự 1999 sửa đổi, bổ sung 2009 cụ thể như sau:

- Người phạm tội là người già” là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự

- Phạm tội đối với người già là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự.

Tại Nghị quyết 01/2006/NQ-HĐTP có hướng dẫn rằng người già được xác định là người từ đủ 70 tuổi trở lên.

Người cao tuổi là công dân Việt Nam từ đủ 60 tuổi trở lên

Một số quyền lợi

- Người phạm tội là người đủ 70 tuổi trở lên là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự

- Người đủ 70 tuổi trở lên đã chấp hành ít nhất 1/3 hình phạt tù có thời hạn hoặc ít nhất 12 năm đối với tù chung thân đã được giảm xuống tù có thời hạn thì được tha tù trước thời hạn

- Được ưu tiên khám chữa bệnh trước người khác trừ bệnh nhân cấp cứu, trẻ dưới 6 tuổi, người khuyết tật nặng đối với người từ đủ 80 tuổi trở lên

- Được ưu tiên nhận tiền, hiện vật cứu trợ, chăm sóc sức khỏe và chỗ ở nhằm khắc phục khó khăn ban đầu khi gặp khó khăn do hậu quả thiên tai hoặc rủi ro bất khả kháng khác

- Được miễn các khoản đóng góp cho hoạt động xã hội (trừ trường hợp tự nguyện đóng góp)

- Được tham gia Hội người cao tuổi Việt Nam

Khái niệm liên quan

- Người quá già yếu là người:

+ Từ 70 tuổi trở lên;

+ Hoặc người từ 60 tuổi trở lên nhưng thường xuyên đau ốm


Người lao động cao tuổi là người tiếp tục lao động sau độ tuổi

+ Đủ 60 tuổi đối với nam

+ Đủ 55 tuổi đối với nữ.

Những hành vi nào bị cấm thực hiện với người cao tuổi?

Theo quy định tại Điều 9 Luật Người cao tuổi 2009 quy định về các hành vi bị cấm đối với người cao tuổi cụ thể như sau:

- Lăng mạ, ngược đãi, xúc phạm, hành hạ, phân biệt đối xử đối với người cao tuổi.

- Xâm phạm, cản trở người cao tuổi thực hiện quyền về hôn nhân, quyền về sở hữu tài sản và các quyền hợp pháp khác.

- Không thực hiện nghĩa vụ phụng dưỡng người cao tuổi.

- Lợi dụng việc chăm sóc, phụng dưỡng người cao tuổi để vụ lợi.

- Ép buộc người cao tuổi lao động hoặc làm những việc trái với quy định của pháp luật.

- Ép buộc, kích động, xúi giục, giúp người khác thực hiện hành vi vi phạm pháp luật đối với người cao tuổi.

- Trả thù, đe doạ người giúp đỡ người cao tuổi, người phát hiện, báo tin ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật đối với người cao tuổi.

Như vậy, có thể thấy rằng người già với người cao tuổi nghe qua thì có vẻ giống nhau khiến mọi người dễ nhầm lẫn. Tuy nhiên, pháp luật Việt Nam có quy định rõ ràng về 2 khái niệm này là hoàn toàn khác nhau.

Trên đây là một số thông tin chúng tôi cung cấp gửi tới bạn. Trân trọng!

Người cao tuổi
Trách nhiệm hình sự
Căn cứ pháp lý
Kênh YouTube THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
MỚI NHẤT
Pháp luật
Quan hệ cùng huyết thống thì có phạm tội loạn luân theo Điều 184 Bộ luật Hình sự không?
Pháp luật
Nhân viên nhà máy xi măng vi phạm quy định về an toàn lao động làm 7 người chết bị truy cứu trách nhiệm hình sự với mức án cao nhất bao nhiêu năm tù?
Pháp luật
Người cao tuổi 80 tuổi có lương hưu có thuộc đối tượng được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng hay không?
Pháp luật
Người chưa đủ 18 tuổi có phải chịu trách nhiệm hình sự với hành vi phạm tội mà mình gây ra không?
Pháp luật
Người giám định cố tình làm sai lệch kết quả giám định pháp y thì bị phạt hành chính hay bị truy cứu trách nhiệm hình sự?
Pháp luật
Truy cứu trách nhiệm hình sự là gì? Bố, mẹ ruột bạo hành con cái thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không?
Pháp luật
Không rọ mõm cho chó khi dắt đi dạo trong nhà chung cư để chó cắn người thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Pháp luật
Bao nhiêu tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định năm 2024? Người lâm vào tình trạng không có năng lực TNHS có phải chịu TNHS không?
Pháp luật
Dùng tài sản ngoài vụ án để khắc phục hậu quả có được xem là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự hay không?
Pháp luật
Đánh bạc trái phép là gì? Hành vi đánh bạc, cá cược ăn tiền qua mạng điện tử bị xử phạt như thế nào theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện nay?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Người cao tuổi
44,509 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Người cao tuổi Trách nhiệm hình sự
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào