Thông tư 01/2024/TT-BLĐTBXH về quy trình xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng?

Thông tư 01/2024/TT-BLĐTBXH về quy trình xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng? Anh A.T - TPHCM

Ngày 19/02/2024, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư 01/2024/TT-BLĐTBXH quy định về quy trình xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng; tổ chức biên soạn, lựa chọn, thẩm định, duyệt và sử dụng giáo trình có hiệu lực kể từ ngày 05/04/2024.

Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng cúa Thông tư 01/2024/TT-BLĐTBXH thế nào?

Theo Điều 1 và Điều 2 Thông tư 01/2024/TT-BLĐTBXH quy định phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng cúa Thông tư 01/2024/TT-BLĐTBXH như sau:

(1) Phạm vi điều chỉnh:

Thông tư 01/2024/TT-BLĐTBXH quy định về:

- Quy trình xây dựng, thẩm định, ban hành chương trình;

- Tổ chức biên soạn, lựa chọn, thẩm định, duyệt và sử dụng giáo trình trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng trong giáo dục nghề nghiệp.

(2) Đối tượng áp dụng:

- Thông tư 01/2024/TT-BLĐTBXH áp dụng đối với trường cao đẳng, trường trung cấp và các cơ sở khác có đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng (gọi chung là cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp).

- Thông tư 01/2024/TT-BLĐTBXH không áp dụng đối với các chương trình đào tạo do cơ sở đào tạo nước ngoài cấp bằng tốt nghiệp và các chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp.

Thông tư 01/2024/TT-BLĐTBXH về Quy trình xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng?

Thông tư 01/2024/TT-BLĐTBXH về Quy trình xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng? (Hình từ Internet)

Yêu cầu chương trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng phải bảo đảm tính khoa học, logic, hệ thống, thực tiễn, phù hợp và linh hoạt đúng không?

Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Thông tư 01/2024/TT-BLĐTBXH quy định như sau:

Yêu cầu đối với chương trình đào tạo
1. Chương trình đào tạo phải đáp ứng quy định về khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp theo từng ngành, nghề và trình độ đào tạo. Đối với những ngành, nghề chưa ban hành quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp thì phải đảm bảo đáp ứng quy định tại Thông tư số 12/2017/TT- BLĐTBXH ngày 20 tháng 4 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng; Thông tư số 04/2023/TT-BLĐTBXH ngày 15 tháng 6 năm 2023 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 12/2017/TT-BLĐTBXH.
2. Phải xác định được danh mục và thời lượng của từng môn học, mô đun trong chương trình đào tạo; thời gian học lý thuyết, thời gian thực hành, thực tập và thời gian thi kết thúc môn học, mô đun.
3. Nội dung và thời lượng học tập các môn học chung trong chương trình đào tạo được thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
4. Chương trình đào tạo phải bảo đảm tính khoa học, logic, hệ thống, thực tiễn, phù hợp và linh hoạt; thích ứng được với sự đa dạng trong phương thức tổ chức đào tạo. Nội dung chuyên môn phải đáp ứng được những năng lực chính, cốt lõi của nghề nghiệp; những năng lực bổ trợ, tự chọn và nâng cao để người học lựa chọn phù hợp nhu cầu của bản thân.
5. Quy định phương pháp đánh giá kết quả học tập phù hợp với phương thức tổ chức đào tạo, xác định mức độ đạt yêu cầu về năng lực của người học sau khi học xong các môn học, mô đun của chương trình đào tạo.
6. Nội dung chương trình đào tạo phải đáp ứng sự thay đổi của khoa học, công nghệ, yêu cầu trong sản xuất, kinh doanh và dịch vụ; đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp và thị trường lao động, phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của ngành, địa phương và cả nước.
7. Đảm bảo tính hiện đại và hội nhập quốc tế, có xu hướng tiếp cận với trình độ đào tạo tiên tiến của các quốc gia phát triển trên thế giới ; hướng tới yêu cầu xanh hóa trong đào tạo và các mục tiêu chuyển đổi số.
8. Bảo đảm tính liên thông với trình độ đào tạo trong giáo dục nghề nghiệp và liên thông với các trình độ đào tạo khác trong hệ thống giáo dục quốc dân.
9. Quy định cụ thể về các điều kiện tổ chức thực hiện chương trình đào tạo và các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo.

Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì chương trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng phải bảo đảm tính khoa học, logic, hệ thống, thực tiễn, phù hợp và linh hoạt theo yêu cầu của chương trình đào tạo.

Cấu trúc chương trình đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng trong giáo dục nghề nghiệp ra sao?

Theo Điều 4 Thông tư 01/2024/TT-BLĐTBXH quy định cấu trúc chương trình đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng nghề nghiệp gồm có như sau:

- Tên ngành, nghề đào tạo;

- Mã ngành, nghề (đối với những ngành nghề trong Danh mục);

- Trình độ đào tạo;

- Đối tượng tuyển sinh;

- Thời gian khóa học (năm học);

- Khối lượng kiến thức toàn khóa học (giờ, tín chỉ);

- Giới thiệu chương trình/mô tả ngành, nghề đào tạo;

- Mục tiêu đào tạo;

- Bảng tổng hợp năng lực của ngành, nghề trong chương trình đào tạo;

- Danh mục và thời lượng các môn học, mô đun (bắt buộc, tự chọn);

- Chương trình chi tiết các môn học, mô đun (bắt buộc, tự chọn);

- Hướng dẫn sử dụng chương trình.

Thông tư 01/2024/TT-BLĐTBXH có hiệu lực kể từ ngày 05 tháng 04 năm 2024.

Chương trình đào tạo
Căn cứ pháp lý
Kênh YouTube THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
MỚI NHẤT
Pháp luật
Các biện pháp tu từ và tác dụng của các biện pháp tu từ? Biện pháp tu từ là gì? Có bao nhiêu biện pháp tu từ?
Pháp luật
Trong thời gian tối đa 03 năm, các chương trình đào tạo trình độ trung cấp phải được tổ chức đánh giá lại đúng không?
Pháp luật
Thông tư 01/2024/TT-BLĐTBXH về quy trình xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng?
Pháp luật
Biện pháp so sánh là gì? Tác dụng của biện pháp tu từ so sánh là gì? Những loại hình so sánh thường được sử dụng là gì?
Pháp luật
Công văn 5636/BGDĐT-GDTrH hướng dẫn mới về kế hoạch dạy học môn tích hợp Khoa học tự nhiên, Lịch sử và Địa lý, Hoạt động Trải nghiệm, hướng nghiệp ra sao?
Pháp luật
Cơ quan nào quyết định thành lập Hội đồng thẩm định chuẩn chương trình đào tạo từng khối ngành của giáo dục đại học?
Pháp luật
Để được cấp chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số loại giỏi thì điểm trung bình các bài kiểm tra phải đạt từ bao nhiêu điểm?
Pháp luật
Ai có trách nhiệm xây dựng, thẩm định chương trình đào tạo nghề nghiệp? Chương trình đào tạo nghề nghiệp phải đáp ứng các yêu cầu gì?
Pháp luật
Chương trình, thời gian đào tạo trình độ cao đẳng nghề theo niên chế được pháp luật quy định như thế nào?
Pháp luật
Khối lượng học tập tối thiểu của một chương trình đào tạo đại học là bao nhiêu tín chỉ? Nội dung chương trình đào tạo đại học phải đáp ứng những yêu cầu gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Chương trình đào tạo
Phan Thị Phương Hồng Lưu bài viết
2,312 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Chương trình đào tạo
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào