Tình tiết dùng thủ đoạn xảo quyệt trong định khung hình phạt các tội phạm về chức vụ được hiểu như thế nào?

Cho hỏi tình tiết dùng thủ đoạn xảo quyệt trong định khung hình phạt các tội phạm về chức vụ được hiểu như thế nào? - Câu hỏi của anh Thanh tại Gia Lai

Tình tiết dùng thủ đoạn xảo quyệt trong các tội phạm về chức vụ được hiểu như thế nào?

Căn cứ khoản 1 Điều 4 Nghị quyết 03/2020/NQ-HĐTP có hướng dẫn về một số tình tiết định khung hình phạt của các tội phạm về chức vụ, thì tình tiết dùng thủ đoạn xảo quyệt được khái quát như sau:

Về một số tình tiết định khung hình phạt
1. Tình tiết “dùng thủ đoạn xảo quyệt” hoặc “dùng thủ đoạn nguy hiểm” quy định tại khoản 2 các điều 353, 354, 355, 364 và 365 của Bộ luật Hình sự:
a) “Dùng thủ đoạn xảo quyệt” là trường hợp người phạm tội sử dụng thủ đoạn dối trá một cách tinh vi, sử dụng công nghệ cao để thực hiện hành vi phạm tội, che giấu tội phạm, đổ tội cho người khác hoặc người phạm tội có hành vi tiêu hủy chứng cứ, gây khó khăn cho việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm.
b) “Dùng thủ đoạn nguy hiểm” là trường hợp người phạm tội sử dụng thủ đoạn có thể gây nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe của người khác hoặc có thể gây hậu quả nghiêm trọng khác để chiếm đoạt tài sản hoặc che giấu tội phạm.

Theo đó, dùng thủ đoạn xảo quyệt là trường hợp người phạm tội sử dụng thủ đoạn dối trá một cách tinh vi, sử dụng công nghệ cao để thực hiện hành vi phạm tội, che giấu tội phạm, đổ tội cho người khác hoặc người phạm tội có hành vi tiêu hủy chứng cứ, gây khó khăn cho việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm.

Tình tiết dùng thủ đoạn xảo quyệt trong định khung hình phạt các tội phạm về chức vụ được hiểu như thế nào?

Tình tiết dùng thủ đoạn xảo quyệt trong định khung hình phạt các tội phạm về chức vụ được hiểu như thế nào?

Người phạm tội dùng thủ đoạn xảo quyệt sẽ phải bị nghiêm trị có đúng không?

Căn cứ khoản 1 Điều 3 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi bởi điểm a khoản 1 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017):

Nguyên tắc xử lý
1. Đối với người phạm tội:
a) Mọi hành vi phạm tội do người thực hiện phải được phát hiện kịp thời, xử lý nhanh chóng, công minh theo đúng pháp luật;
b) Mọi người phạm tội đều bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt giới tính, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội;
c) Nghiêm trị người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy, ngoan cố chống đối, côn đồ, tái phạm nguy hiểm, lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội;
d) Nghiêm trị người phạm tội dùng thủ đoạn xảo quyệt, có tổ chức, có tính chất chuyên nghiệp, cố ý gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
Khoan hồng đối với người tự thú, đầu thú, thành khẩn khai báo, tố giác đồng phạm, lập công chuộc tội, tích cực hợp tác với cơ quan có trách nhiệm trong việc phát hiện tội phạm hoặc trong quá trình giải quyết vụ án, ăn năn hối cải, tự nguyện sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại gây ra;
đ) Đối với người lần đầu phạm tội ít nghiêm trọng, thì có thể áp dụng hình phạt nhẹ hơn hình phạt tù, giao họ cho cơ quan, tổ chức hoặc gia đình giám sát, giáo dục;
e) Đối với người bị phạt tù thì buộc họ phải chấp hành hình phạt tại các cơ sở giam giữ, phải lao động, học tập để trở thành người có ích cho xã hội; nếu họ có đủ điều kiện do Bộ luật này quy định, thì có thể được xét giảm thời hạn chấp hành hình phạt, tha tù trước thời hạn có điều kiện;
g) Người đã chấp hành xong hình phạt được tạo điều kiện làm ăn, sinh sống lương thiện, hòa nhập với cộng đồng, khi có đủ điều kiện do luật định thì được xóa án tích.

Theo đó, theo nguyên tắc xử lý người phạm tội được đề ra trong Bộ luật Hình sự hiện hành thì người phạm tội dùng thủ đoạn xảo quyệt phải được nghiêm trị.

Dùng thủ đoạn xảo quyệt có phải là tình tiết tăng nặng hay không?

Căn cứ Điều 52 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi bởi khoản 2 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017)

Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự
1. Chỉ các tình tiết sau đây mới là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự:
a) Phạm tội có tổ chức;
b) Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp;
c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội;
d) Phạm tội có tính chất côn đồ;
đ) Phạm tội vì động cơ đê hèn;
e) Cố tình thực hiện tội phạm đến cùng;
g) Phạm tội 02 lần trở lên;
h) Tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm;
i) Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ có thai hoặc người đủ 70 tuổi trở lên;
k) Phạm tội đối với người ở trong tình trạng không thể tự vệ được, người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng, người bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc người lệ thuộc mình về mặt vật chất, tinh thần, công tác hoặc các mặt khác;
l) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp, thiên tai, dịch bệnh hoặc những khó khăn đặc biệt khác của xã hội để phạm tội;
m) Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt hoặc tàn ác để phạm tội;
n) Dùng thủ đoạn hoặc phương tiện có khả năng gây nguy hại cho nhiều người để phạm tội;
o) Xúi giục người dưới 18 tuổi phạm tội;
p) Có hành động xảo quyệt hoặc hung hãn nhằm trốn tránh hoặc che giấu tội phạm.
2. Các tình tiết đã được Bộ luật này quy định là dấu hiệu định tội hoặc định khung hình phạt thì không được coi là tình tiết tăng nặng.

Theo đó, dùng thủ đoạn xảo quyệt cũng được xem là tình tiết tăng nặng. Tuy nhiên, cần lưu ý nếu các tình tiết đã được quy định là dấu hiệu định tội hoặc định khung hình phạt thì không được coi là tình tiết tăng nặng.

Tình tiết tăng nặng
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Một hành vi vi phạm hành chính nếu được xem là tình tiết tăng nặng thì có cần xử phạt đối với tình tiết đó không?
Pháp luật
Nếu có tình tiết tăng nặng thì mức xử phạt tăng mức phạt tiền hay tăng thời hạn tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe?
Pháp luật
Phạm tội có tổ chức là gì? Phạm tội có tổ chức có phải là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự?
Pháp luật
Tình tiết dùng thủ đoạn xảo quyệt trong định khung hình phạt các tội phạm về chức vụ được hiểu như thế nào?
Pháp luật
Người phạm tội xâm phạm quyền khiếu nại có tổ chức có xem là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự không?
Pháp luật
Phạm nhân tiếp tục vi phạm sau khi bị xử lý kỷ luật có được xem là một tình tiết tăng nặng hình thức kỷ luật hay không?
Pháp luật
Phạm tội có tính chất côn đồ có được xem là một tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự hay không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tình tiết tăng nặng
6,382 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tình tiết tăng nặng
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào
Type: