Tổ chức nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo những hình thức nào theo Luật Nhà ở 2023?

Cho tôi hỏi: Tổ chức nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo những hình thức nào theo Luật Nhà ở 2023? - Câu hỏi của bạn D.P (Phú Yên).

Tổ chức nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo những hình thức nào theo Luật Nhà ở 2023?

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 17 Luật Nhà ở 2023, tổ chức nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam bao gồm:

- Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam theo quy định của Luật Nhà ở và quy định khác của pháp luật có liên quan;

- Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài, quỹ đầu tư nước ngoài và chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam.

Theo đó, hình thức sở hữu nhà ở tại Việt Nam đối với tổ chức nước ngoài được xác định tại khoản 2 Điều 17 Luật Nhà ở 2023 như sau:

Tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở và hình thức được sở hữu nhà ở tại Việt Nam
...
2. Tổ chức, cá nhân nước ngoài quy định tại khoản 1 Điều này được sở hữu nhà ở tại Việt Nam, bao gồm cả căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ thông qua các hình thức sau đây:
a) Tổ chức quy định tại điểm a khoản 1 Điều này được sở hữu nhà ở thông qua việc thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở tại Việt Nam;
b) Tổ chức, cá nhân quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này được sở hữu nhà ở thông qua mua, thuê mua nhà ở thương mại của chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở, nhận tặng cho, nhận thừa kế nhà ở thương mại trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở không thuộc khu vực cần bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định tại Điều 16 của Luật này;
c) Tổ chức, cá nhân quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này được sở hữu nhà ở thông qua mua, thuê mua nhà ở của tổ chức, cá nhân nước ngoài đã sở hữu nhà ở theo quy định tại điểm b khoản này.

Như vậy, theo quy định nêu trên thì tổ chức nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo các hình thức:

- Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam theo quy định của Luật Nhà ở và quy định khác của pháp luật có liên quan:

Thông qua việc thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở tại Việt Nam.

- Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài, quỹ đầu tư nước ngoài và chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam:

+ Thông qua mua, thuê mua nhà ở thương mại của chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở, nhận tặng cho, nhận thừa kế nhà ở thương mại trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở không thuộc khu vực cần bảo đảm quốc phòng, an ninh.

+ Thông qua mua, thuê mua nhà ở của tổ chức, cá nhân nước ngoài đã sở hữu nhà ở theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 17 Luật Nhà ở 2023.

Tổ chức nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo những hình thức nào theo Luật Nhà ở 2023?

Tổ chức nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo những hình thức nào theo Luật Nhà ở 2023? (Hình từ Internet)

Điều kiện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam đối với tổ chức là gì?

Căn cứ quy định tại Điều 8 Luật Nhà ở 2023, Điều 18 Luật Nhà ở 2023, điều kiện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam đối với tổ chức được xác định như sau:

- Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam theo quy định của Luật Nhà ở và quy định khác của pháp luật có liên quan:

+ Phải là chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở theo quy định.

+ Sở hữu nhà ở thông qua hình thức quy định.

- Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài, quỹ đầu tư nước ngoài và chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam:

+ Phải có Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc giấy tờ liên quan đến việc được phép hoạt động hoặc thành lập tại Việt Nam còn hiệu lực tại thời điểm ký kết giao dịch về nhà ở do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp theo quy định của pháp luật.

+ Sở hữu nhà ở thông qua các hình thức quy định.

Việc bảo hộ quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam được quy định ra sao?

Căn cứ quy định tại Điều 7 Luật Nhà ở 2023 như sau:

Bảo hộ quyền sở hữu nhà ở
1. Nhà nước công nhận và bảo hộ quyền sở hữu hợp pháp về nhà ở của chủ sở hữu theo quy định của Luật này.
2. Nhà ở thuộc sở hữu hợp pháp của tổ chức, cá nhân không bị quốc hữu hóa. Trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh hoặc vì lợi ích quốc gia, tình trạng khẩn cấp, phòng, chống thiên tai thì Nhà nước quyết định mua trước nhà ở hoặc giải tỏa nhà ở thuộc sở hữu hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
Trường hợp mua trước nhà ở thì Nhà nước có trách nhiệm thanh toán theo giá thị trường; trường hợp giải tỏa nhà ở thì Nhà nước có trách nhiệm bồi thường, hỗ trợ và thực hiện chính sách tái định cư cho chủ sở hữu nhà ở theo quy định của pháp luật. Trường hợp trưng mua, trưng dụng nhà ở thì thực hiện theo quy định của pháp luật về trưng mua, trưng dụng tài sản.

Như vậy, việc bảo hộ quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam được thực hiện theo quy định nêu trên. Nhà nước công nhận và bảo hộ quyền sở hữu hợp pháp về nhà ở của chủ sở hữu theo quy định của Luật Nhà ở 2023.

Luật Nhà ở 2023 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2025.

Quyền sở hữu nhà ở Tải về trọn bộ quy định liên quan đến Quyền sở hữu nhà ở:
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Tổ chức nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo những hình thức nào theo Luật Nhà ở 2023?
Pháp luật
Việc bảo hộ quyền sở hữu nhà ở được quy định thế nào trong Luật Nhà ở 2023? Ai được sở hữu nhà ở tại Việt Nam?
Pháp luật
Điều kiện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam là gì theo quy định tại Luật Nhà ở 2023 từ 01/01/2025?
Pháp luật
Công nhận quyền sở hữu nhà ở đối với căn hộ chung cư được quy định thế nào tại Luật Nhà ở 2023?
Pháp luật
Thời điểm xác lập quyền sở hữu nhà ở theo quy định tại Luật Nhà ở 2023 từ 01/01/2025 là khi nào?
Pháp luật
Giấy chứng nhận số nhà có phải giấy tờ chứng minh việc được công nhận quyền sở hữu nhà ở hay không?
Pháp luật
Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho cá nhân thuộc về những cơ quan nào? Cá nhân được phép sở hữu bao nhiêu Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất?
Pháp luật
Để cấp Giấy chứng nhận cho người mua nhà ở cũ của cơ quan nhà nước đã hoàn thành xong thủ tục mua nhà thì trình tự, thủ tục cần thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Kiều bào ở nước ngoài có được nhận thừa kế quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam không?
Pháp luật
Có bắt buộc phải đăng ký quyền sở hữu nhà ở sau khi xây nhà không? Thủ tục đăng ký quyền sở hữu nhà ở được quy định như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Quyền sở hữu nhà ở
Đặng Phan Thị Hương Trà Lưu bài viết
1,077 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Quyền sở hữu nhà ở
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào