Việc bảo đảm cung ứng đủ xăng dầu trong dịp Tết Nguyên đán được thực hiện thế nào? Các yếu tố ảnh hưởng đến nguồn cung xăng dầu hiện nay?

Việc bảo đảm cung ứng đủ xăng dầu trong dịp Tết Nguyên đán được thực hiện thế nào? Các yếu tố ảnh hưởng đến nguồn cung xăng dầu hiện nay? - Câu hỏi của anh P.Đ (Đắk Nông)

Thủ tướng Chính phủ đặt ra cho các Bộ, cơ quan những nhiệm vụ gì để bảo đảm nguồn cung, không để xảy ra thiếu hụt xăng dầu?

Công điện 09/CĐ-TTg 2024 tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp bảo đảm cung ứng đủ xăng dầu cho sản xuất kinh doanh và tiêu dùng của người dân, doanh nghiệp trong dịp Tết nguyên đán Giáp Thìn và thời gian tới đã được đặt ra trong Công điện 1437/CĐ-TTg 2023, theo đó nhiệm vụ của các Bộ, cơ quan được đặt ra như sau:

- Bộ trưởng Bộ Công Thương:

+ Thường xuyên theo dõi, nắm chắc tình hình thị trường xăng dầu thế giới và trong nước;

Tăng cường kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn, kịp thời điều chỉnh phân giao tổng nguồn xăng dầu phù hợp với tình hình thị trường;

Chủ động có giải pháp từ sớm, từ xa và có phương án bù đắp nguồn cung xăng dầu phù hợp trong mọi tình huống; tuyệt đối không để xảy ra thiếu hụt, đứt gãy nguồn cung xăng dầu cho sản xuất kinh doanh và tiêu dùng của người dân, doanh nghiệp.

+ Phối hợp các cơ quan liên quan xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm quy định về kinh doanh xăng dầu, đồng thời có giải pháp kịp thời không để ảnh hưởng, gián đoạn nguồn cung xăng dầu trên địa bàn các tỉnh, thành phố, nhất là trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024.

+ Chủ trì, phối hợp chặt chẽ với Bộ Tài chính điều hành giá xăng dầu theo đúng quy định pháp luật, phù hợp với tình hình thị trường và bảo đảm hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, doanh nghiệp và người dân.

- Bộ trưởng Bộ Tài chính:

+ Chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương và các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu xem xét, quyết định điều chỉnh các loại chi phí liên quan trong công thức tính giá cơ sở xăng dầu, bảo đảm kịp thời, đúng quy định của pháp luật và phù hợp với diễn biến thị trường xăng dầu.

+ Quyết liệt thực hiện nghiêm quy định về hóa đơn điện tử theo từng lần bán hàng và kết nối dữ liệu với cơ quan thuế đối với các cửa hàng bán lẻ xăng dầu theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP về hóa đơn, chứng từ và các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ có liên quan.

- Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp chủ trì, phối hợp chặt chẽ với Bộ Công Thương chỉ đạo Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam chủ động xây dựng phương án sản xuất, phân phối, điều tiết xăng dầu phù hợp, khoa học, hiệu quả;

Có phương án chuẩn bị nguồn hàng, kịp thời cung ứng xăng dầu cho các cửa hàng bán lẻ thuộc hệ thống phân phối của doanh nghiệp tại các địa phương nhằm cung ứng đủ xăng dầu cho thị trường.

- Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp chặt chẽ với các Bộ: Công Thương, Tài chính chỉ đạo các cơ quan báo chí và phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam để thông tin chính thống, kịp thời, chính xác về việc cung ứng xăng dầu, các chủ trương, chỉ đạo của Chính phủ và các Bộ, ngành địa phương về bảo đảm nguồn cung xăng dầu cho thị trường, tránh đưa tin thất thiệt gây hoang mang, bất ổn thị trường.

Các Bộ: Công Thương, Tài chính chủ động cung cấp thông tin kịp thời cho Bộ Thông tin và Truyền thông và các cơ quan báo chí theo quy định.

- Bộ trưởng các Bộ: Công Thương, Tài chính, Công an, Thanh tra Chính phủ, Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và Thủ trưởng các cơ quan liên quan theo chức năng, nhiệm vụ được giao tiếp tục tăng cường kiểm tra, giám sát để kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật đối với hành vi đầu cơ găm hàng, buôn lậu xăng dầu, vi phạm quy định về kinh doanh xăng dầu, quy định về hóa đơn điện tử...

- Văn phòng Chính phủ theo dõi, đôn đốc theo chức năng, nhiệm vụ được giao, kịp thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ các vấn đề phát sinh vượt thẩm quyền.

Việc bảo đảm cung ứng đủ xăng dầu trong dịp Tết Nguyên đán được Chính phủ chỉ đạo thực hiện thế nào theo Công điện 09/CĐ-TTg 2024?

Việc bảo đảm cung ứng đủ xăng dầu trong dịp Tết Nguyên đán được Chính phủ chỉ đạo thực hiện thế nào theo Công điện 09/CĐ-TTg 2024? (Hình từ Internet)

Những nhiệm vụ đặt ra đối với các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu để bảo đảm cung ứng đủ xăng dầu là gì?

Tại Chỉ thị 01/CT-BCT 2024 Bộ Công thương đã đặt ra những nhiệm vụ, giải pháp đối với các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu trong việc bảo đảm cung ứng xăng dầu như sau:

- Chấp hành đúng quy định của pháp luật về kinh doanh xăng dầu;

- Thực hiện nghiêm túc, đầy đủ tổng nguồn xăng dầu tối thiểu năm 2024 đã được phân giao;

- Chủ động nguồn hàng, thực hiện việc dự trữ xăng dầu theo quy định, bảo đảm cung cấp đầy đủ xăng dầu trong mọi tình huống;

- Tuyệt đối không để gián đoạn nguồn cung xăng dầu trong hệ thống kinh doanh;

- Chú trọng chia sẻ nguồn cung, chia sẻ lợi nhuận trong hệ thống phân phối một cách hợp lý;

- Có cam kết chặt chẽ với các thương nhân sản xuất xăng dầu trong nước, trong đó cần cam kết rõ ràng, chặt chẽ các chế tài xử lý;

- Chịu trách nhiệm cung cấp đầy đủ, kịp thời các số liệu, dữ liệu để làm cơ sở cập nhật chính xác, tính đủ các chi phí kinh doanh xăng dầu, đảm bảo hiệu quả trong công tác điều hành, bình ổn giá mặt hàng xăng dầu, hài hoà lợi ích của Nhà nước, doanh nghiệp và người dân;

- Thực hiện nghiêm quy định về hóa đơn điện tử theo từng lần bán hàng và kết nối dữ liệu với cơ quan thuế tại Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về hóa đơn, chứng từ và các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện 1123/CĐ-TTg 2023, Công điện 1284/CĐ-TTg 2023; Công văn 9075/BCT-TTTN 2023 của Bộ Công Thương.

Có thể thấy, việc bảo đảm cung ứng đủ xăng dầu là nhiệm vụ chung, thống nhất đối với cả cơ quan chức năng và doanh nghiệp để tránh tình trạng thiếu hụt, đứt gãy nguồn cung cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng trong dịp Tết Nguyên đán.

Những yếu tố ảnh hưởng đến nguồn cung xăng dầu hiện nay là gì?

Một số yếu tố quốc tế diễn biến phức tạp, ảnh hưởng đến nguồn cung xăng dầu đặt ra những thách thức trong việc bảo đảm cung ứng đủ xăng dầu cho thị trường trong nước được Chỉ thị 01/CT-BCT 2024 chỉ ra như sau:

- Cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn ngày càng gay gắt;

- Xung đột tại Ucraina, dải Gaza có thể còn kéo dài, nguy cơ xung khu vực Biển Đỏ;

- OPEC+ tiếp tục cắt giảm sản lượng khai thác dầu mỏ;

- Kho dự trữ nhiên liệu của Mỹ giảm;

- Triển vọng kinh tế toàn cầu không chắc chắn.

Như vậy, những diễn biến khó lường của các vấn đề trên đã và đang ảnh hưởng đến giá và nguồn cung xăng dầu cho thị trường thế giới và trong nước.

Cung ứng xăng dầu
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Việc bảo đảm cung ứng đủ xăng dầu trong dịp Tết Nguyên đán được thực hiện thế nào? Các yếu tố ảnh hưởng đến nguồn cung xăng dầu hiện nay?
Pháp luật
Quy hoạch hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 như thế nào?
Pháp luật
Định hướng phát triển hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 như thế nào?
Pháp luật
7 giải pháp thực hiện quy hoạch hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 là gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Cung ứng xăng dầu
220 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Cung ứng xăng dầu
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào
Type: