Trong xử lý vi phạm hành chính nếu thực hiện hành vi vi phạm do sự kiện bất khả kháng thì có bị phạt không?

Thực hiện hành vi vi phạm hành chính do sự kiện bất khả kháng thì người vi phạm có bị xử lý không? Việc bồi thường thiệt hại trong xử lý vi phạm hành chính được quy định thế nào? Câu hỏi của chị Uyên (Hà Nội).

Trong xử lý vi phạm hành chính nếu người vi phạm thực hiện hành vi vi phạm do sự kiện bất khả kháng thì có bị phạt không?

Tại Điều 11 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định như sau:

Những trường hợp không xử phạt vi phạm hành chính
Không xử phạt vi phạm hành chính đối với các trường hợp sau đây:
1. Thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong tình thế cấp thiết;
2. Thực hiện hành vi vi phạm hành chính do phòng vệ chính đáng;
3. Thực hiện hành vi vi phạm hành chính do sự kiện bất ngờ;
4. Thực hiện hành vi vi phạm hành chính do sự kiện bất khả kháng;
5. Người thực hiện hành vi vi phạm hành chính không có năng lực trách nhiệm hành chính; người thực hiện hành vi vi phạm hành chính chưa đủ tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 5 của Luật này.

Như vậy, nếu người vi phạm hành chính thực hiện hành vi do sự kiện bất khả kháng thì sẽ không bị xử lý.

Sự kiện bất khả kháng được quy định tại Điều 156 Bộ luật Dân sự 2015 được hiểu là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.

Trong xử lý vi phạm hành chính nếu thực hiện hành vi vi phạm do sự kiện bất khả kháng thì có bị phạt không?

Trong xử lý vi phạm hành chính nếu thực hiện hành vi vi phạm do sự kiện bất khả kháng thì có bị phạt không? (hình từ Internet)

Những hành vi nào là hành vi cấm trong xử lý vi phạm hành chính?

Tại Điều 12 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 được sửa đổi bởi điểm a và điểm b khoản 5 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 quy định về các hành vi bị nghiêm cấm hành vi nào là hành vi cấm trong xử lý vi phạm hành chính bao gồm các hành vi dưới đây:

Những hành vi bị nghiêm cấm
1. Giữ lại vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm để xử lý vi phạm hành chính.
2. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để sách nhiễu, đòi, nhận tiền, tài sản của người vi phạm; dung túng, bao che, hạn chế quyền của người vi phạm hành chính khi xử phạt vi phạm hành chính hoặc áp dụng biện pháp xử lý hành chính.
3. Ban hành trái thẩm quyền văn bản quy định về hành vi vi phạm hành chính, thẩm quyền, hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với từng hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước và biện pháp xử lý hành chính.
4. Không xử phạt vi phạm hành chính, không áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả hoặc không áp dụng biện pháp xử lý hành chính.
5. Xử phạt vi phạm hành chính, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả hoặc áp dụng các biện pháp xử lý hành chính không kịp thời, không nghiêm minh, không đúng thẩm quyền, thủ tục, đối tượng quy định tại Luật này.
6. Xác định hành vi vi phạm hành chính không đúng; áp dụng hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả không đúng, không đầy đủ đối với hành vi vi phạm hành chính.
7. Can thiệp trái pháp luật vào việc xử lý vi phạm hành chính.
8. Kéo dài thời hạn áp dụng biện pháp xử lý hành chính.
8a. Không theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, tổ chức cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả.
9. Sử dụng tiền thu được từ tiền nộp phạt vi phạm hành chính, tiền nộp do chậm thi hành quyết định xử phạt tiền, tiền bán, thanh lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu và các khoản tiền khác thu được từ xử phạt vi phạm hành chính trái quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
10. Giả mạo, làm sai lệch hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính, hồ sơ áp dụng biện pháp xử lý hành chính.
11. Xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của người bị xử phạt vi phạm hành chính, người bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính, người bị áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính, người bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử lý vi phạm hành chính.
12. Chống đối, trốn tránh, trì hoãn hoặc cản trở chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, quyết định áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính, quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính.

Việc bồi thường thiệt hại trong xử lý vi phạm hành chính được quy định thế nào?

Tại Điều 13 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định như sau:

Bồi thường thiệt hại
1. Người vi phạm hành chính nếu gây ra thiệt hại thì phải bồi thường.
Việc bồi thường thiệt hại được thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự.
2. Người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc xử lý vi phạm hành chính gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Theo đó, nếu người vi phạm hành chính gây ra thiệt hại thì sẽ phải bồi thường. Việc bồi thường thiệt hại được thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự.

Cũng theo quy định này thì người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc xử lý vi phạm hành chính gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Xử lý vi phạm hành chính Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Xử lý vi phạm hành chính
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Từ 21/5/2022, Cảnh sát đường thủy khi đi tuần tra, kiểm soát và phát hiện vi phạm hành chính sẽ giải quyết như thế nào?
Pháp luật
Từ 21/5/2022, người dân nộp phạt vi phạm hành chính qua Cổng Dịch vụ công quốc gia, Cổng Dịch vụ công Bộ Công an sẽ được giải quyết như thế nào?
Pháp luật
Có phải lập biên bản xử lý vi phạm hành chính đối với người dưới 16 tuổi khi vi phạm hành chính không?
Pháp luật
Cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa chất thì bị xử phạt với mức phạt tiền tối đa là bao nhiêu?
Pháp luật
Chuyên viên về quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi tình hình thi hành pháp luật cần có trình độ gì?
Pháp luật
Chuyên viên về quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi tình hình thi hành pháp luật có các công việc chuyên môn nào?
Pháp luật
Chuyên viên cao cấp về quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi tình hình thi hành pháp luật cần có trình độ nào?
Pháp luật
Chuyên viên cao cấp về quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi tình hình thi hành pháp luật có các công việc chuyên môn nào?
Pháp luật
Chuyên viên chính về quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi tình hình thi hành pháp luật là vị trí gì?
Pháp luật
Chuyên viên chính về quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi tình hình thi hành pháp luật có những công việc chuyên môn nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Xử lý vi phạm hành chính
Phạm Thị Xuân Hương Lưu bài viết
2,422 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Xử lý vi phạm hành chính
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào
Type: