Ứng dụng của Công ty A được gọi là nền tảng công nghệ hay là sàn thương mại điện tử? Quy định về sàn giao dịch thương mại điện tử. Chủ thể của hoạt động thương mại điện tử bao gồm những ai?

Công ty A tạo lập ứng dụng (Website/app) nhằm kết nối giữa người mua (là thành viên tạo tài khoản trên ứng dụng web/app của Công ty A) và Bên B. Bên B là đối tác (thể nhân hoặc phát nhân) của công ty A nhằm mục đích hỗ trợ công việc cho đối tác (Bên B) thì ứng dụng của Công ty A được gọi là nền tảng công nghệ hay là sàn thương mại điện tử. Điều kiện của từng trường hợp là gì?

Chủ thể của hoạt động thương mại điện tử theo quy định pháp luật

Căn cứ Điều 24 Nghị định 52/2013/NĐ-CP quy định các chủ thể tham gia hoạt động thương mại điện tử bao gồm:

- Các thương nhân, tổ chức, cá nhân thiết lập website thương mại điện tử để phục vụ hoạt động xúc tiến thương mại, bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ của mình (người sở hữu website thương mại điện tử bán hàng) (được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Nghị định 85/2021/NĐ-CP).

- Các thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ thương mại điện tử (được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Nghị định 85/2021/NĐ-CP).

- Các thương nhân, tổ chức, cá nhân sử dụng website của thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ thương mại điện tử để phục vụ hoạt động xúc tiến thương mại, bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ của mình (người bán).

- Các thương nhân, tổ chức, cá nhân mua hàng hóa hoặc dịch vụ trên website thương mại điện tử bán hàng và website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử (khách hàng).

- Các thương nhân, tổ chức cung cấp hạ tầng kỹ thuật, dịch vụ logistics và các dịch vụ hỗ trợ khác cho hoạt động thương mại điện tử (được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Nghị định 85/2021/NĐ-CP).

- Các thương nhân, tổ chức, cá nhân sử dụng thiết bị điện tử có nối mạng khác để tiến hành hoạt động thương mại.

Sàn giao dịch thương mại điện tử

Sàn giao dịch thương mại điện tử

Trách nhiệm của thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ sàn giao dịch thương mại điện tử

Căn cứ Điều 36 Nghị định 52/2013/NĐ-CP (được bổ sung bởi điểm b khoản 16 Điều 1 Nghị định 85/2021/NĐ-CP) quy định cụ thể:

- Đăng ký thiết lập website cung cấp dịch vụ sàn giao dịch thương mại điện tử theo quy định tại Mục 2 Chương IV Nghị định này và công bố các thông tin về người sở hữu website theo quy định tại Điều 29 Nghị định này trên trang chủ website (được sửa đổi bởi điểm a khoản 16 Điều 1 Nghị định 85/2021/NĐ-CP)

- Xây dựng và công bố công khai trên website quy chế hoạt động của sàn giao dịch thương mại điện tử theo quy định tại Điều 38 Nghị định này; theo dõi và bảo đảm việc thực hiện quy chế đó trên sàn giao dịch thương mại điện tử.

- Yêu cầu người bán trên sàn giao dịch thương mại điện tử cung cấp thông tin theo quy định tại Điều 29 Nghị định này khi đăng ký sử dụng dịch vụ. Với người bán nước ngoài, các tên riêng được phiên âm tiếng Việt hoặc thể hiện bằng ký tự La tinh (được sửa đổi bởi điểm a khoản 16 Điều 1 Nghị định 85/2021/NĐ-CP)

- Có cơ chế kiểm tra, giám sát để đảm bảo việc cung cấp thông tin của người bán trên sàn giao dịch thương mại điện tử được thực hiện chính xác, đầy đủ.

- Lưu trữ thông tin đăng ký của các thương nhân, tổ chức, cá nhân tham gia sàn giao dịch thương mại điện tử và thường xuyên cập nhật những thông tin thay đổi, bổ sung có liên quan.

- Thiết lập cơ chế cho phép thương nhân, tổ chức, cá nhân tham gia sàn giao dịch thương mại điện tử thực hiện được quy trình giao kết hợp đồng theo quy định tại Mục 2 Chương II Nghị định này nếu website có chức năng đặt hàng trực tuyến.

- Áp dụng các biện pháp cần thiết để đảm bảo an toàn thông tin liên quan đến bí mật kinh doanh của thương nhân, tổ chức, cá nhân và thông tin cá nhân của người tiêu dùng.

- Có biện pháp xử lý kịp thời khi phát hiện hoặc nhận được phản ánh về hành vi kinh doanh vi phạm pháp luật trên sàn giao dịch thương mại điện tử (được sửa đổi bởi điểm a khoản 16 Điều 1 Nghị định 85/2021/NĐ-CP)

+ Ngăn chặn và loại bỏ khỏi website những thông tin mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, thuộc ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh theo quy định của pháp luật;

+ Gỡ bỏ thông tin về hàng hóa, dịch vụ vi phạm pháp luật trong vòng 24 giờ kể từ khi nhận được yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;

+ Phối hợp với các chủ thể quyền sở hữu trí tuệ rà soát và gỡ bỏ các sản phẩm xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo quy trình, thủ tục công bố tại Quy chế hoạt động của sàn giao dịch thương mại điện tử;

+ Cảnh cáo hoặc từ chối cung cấp dịch vụ có thời hạn hoặc vĩnh viễn đối với những cá nhân, thương nhân, tổ chức có hành vi kinh doanh vi phạm pháp luật;

+ Các biện pháp khác theo Quy chế hoạt động của sàn giao dịch thương mại điện tử..

- Hỗ trợ cơ quan quản lý nhà nước điều tra, xử lý các hành vi kinh doanh vi phạm pháp luật và giải quyết tranh chấp, khiếu nại (được sửa đổi bởi điểm a khoản 16 Điều 1 Nghị định 85/2021/NĐ-CP)

+ Cung cấp thông tin về đối tượng có dấu hiệu, hành vi vi phạm pháp luật trên sàn giao dịch thương mại điện tử cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền khi phát hiện hoặc nhận được các thông tin nêu trên;

+ Thường xuyên cập nhật từ khóa theo khuyến cáo từ cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền và lọc thông tin theo từ khóa trước khi thông tin về hàng hóa, dịch vụ hiển thị trên website;

+ Tiếp nhận, phản hồi thông tin để giải quyết khiếu nại, phản ánh và tranh chấp liên quan đến sàn giao dịch thương mại điện tử tại Cổng thông tin Quản lý hoạt động thương mại điện tử của Bộ Công Thương tại địa chỉ online.gov.vn.”

- Công bố công khai cơ chế giải quyết các tranh chấp phát sinh trong quá trình giao dịch trên sàn giao dịch thương mại điện tử. Khi khách hàng trên sàn giao dịch thương mại điện tử phát sinh mâu thuẫn với người bán hoặc bị tổn hại lợi ích hợp pháp, phải cung cấp cho khách hàng thông tin về người bán, tích cực hỗ trợ khách hàng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

- Đối với những sàn giao dịch thương mại điện tử có chức năng đặt hàng trực tuyến, ngoài các nghĩa vụ trên, thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ sàn giao dịch thương mại điện tử có trách nhiệm:

+ Chỉ định đầu mối tiếp nhận yêu cầu và cung cấp thông tin trực tuyến cho cơ quan quản lý nhà nước về các đối tượng có dấu hiệu vi phạm pháp luật; đầu mối này sẽ cung cấp thông tin trong vòng 24 giờ kể từ thời điểm tiếp nhận yêu cầu để kịp thời phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm và giải quyết khiếu nại, tố cáo;

+ Đại diện cho người bán nước ngoài trên sàn giao dịch thương mại điện tử giải quyết các khiếu nại của người tiêu dùng liên quan đến hàng hóa, dịch vụ do thương nhân nước ngoài cung cấp và có trách nhiệm thông báo nghĩa vụ thuế của người bán nước ngoài khi tham gia sàn giao dịch thương mại điện tử theo quy định của pháp luật Việt Nam;

+ Là đầu mối tiếp nhận và giải quyết các khiếu nại của người tiêu dùng trong trường hợp một giao dịch thực hiện trên sàn giao dịch thương mại điện tử có nhiều hơn 02 bên tham gia;

+ Lưu trữ thông tin về các giao dịch đặt hàng được thực hiện trên sàn giao dịch thương mại điện tử theo quy định của pháp luật về kế toán;

+ Liên đới bồi thường thiệt hại trong trường hợp vi phạm nghĩa vụ quy định tại các khoản 8, khoản 9 Điều này mà gây thiệt hại.

Ứng dụng của Công ty A được gọi là nền tảng công nghệ hay là sàn thương mại điện tử?

Các quy định hiện hành không ghi nhận quy định về khái niệm nền tảng công nghệ. Qua tìm hiểu, nền tảng công nghệ (technology platform) là nhóm các công nghệ được sử dụng nhằm mục đích phát triển các quy trình, công nghệ khác.

Căn cứ quy định tại khoản 8 và khoản 9 Điều 3 Nghị định 52/2013/NĐ-CP ghi nhận hướng dẫn như sau:

“Điều 3. Giải thích từ ngữ

[...]

8. Website thương mại điện tử (dưới đây gọi tắt là website) là trang thông tin điện tử được thiết lập để phục vụ một phần hoặc toàn bộ quy trình của hoạt động mua bán hàng hóa hay cung ứng dịch vụ, từ trưng bày giới thiệu hàng hóa, dịch vụ đến giao kết hợp đồng, cung ứng dịch vụ, thanh toán và dịch vụ sau bán hàng.

9. Sàn giao dịch thương mại điện tử là website thương mại điện tử cho phép các thương nhân, tổ chức, cá nhân không phải chủ sở hữu website có thể tiến hành một phần hoặc toàn bộ quy trình mua bán hàng hóa, dịch vụ trên đó.

Sàn giao dịch thương mại điện tử trong Nghị định này không bao gồm các website giao dịch chứng khoán trực tuyến.

[...]”.

Theo đó, từ căn cứ trên, đối với trường hợp website cho phép các thương nhân, tổ chức, cá nhân không phải chủ sở hữu web có thể tiến hành một phần hoặc toàn bộ quy trình mua bán hàng hóa, dịch vụ trên đó thì được xác định là sàn giao dịch thương mại điện tử. Do đó, đối với trường hợp Chị trao đổi, công ty A tạo lập website và cho phép đối tác B tiến hành việc mua bán hàng hóa, dịch vụ trên website thì được xác định là sàn giao dịch thương mại điện tử theo quy định.

Thương mại điện tử
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Chức năng đặt hàng trực tuyến là gì? Cơ chế rà soát và xác nhận nội dung hợp đồng sử dụng chức năng này qua ứng dụng phải điều kiện nào?
Pháp luật
Chủ sở hữu sàn thương mại điện tử phải cung cấp doanh thu bán hàng thông qua chức năng đặt hàng trực tuyến của sàn của cá nhân kinh doanh trên sàn đúng không?
Pháp luật
Hoạt động kinh doanh thương mại điện tử của nhà cung cấp ở nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam phải dùng đồng tiền khai thuế nào?
Pháp luật
Thương nhân thiết lập website là chủ thể tham gia hoạt động thương mại điện tử trong trường hợp nào?
Cá nhân thực hiện việc phản ánh trực tuyến trên Cổng thông tin Quản lý hoạt động thương mại điện tử phải cung cấp các thông tin nào?
Cá nhân thực hiện việc phản ánh trực tuyến trên Cổng thông tin Quản lý hoạt động thương mại điện tử phải cung cấp các thông tin nào?
Pháp luật
Website thương mại điện tử bị đưa vào danh sách website thương mại điện tử bị phản ánh về việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật khi nào?
Pháp luật
Tổ chức cung cấp dịch vụ sàn giao dịch thương mại điện tử phải gỡ bỏ thông tin về hàng hóa, dịch vụ vi phạm pháp luật trong thời gian bao lâu?
Pháp luật
Tổ chức cung cấp dịch vụ sàn giao dịch thương mại điện tử có phải lọc thông tin theo từ khóa trước khi thông tin về hàng hóa, dịch vụ hiển thị trên website không?
Pháp luật
Bộ Công Thương công bố nhóm 05 doanh nghiệp dẫn đầu thị trường trong lĩnh vực thương mại điện tử khi nào?
Pháp luật
Tổ chức cung cấp dịch vụ trung gian thanh toán cho website thương mại điện tử phải báo cáo số liệu thống kê về tình hình cung cấp dịch vụ khi nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Thương mại điện tử
Nguyễn Anh Hương Thảo Lưu bài viết
2,649 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Thương mại điện tử
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào
Type: