Vay tiền của các công ty tài chính không trả có phạm tội lừa đảo không? Phạm tội lừa đảo bị xử lý như thế nào?

Năm 2020 mình có vay bên ngân hàng X số tiền là 25 triệu. Đóng mỗi tháng là 1,5 triệu, mình đóng đã được 24 tháng, tính cũng hơn 30 triệu. Bây giờ vì khó khăn nên mình bị đóng trễ 2 tháng. Mà bên ngân hàng X họ cứ gọi điện thoại và nhắn tin nói đã tố cáo mình với Công an hình sự truy nã mình, đòi bắt tạm giam, gọi mình là "đối tượng" lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Cho mình hỏi trường hợp mình có phạm tội lừa đảo không? Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản sẽ bị xử lý như thế nào? Trường hợp tôi không phạm tội lừa đảo thì hành vi trả nợ chậm sẽ bị xử lý như thế nào mới đúng luật?

Vay tiền của các công ty tài chính không trả có phạm tội lừa đảo không?

Căn cứ theo quy định tại Điều 463 Bộ luật Dân sự 2015 về hợp đồng vay tài sản như sau:

Điều 463. Hợp đồng vay tài sản
Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.

Nghĩa vụ trả nợ của bên vay theo Điều 466 Bộ luật Dân sự 2015 thì bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Như vậy, giữa bạn và ngân hàng X tồn tại mối quan hệ vay mượn, việc bạn không tiếp tục thanh toán tiền cho Công ty đã vi phạm thỏa thuận trong hợp đồng vay tiền và tranh chấp này là tranh chấp dân sự. Khi đó, Công ty có quyền phạt vi phạm về việc chậm thanh toán hoặc gửi đơn khởi kiện đến Tòa án nhân dân cấp huyện nơi bạn cư trú để đòi nợ.

Việc bạn có phạm Tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản hay không thì cần phải xét trên nhiều yếu tố.

Vay tiền của các công ty tài chính không trả có phạm tội lừa đảo không?

Vay tiền của các công ty tài chính không trả có phạm tội lừa đảo không?

Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản sẽ bị xử lý như thế nào?

Căn cứ Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về Tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản như sau:

Điều 174. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; tài sản là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
d) Tái phạm nguy hiểm;
đ) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
e) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
g) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
b) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này;
c) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
b) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này;
c) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Căn cứ quy định trên đối chiếu với thông tin mà bạn cung cấp thì có thể thấy hành vi của bạn không cấu thành Tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Ở đây, việc bạn chậm trả tiền hàng tháng là do khó khăn của cá nhân, không phải là một thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tiền của ngân hàng X. Việc phía ngân hàng X họ gọi điện thoại và nhắn tin nói đã tố cáo mình với Công an hình sự truy nã bạn, đòi bắt tạm giam, gọi bạn là "đối tượng" lừa đảo chiếm đoạt tài sản là chưa đủ căn cứ.

Vay tiền ngân hàng mà không trả nợ đúng hạn sẽ bị xử lý như thế nào?

- Việc khách hàng không trả hoặc trả không đầy đủ nợ gốc và/hoặc lãi tiền vay khi đã đến hạn thanh toán thì theo quy định tại khoản 4 Điều 13 Thông tư 39/2016/TT-NHNN thì khách hàng phải trả lãi tiền vay như sau:

4. Khi đến hạn thanh toán mà khách hàng không trả hoặc trả không đầy đủ nợ gốc và/hoặc lãi tiền vay theo thỏa thuận, thì khách hàng phải trả lãi tiền vay như sau:
a) Lãi trên nợ gốc theo lãi suất cho vay đã thỏa thuận tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả;
b) Trường hợp khách hàng không trả đúng hạn tiền lãi theo quy định tại điểm a khoản này, thì phải trả lãi chậm trả theo mức lãi suất do tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận nhưng không vượt quá 10%/năm tính trên số dư lãi chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả;
c) Trường hợp khoản nợ vay bị chuyển nợ quá hạn, thì khách hàng phải trả lãi trên dư nợ gốc bị quá hạn tương ứng với thời gian chậm trả, lãi suất áp dụng không vượt quá 150% lãi suất cho vay trong hạn tại thời điểm chuyển nợ quá hạn.

- Ngoài ra sẽ bị công ty tài chính gọi điện đôn đốc đòi nợ theo quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 7 Thông tư 43/2016/TT-NHNN (Sửa đổi bởi khoản 7 Điều 1 Thông tư 18/2019/TT-NHNN).

- Theo quy định tại Điều 12 Nghị quyết 01/2019/NQ-HĐTP hướng dẫn việc xử lý việc không trả nợ đúng hạn trong hợp đồng vay tài sản khi bị kiện ra Tòa án như sau:

Điều 12. Xử lý việc không trả nợ đúng hạn trong hợp đồng vay tài sản
1. Hợp đồng vay tài sản có thỏa thuận xử lý đối với hành vi không trả nợ đúng hạn của bên vay thì Tòa án xem xét, quyết định theo nguyên tắc chỉ xử lý một lần đối với mỗi hành vi không trả nợ đúng hạn.
2. Hợp đồng vay tài sản vừa có thỏa thuận phạt vi phạm, vừa có thỏa thuận lãi trên nợ gốc quá hạn hoặc hình thức khác áp dụng đối với hành vi không trả nợ đúng hạn của bên vay thì Tòa án căn cứ quy định tương ứng của Bộ luật Dân sự, Luật Các tổ chức tín dụng và văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết, hướng dẫn áp dụng Bộ luật Dân sự, Luật Các tổ chức tín dụng tại thời điểm xác lập hợp đồng, thời điểm tính lãi suất để xem xét, quyết định xử lý đối với hành vi không trả nợ đúng hạn theo nguyên tắc hướng dẫn tại khoản 1 Điều này.
Tội lừa đảo
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Vay tiền của các công ty tài chính không trả có phạm tội lừa đảo không? Phạm tội lừa đảo bị xử lý như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tội lừa đảo
20,343 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tội lừa đảo
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào
Type: