Việc đào đường đô thị phục vụ xây dựng, lắp đặt các công trình ngầm phải tuân thủ các quy định nào?

Đường đô thị được bảo trì như thế nào? Việc đào đường đô thị phục vụ xây dựng, lắp đặt các công trình ngầm phải tuân thủ các quy định nào? Hành vi nào bị cấm đối với hoạt động xây dựng, quản lý, khai thác sử dụng đường đô thị? Mong nhận được câu trả lời sớm nhất. Xin cảm ơn! Trên đây là một vài thắc mắc của bạn Thanh Hoa - Long An.

Việc đào đường đô thị phục vụ xây dựng, lắp đặt các công trình ngầm phải tuân thủ các quy định nào?

Tại tiểu mục 3 Mục IV Phần 2 Thông tư 04/2008/TT-BXD quy định như sau:

QUẢN LÝ VÀ KHAI THÁC SỬ DỤNG ĐƯỜNG ĐÔ THỊ
...
3. Việc đào đường đô thị phục vụ xây dựng, lắp đặt các công trình ngầm phải tuân thủ các quy định sau:
a) Tổ chức, cá nhân có nhu cầu đào đường đô thị phải xin phép cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
b) Việc xây dựng các công trình ngầm dưới đường đô thị phải tuân thủ đúng quy hoạch, dự án thiết kế đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và giấy phép của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
c) Khi xây dựng đường đô thị, phải xây dựng đồng bộ các công trình hạ tầng kỹ thuật khác như thông tin liên lạc, cấp nước, thoát nước, cấp ga, cấp điện ... theo quy hoạch xây dựng, quy hoạch chuyên ngành (nếu có) đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt để tránh đào lên, lấp xuống nhiều lần.
d) Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ, cấp giấy phép đào đường đô thị cho tổ chức, cá nhân có hồ sơ hợp lệ. Nếu từ chối cấp giấy phép , cơ quan này phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
e) Khi cấp phép đào đường đô thị, cơ quan cấp phép phải thông báo cho chính quyền địa phương nơi sẽ xây dựng để giám sát thực hiện.
f) Công tác xây dựng các công trình ngầm dưới đường đô thị phải bảo đảm an toàn cho công trình, cho công trình liền kề, bảo đảm an toàn và sự hoạt động bình thường của giao thông đô thị; bảo đảm vệ sinh, môi trường đô thị.
g) Chủ đầu tư công trình phải bảo đảm thực hiện đúng thời hạn và bảo đảm chất lượng về việc hoàn trả lại đoạn đường đã đào.

Theo đó, việc đào đường đô thị phục vụ xây dựng, lắp đặt các công trình ngầm phải tuân thủ các quy định nêu trên.

Đường đô thị được bảo trì như thế nào?

Theo Mục III Phần 2 Thông tư 04/2008/TT-BXD quy định cụ thể:

- Đường đô thị sau khi được nghiệm thu đưa vào sử dụng phải được bảo trì để khai thác lâu dài. Thời hạn bảo trì công trình được tính từ ngày nghiệm thu công trình đường đưa vào sử dụng đến khi hết thời hạn sử dụng.

- Nội dung bảo trì đường đô thị được thực hiện theo quy trình bảo trì.

- Đối với công trình đang khai thác, sử dụng, tùy theo quy mô, đặc điểm của công trình đường đô thị, cơ quan quản lý tự tiến hành hoặc thuê tổ chức tư vấn có đủ điều kiện năng lực lập quy trình bảo trì. Đối với công trình đường đô thị thiết kế mới, nhà thầu thiết kế tiến hành lập quy trình bảo trì trên cơ sở các tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành có liên quan.

- Công tác bảo trì đường đô thị phải bảo đảm cao độ theo quy hoạch, cao độ hiện trạng tránh làm ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thống thoát nước, của dân cư và các công trình xây dựng hai bên đường đô thị.

- Chủ sở hữu, người được giao quản lý hè đường đô thị có trách nhiệm đối với công tác bảo trì như sau:

+ Tổ chức thực hiện bảo trì công trình đường đô thị theo quy trình bảo trì.

+ Chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc chất lượng công trình đường đô thị bị xuống cấp do không thực hiện quy trình bảo trì theo quy định.

Đường đô thị

Đường đô thị (Hình từ Internet)

Hành vi nào bị cấm đối với hoạt động xây dựng, quản lý, khai thác sử dụng đường đô thị?

Tại Mục IV Phần 1 Thông tư 04/2008/TT-BXD, được bổ sung bởi Điều 4 Thông tư 16/2009/TT-BXD quy định cụ thể:

- Thiết kế, xây dựng đường đô thị không tuân thủ quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Tự ý xây dựng, đào bới đường đô thị.

- Tự ý mở đường nhánh hoặc đấu nối trái phép vào đường chính.

- Sử dụng đường đô thị để họp chợ, kinh doanh dịch vụ ăn uống, bày hàng hoá, vật liệu.

- Đổ rác, phế thải và các hành vi gây mất vệ sinh môi trường đường đô thị.

- Lắp đặt, xây dựng bục, bệ dắt xe, bậc tam cấp vào nhà và công trình bên đường gây ảnh hưởng đến hoạt động của phương tiện giao thông và người đi bộ; gây mất mỹ quan đô thị.

- Lắp đặt, xây dựng các công trình, biển quảng cáo, trang trí, đường dây trái phép, ảnh hưởng đến kết cấu đường đô thị, ảnh hưởng đến an toàn giao thông đô thị và gây mất mỹ quan đô thị.

- Xây dựng các công trình trái phép vi phạm chỉ giới đường đỏ, hành lang an toàn của đường đô thị.

- Trông, giữ xe đạp, xe máy, xe ô tô và các phương tiện cơ giới khác trên hè phố, lòng đường không có giấy phép; để xe đạp, xe máy, đỗ ô tô không đúng nơi quy định.

- Các hành vi vi phạm các quy định cấm đối với hoạt động xây dựng, quản lý, khai thác sử dụng đường đô thị sẽ bị xử lý theo các quy định tại Nghị định 23/2009/NĐ-CP.

Tuy nhiên hiện nay Nghị định này đã hết hiệu lực và được thay thế bằng Nghị định 16/2022/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính về xây dựng.

Công trình ngầm đô thị Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Công trình ngầm đô thị
Đường đô thị
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Không gian xây dựng ngầm đô thị là gì? Không gian xây dựng ngầm đô thị do ai thống nhất quản lý?
Pháp luật
Quản lý không gian xây dựng ngầm đô thị gồm những việc nào? Cơ quan nào thống nhất quản lý không gian xây dựng ngầm đô thị?
Pháp luật
Công trình đầu mối kỹ thuật ngầm là gì? Công trình đầu mối kỹ thuật ngầm có được khuyến khích đầu tư xây dựng không?
Pháp luật
Công trình đường dây ngầm là gì? Trước khi thi công xây dựng công trình đường dây ngầm, chủ đầu tư cần làm gì?
Pháp luật
Hào kỹ thuật là gì? Trước khi thi công xây dựng công trình hào kỹ thuật ngầm, chủ đầu tư cần làm gì?
Pháp luật
Công trình ngầm đô thị là gì? Những loại công trình ngầm đô thị nào được khuyến khích đầu tư xây dựng?
Pháp luật
Công trình đường ống ngầm là gì? Công trình đường ống ngầm cần đáp ứng yêu cầu gì đối với khảo sát và thiết kế xây dựng?
Pháp luật
Tuy nen kỹ thuật là gì? Ai có trách nhiệm ban hành quy định về sử dụng chung hệ thống tuy nen kỹ thuật trên địa bàn?
Pháp luật
Đường đô thị được chia làm bao nhiêu nhóm chức năng? Khi thiết kế đường đô thị cần phải đảm bảo những yêu cầu chung nào?
Pháp luật
Lòng đường đô thị được hiểu như thế nào? Sử dụng lòng đường đô thị làm nơi để xe phải bảo đảm các yêu cầu nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Công trình ngầm đô thị
Nguyễn Anh Hương Thảo Lưu bài viết
1,603 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Công trình ngầm đô thị Đường đô thị
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào
Type: